Tái cấu trúc – quá trình thay máu mà không phải doanh nghiệp nào cũng thành công

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình bắt buộc mà nhiều công ty phải thực hiện khi đến một giai đoạn phát triển nào đó. Nhu cầu tái cấu trúc tại các doanh nghiệp thường xuất phát từ:

  • Sự phát triển nhanh chóng quy mô công ty về mặt nguồn lực;
  • Sự mở rộng phạm vi hoạt động, văn phòng đại diện trong và ngoài nước;
  • Sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh;
  • Sự trì trệ, chậm phát triển trong kinh doanh và ảnh hưởng của thị trường;
  • Xây dựng và phát triển uy tín, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh…

Tái cấu trúc

Tất cả sự thay đổi, phát triển của một doanh nghiệp, hay sự xuất hiện của một nhân tố mới trong môi trường kinh doanh đều dẫn đến một sự không tương thích giữa cơ chế quản lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, muốn trường tồn trong môi trường tự do cạnh tranh như hiện nay doanh nghiệp phải luôn vận động phát triển về mọi mặt. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong cơ chế quản lý ở các cấp với nhiều mức độ khác nhau.

Tái cấu trúc có thể coi như là một quá trình thay máu mà không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Cùng Open End tìm hiểu những nguyên nhân thất bại khi doanh nghiệp tái cấu trúc qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp chưa có tầm nhìn và chiến lược dài hạn

Đa số các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu tổ chức để giải quyết một số vấn đề trước mắt như cắt giảm chi phí hay bố trí lại phòng ban mà chưa xác định rõ chiến lược dài hạn. Doanh nghiệp hường cắt giảm nhân sự hoặc sáp nhập một số bộ phận, phòng ban. Cách thức này thường không mang lại hiệu quả, thậm chí còn phát sinh các vấn đề mới cho doanh nghiệp như tâm lý căng thẳng, bất bình về vị trí công tác mới do nhân viên phải gánh thêm trách nhiệm, làm thêm việc, mà lương vẫn giữ nguyên hay có khi bị cắt giảm. Tái cơ cấu tổ chức phải được gắn liền với chiến lược của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không xây dựng được chiến lược rõ ràng, hoạt động tái cơ cấu sẽ bị mất phương hướng và không giải quyết được tận gốc vấn đề hiệu quả hoạt động. 

Chưa có kế hoạch thực hiện tổng thể

Hầu hết các dự án tái cơ cấu đều mang tính dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị về mọi mặt: thời gian, tài chính, nguồn nhân lực. Trong khi đó, các doanh nghiệp thường nóng vội, mong muốn có những thay đổi nhanh chóng để tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp thường chưa quan tâm xây dựng kế hoạch tổng thể và xác định theo lộ trình, mà chỉ tiến hành giải quyết các vấn đề trước mắt. Do vậy, các hoạt động tái cơ cấu thường bị ngắt quãng, “bình mới rượu cũ”, chỉ thay đổi được phần “cứng”, chưa thay đổi được phần “mềm”, không mang lại hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

Tái cấu trúc

Doanh nghiệp quá phụ thuộc vào tư vấn

Tái cơ cấu thường cần sự hỗ trợ từ bên ngoài của các chuyên gia tư vấn. Tuy vậy, tư vấn chỉ có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra vấn để cốt lõi và đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí, còn doanh nghiệp phải giữ vai trò chính trong việc tổ chức thực hiện và xây dựng năng lực tổ chức. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi thuê tư vấn lại muốn khoán trắng, đòi hỏi những giải pháp hoàn hảo, thời gian ngắn, hiệu quả ngay. Những kỳ vọng đó sẽ bị sụp đổ bởi không có sự thay đổi trong phần “mềm” thì sẽ không thay đổi được năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Doanh nghiệp chưa có công cụ kiểm soát và đánh giá hiệu quả

Tái cơ cấu tổ chức là một dự án lớn, do vậy cần có công cụ để kiểm soát quá trình thực hiện và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay chưa có các công cụ hiệu quả để hỗ trợ việc này. Thông thường, sau khi dự án kết thúc doanh nghiệp mới nhìn nhận và đánh giá dựa trên một số yếu tố cơ bản như thời gian thực hiện hay số lượng quy trình, quy chế được ban hành.

Doanh nghiệp thiếu nhân sự giỏi và sự cam kết của lãnh đạo

Để thực hiện thành công tái cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp và lãnh đạo phải có một đội ngũ nhân sự đắc lực hỗ trợ thực hiện. Đội ngũ này này phải có các kỹ năng chuyên môn và có sức ảnh hưởng trong doanh nghiệp. Hơn nữa, tái cơ cấu tổ chức sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên, các bộ phận trong doanh nghiệp. Do vậy, cần phải có sự cam kết thực hiện từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng thành viên trong tổ chức. Một số doanh nghiệp không đạt được mục đích cuối cùng của dự án tái cơ cấu là do thiếu sự quyết tâm của lãnh đạo hoặc thiếu sự đồng lòng của các bộ phận và các thành viên trong tổ chức.

Tái cấu trúc


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : đào tạo an toàn lao động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *