Mô hình kinh doanh có thực sự quan trọng ?

Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng kể cả đối với những người dày dặn kinh nghiệm nhất. Nắm bắt thông tin thị trường, tâm lý khách hàng, đối thủ cạnh tranh là điều cực kỳ quan trọng. Nhưng việc nắm bắt được sản phẩm, dịch vụ và hướng phát triển đối với sản phẩm dịch vụ của mình cũng quan trọng không kém. Hiểu rõ được những thông tin này sẽ giúp việc nhất quán trong phát triển doanh nghiệp và hữu ích khi kêu gọi đầu tư.

Cùng Open End tìm hiểu về mô hình kinh doanh qua bài viết dưới đây để rút ra được câu trả lời cho câu hỏi “mô hình kinh doanh có thât sự quan trọng ?” nhé.

MÔ HÌNH KINH DOANH LÀ GÌ ?

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh (Bussiness Model) hiểu đơn giản nó chính là mô tả về cách doanh nghiệp kiếm được tiền. Nó xác định các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán, thị trường mục tiêu doanh nghiệp sẽ hướng tới và dự trù các chi phí liên quan. Mô hình kinh doanh là tất cả những hướng đi của chủ doanh nghiệp đề ra để phát triển theo nó ví dụ như: khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, tài nguyên chính, luồng doanh thu,… Từ đó để mọi thành viên trong công ty sẽ cùng chung một suy nghĩ, mục đích và chung một hành động để đưa công ty ngày một lớn mạnh hơn rất nhiều.

THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có cách tiếp cận cơ bản để tiếp thị và làm thế nào để tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng, nhân viên và thậm chí là đối tác. Đây là lý do tại sao các mô hình kinh doanh thường bao gồm thông tin về khách hàng mục tiêu, thị trường, sức mạnh và thách thức của tổ chức, các yếu tố thiết yếu của sản phẩm và cách thức bán sản phẩm. Mô hình kinh doanh là cách nhanh nhất để nắm bắt và truyền đạt các yếu tố này trong một công ty.

Dưới đây là danh sách chi tiết các thành phần được tìm thấy trong hầu hết các mô hình kinh doanh:

Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng: Xác định các phân khúc khách hàng nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới là xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức khác nhau mà doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).

Giải pháp giá trị

Mô hình kinh doanh

Giải pháp giá trị: mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

Các kênh phân phối

Các kênh phân phối: mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…) 

Kênh chăm sóc

Kênh chăm sóc: mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới.

Dòng doanh thu

Dòng doanh thu: thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng doanh thu chính là ô mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.

Nguồn lực chính

Nguồn lực chính: mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng … bạn cần phải có những nguồn lực nhất định và nếu không có nguồn lực này thì bạn không thể kinh doanh được. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

Các hoạt động chính

Hoạt động chính: mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Một cách trừu tượng, là các hành động sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt và qua đó thu được lợi nhuận. Ví dụ đối với công ty như Facebook, hoạt động chính sẽ là phát triển nền tảng và xây dựng trung tâm dữ liệu. Đối với công ty tư vấn luật, key activities là việc nghiên cứu văn bản luật và tư vấn pháp luật. 

Các đối tác chính

Các đối tác chính: mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. Có thể là một trong bốn loại sau : đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty. 

Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí: mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Một số mô hình kinh doanh chú trọng vào giá rất nhiều (như mô hình kinh doanh vé máy bay giá rẻ của Jetstar), một số khác chú trọng tạo dựng giá trị cho người mua (ví dụ như các khách sạn 4-5 sao)… Đây cũng là nơi nhà đầu tư bỏ tiền vào.

Tùy thuộc vào sự trưởng thành của công ty và sản phẩm cung cấp, mô hình kinh doanh thực tế được tạo ra có thể không quá phức tạp hoặc giải quyết chi tiết từng thành phần. Mục tiêu là đưa ra một tầm nhìn chiến lược và mạnh mẽ, đánh giá khách quan những gì có thể và những thách thức nào sẽ phải đối mặt trong một hình thức tóm tắt.

Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH

Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Bởi nó xác định được vị trí của công ty trên thị trường và vạch ra những việc phải thực hiện để đạt được điều đó. Nó được ví như là kim chỉ nam của Doanh nghiệp và nó định hướng được sự thành công cho công ty trong tương lai.

Mô hình kinh doanh

Việc triển khai và thực hiện một mô hình kinh doanh nào đó cũng buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ sâu sắc và quyết định khó khăn. Một công ty mới thành lập thì việc đầu tiên là phải tạo ra mô hình kinh doanh riêng cho doanh nghiệp của họ, nhất là những công ty chuẩn bị tiến vào thị trường mới. Nó rất hữu ích để đánh giá tiềm năng của một dòng sản phẩm mới hoặc chiến lược liên doanh và làm thế nào để nó có giá trị ở thị trường hiện tại.

Một mô hình kinh doanh vững chắc làm các công ty và thương hiệu phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đang làm việc, thời gian và tài nguyên họ tiêu thụ. Xây dựng mô hình kinh doanh cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo suy nghĩ từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là hiểu rõ hơn về những gì quan trọng đối với khách hàng và làm thế nào để cung cấp tốt nhất giá trị thực cho họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *