Tổng quan về mô hình kinh doanh B2C

Hiện nay mô hình kinh doanh B2C đang ngày càng phủ sóng rộng khắp nơi và gây sức hút lớn bởi vì mô hình kinh doanh B2C đang đem lại nhiều lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, B2C còn góp phần phát triển thị trường và tiết kiệm chi phí hơn các mô hình truyền thống khác. Vậy mô hình kinh doanh B2C là gì? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

mo hinh kinh doanh b2c scaled

Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C là viết tắt của tên tiếng anh Business to Consumer, hay còn gọi là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Giống với ý nghĩa tên của nó, B2C được định nghĩa là mô hình đề cập về quá trình bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng (người cuối cùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp). 

Đa số những công ty đang bán trực tiếp sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng cũng có thể được gọi là các doanh nghiệp B2C.

Phân loại mô hình kinh doanh B2C

Xã hội càng phát triển, nền kinh tế cũng đổi mới liên tục. Vì vậy, các mô hình kinh doanh cũng phải chuyển mình để thích nghi với bối cảnh kinh tế thị trường. Trong đó, mô hình kinh doanh B2C chiếm thị phần trong thị trường kinh doanh nhiều nhất hiện nay. Nó đóng vai trò quan trọng trong khâu mua bán sản phẩm của doanh nghiệp.

Các công ty lựa chọn B2C làm mô hình cốt lõi để phát triển cần phải duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng của mình. Cùng với mô hình B2C truyền thống thì hiện nay, mô hình thương mại điện tử B2C đang chiếm lĩnh ưu thế vô cùng lớn trên thị trường. Mô hình này giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng lợi nhuận đáng kể. Tổng quan hơn, hiện có 5 loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất.

Bán hàng trực tiếp

Trong B2C, bán hàng trực tiếp được coi là mô hình được sử dụng phổ biến nhất. Đặc biệt là với doanh nghiệp có tập khách hàng mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến.

Mô hình bán hàng trực tiếp này là các nhà sản xuất hay doanh nghiệp nhỏ. Thậm chí đó còn là các gian hàng trực tuyến hay những cửa hàng bách hóa tổng hợp. Sản phẩm của họ sẽ đến từ các nhà sản xuất khác nhau.

Trong mô hình kinh doanh B2C truyền thống hay thương mại điện tử, bán hàng trực tiếp luôn được ứng dụng nhiều và có một vị trí ưu ái trong lòng các doanh nghiệp.

Trung gian trực tuyến

Đối với mô hình trung gian trực tuyến, họ là những cá nhân hay doanh nghiệp đóng vai trò kết nối người mua và người bán. Trung gian trực tuyến hiện nay cũng trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào mô hình kinh doanh của mình.

b2c trung gian truc tuyen scaled

Nhắc đến nhà trung gian nổi tiếng, không thể không kể đến những như sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Những doanh nghiệp này đều không trực tiếp sở hữu sản phẩm mà chỉ là người đứng giữa. Họ tạo không gian trao đổi, mua bán giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp.

Mô hình B2C thông qua quảng cáo

Đối với mô hình B2C thông qua quảng cáo, doanh nghiệp sẽ sản xuất nội dung hấp dẫn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Mục đích của việc này là thu hút lượng truy cập của khách hàng đến với website thông qua các bài viết.

Khi lưu lượng truy cập website tăng cao, doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ quảng cáo cho bên thứ 3. Nó thường diễn ra qua hình thức cho phép họ treo banner, logo,… trên website.

Trang trung gian này cũng giúp tăng độ phủ thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, rất nhiều công ty đã gia tăng doanh thu đáng kể nhờ việc áp dụng mô hình kinh doanh B2C.

Mô hình B2C dựa trên cộng đồng

Xây dựng và phát triển cộng đồng trên nền tảng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Các đơn vị kinh doanh đang đẩy mạnh chăm sóc, bán hàng và tư vấn cho khách hàng. Đồng thời họ luôn mong muốn tăng khả năng tiếp cận với người tiêu dùng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram,… Nó giúp tổ chức dễ dàng triển khai các chiến dịch Marketing và quảng cáo trực tiếp tới người tiêu dùng.

Điểm đặc biệt của mô hình B2C nằm ở việc giúp doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Marketing và truyền thông dựa trên từng vị trí địa lý hay nhân khẩu học của khách hàng. Điều này gia tăng hiệu quả khi triển khai chiến dịch của doanh nghiệp.

Mô hình B2C qua tính phí

Với mô hình kinh doanh B2C qua tính phí, các doanh nghiệp này sẽ hoạt động dựa trên việc yêu cầu khách hàng trả trước khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Mô hình này phát triển ngày càng rộng khắp các nước trên thế giới. Đó thường là những ứng dụng hay trang web trong lĩnh vực giải trí.

Các thương hiệu điển hình nhất áp dụng mô hình B2C tính phí này là những tên tuổi vô cùng nổi danh trong khoảng thời gian gần đây là Netflix, Spotify, FPT Play,…. Những ứng dụng, trang web này sẽ yêu cầu người dùng trả phí để xem các nội dung trên nền tảng của mình.

Đa phần, những trang web trên có cung cấp một vài nội dung miễn phí. Thế nhưng nó sẽ tạo ra giới hạn về thời gian hay tính năng sử dụng. Nếu khách hàng muốn có khoảng thời gian ổn định và không bị ngắt quãng khi tận hưởng dịch vụ, hãy trả phí để được trải nghiệm tốt nhất.

Lợi thế của mô hình kinh doanh B2C là gì?

Tiết kiệm chi phí

Khi áp dụng mô hình kinh doanh B2C, đặc biệt là qua hình thức trực tuyến và thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm nhiều chi phí liên quan tới tới cơ sở hạ tầng, chi phí điện nước,…. Nhờ vậy, công ty có thể cắt giảm được những phần chi phí dư thừa, tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn.

tiet kiem chi phi cho doanh nghiep scaled

Ngoài ra, khi kinh doanh B2C, doanh nghiệp dễ dàng quản lý đơn, xử lý tồn kho, hàng hoàn. Thêm vào đó, việc quản lý thông tin khách hàng, số lượng nhân sự và doanh số bán hàng theo ngày qua các phần mềm quản lý cũng thuận tiện hơn.

Nhờ vậy, chi phí được giảm thiểu đáng kể, năng suất công việc tăng, doanh thu tăng trưởng vững mạnh.

Trao đổi và chăm sóc khách hàng một cách dễ dàng

Với mô hình kinh doanh B2C, doanh nghiệp tiếp cận và trao đổi trực tiếp với khách hàng. B2C sử dụng những chiến dịch Re-Marketing hay chăm sóc khách hàng qua tin nhắn SMS, Email Marketing,…

Mặt khác, khách hàng dễ dàng trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp qua website, Fanpage Facebook, Email hay liên hệ trực tiếp qua Hotline. Các doanh nghiệp thành công hiện nay đưa ra nhiều hình thức liên hệ cho khách hàng.

Phổ biến nhất, họ thường thông qua website để giữ chân khách hàng, tăng trải nghiệm tốt trước và sau khi mua. Giao diện website thân thiện với người tiêu dùng giúp họ cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi liên hệ mua hàng.

Bởi vậy, hãy chăm sóc khách hàng thật chu đáo, quan tâm đến nhu cầu của họ. Cùng với đó, doanh nghiệp nên ghi nhận những phản hồi tích cực, tiêu cực từ người mua để nâng cao chất lượng. Điều này cũng khiến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Tăng trưởng và quản trị kinh doanh tốt hơn

Mô hình B2C sẽ giúp quản lý doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh thông qua các kênh thương mại điện tử. Ngày nay, việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử vẫn luôn là xu hướng của thị trường.

Thực tế đã cho thấy nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đáng kể nguồn doanh thu của mình nhờ việc đăng tải sản phẩm của mình qua kênh thương mại điện tử. Ngoài ra, mô hình thương mại điện tử B2C còn giúp nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Nó giảm tải những vấn đề về thông tin khách hàng, quy trình vận đơn, cập nhật trạng thái đơn hàng theo thời gian thực. Nhờ vậy, nó giúp thương hiệu gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Mở rộng phạm vi tiếp cận

Khi áp dụng mô hình kinh doanh B2C, doanh nghiệp sẽ tiếp cận rộng hơn đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là đến gần hơn với tệp khách hàng tiềm năng.

Tuy rằng mô hình B2C truyền thống cũng tiếp cận rất tốt với người tiêu dùng, nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế. Điển hình như doanh nghiệp khó nắm bắt thông tin về mặt địa lý hay nhân khẩu học của khách hàng.

Mô hình kinh doanh B2C lại đưa ra một hướng đi mới. Nó giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội, mở rộng phạm vi tiếp cận tới khách hàng qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm,….

Việc phủ rộng tất cả các nền tảng của mô hình B2C trong thời đại công nghệ số đã giúp rất nhiều doanh tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, chiến dịch Marketing Online cũng đạt hiệu quả cao giúp tăng trưởng doanh thu một cách vượt trội.

Chu kỳ bán sản phẩm ngắn

Đối với mô hình B2C, chu kỳ bán sản phẩm sẽ ngắn hơn so với mô hình B2B. Doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian vì họ có thể mua tại bất kỳ vị trí, thời gian nào trong ngày.

Hiện nay, đối với việc mua sắm qua các cửa hàng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng càng dễ dàng lựa chọn và mua sản phẩm 24/7. Họ không cần tốn thời gian ra cửa hàng hay di chuyển quá xa. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả bán hàng và gia tăng doanh thu đáng kể trong ngày.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 16, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *