Xây dựng doanh nghiệp từ ý tưởng đến thực tế

Khởi sự kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng. Để khởi nghiệp thì không chỉ dựa vào mỗi ý tưởng. Bạn cần phải có các kỹ năng liên quan, mối quan hệ, tài chính, khách hàng,.. Một ý tưởng hay chưa chắc sẽ mang lại cho bạn thành công nhưng nếu không có ý tưởng doanh nghiệp chắc chắn sẽ thất bại.

Xây dựng doanh nghiệp

Ý tưởng kinh doanh là gì?

Ý tưởng kinh doanh (Business ideas) là những ý tưởng sáng tạo có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh có thể bắt nguồn từ nhu cầu thực tế hoặc những thông tin thị trường đa dạng (như khách hàng là ai, họ đang cần gì, đời của họ như thế nào, chi tiêu ra sao, tiêu vào những việc gì,…?) 

Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ đã có và bán chúng ở những thị trường đã tồn tại thì chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Vì vậy, để có ý tưởng kinh doanh tốt, trước hết cần phải biết cách hình thành ý tưởng kinh doanh.

Nguyên tắc hình thành ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy được nhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm dịch vụ mới; hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới mà ở đó nhu cầu vượt cung hiện tại; hoặc từ một tổ chức mới…Một ý tưởng kinh doanh luôn phải được hình thành theo nguyên tắc SMART.

Xây dựng doanh nghiệp

Specific – cụ thể, dễ hiểu

  • Ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Đặt mục tiêu cụ thể và đừng ảo tưởng.

Measurable – đo lường được

  • Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh cần phải đo lường được để có thể đánh giá mức độ hiệu quả và có những cải tiến phù hợp.

Achievable – vừa sức

  • Các chỉ tiêu đặt ra trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
  • Khi mới bắt đầu thay vì đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thì hãy tiếp cận thị trường đã.

Realistics – thực tế

  • Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện ý tưởng so vối nguồn lực của bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
  • Đừng đặt những mục tiêu quá xa vời

Timebound – có thời hạn

  • Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
  • Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

Sau khi nắm rõ bí quyết hình thành ý tưởng kinh doanh. Bạn bắt đầu sàng lọc và tìm kiếm ý tưởng phù hợp với mình. Hãy nhạy bén tong việc tìm hiểu thị trường, chú ý tìm xem có những cơ hội nào chưa được lấp đầy. Nghiên cứu thị trường thông qua tất cả các kênh mà như báo, tạp chí, tivi, trò chuyện với mọi người, đến các trung tâm buôn bán,….Và trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn chưa thể tìm được trên thị trường?
  • Có việc gì mà mọi người đều không thích làm mà bạn có thể làm?
  • Có những sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm cho cuộc sống của những người bạn quen biết trở nên dễ dàng hơn không?
  • Những xu hướng kinh doanh nào đang diễn ra mà bạn có thể tham gia vào và sẽ thực sự nhóm lên sự nghiệp kinh doanh của bạn?
  • Có những khoảng trống nào trên thị trường mà bạn có thể lấp đầy với tài năng của mình không? Chúng là gì?
  • Cuối cùng, hãy viết ra cụ thể một số ý tưởng kinh doanh mà bạn thấy tiềm năng

Xây dựng doanh nghiệp

Lời khuyên: Hãy đứng về phía khách hàng và sản phẩm để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho mình. Vì nếu bạn xuất phát từ quan điểm định hướng khách hàng, nhưng không có kỹ năng làm ra sản phẩm có chất lượng được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp bạn không có khách. Ngược lại nếu bạn xuất phát từ quan điểm hàng hóa, bạn sản xuất ra sản phẩm tuyệt vời nhưng không có khách hàng thì việc kinh doanh ấy cũng thất bại.

Xác định ý tưởng kinh doanh độc đáo

Một ý tưởng kinh doanh nếu chưa đi vào thực tế thì sẽ khó đánh giá được thành công hay thất bại. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đánh giá nó nếu không sẽ mất thời gian cho việc triển khai ý tưởng mà không đem lại hiệu quả.

Bạn có thể đánh giá các ý tưởng kinh doanh thông qua các nguyên tắc sau: 

  • Hiểu biết về ngành nghề kinh doanh: Bạn biết gì về ngành này? Bạn có cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? Bạn có phải thu nhận thêm đối tác vì bạn không đủ hiểu biết về ngành này không?
  • Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh: Bạn đã từng bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực kinh doanh chưa? Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngành này?
  • Kỹ năng đặc thù trong ngành kinh doanh: này của bạn: Những kỹ năng mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có những kỹ năng đó, để có được chúng bạn phải cố gắng ở mức độ nào?
  • Khả năng thâm nhập thị trường: Hãy tính đến những chi phí để tham gia kinh doanh và những rào cản cạnh tranh bạn có thể gặp phải.
  • Tính độc đáo của ý tưởng: Không nhất thiết phải mang ý nghĩa không có ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại, mà nó có ý nghĩa rằng chưa có ai/ít người cung cấp theo cách mà bạn cung cấp hoặc chưa có ai/ít người cung cấp trong khu vực mà bạn định kinh doanh.

Xây dựng doanh nghiệp

Kết quả đánh giá sẽ không bao giờ là chính xác tuyệt đối nhưng nó sẽ giúp bạn nhìn nhận tổng quan được ý tưởng kinh doanh của mình có phù hợp hay không.

Phát triển thành kế hoạch

Một xuất phát điểm sai lệch sẽ dẫn tới thất bại, một ý tưởng kinh doanh sáng suốt có thể mang lại thành công thực sự. Mục đích của việc viết một bản kế hoạch là trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng và công việc kinh doanh dự tính. Bản kế hoạch phải chứng minh được là có một cơ hội tiềm năng rất triển vọng, sau đó mô tả cách thức bạn dự kiến khai thác cơ hội đó. Cần phải mô tả thật chi tiết tất cả các phần việc bạn sẽ phải làm trong tương lai cho doanh nghiệp của mình và xem xét liệu có điểm yếu nào không. Quan trọng là quá trình lập kế hoạch tạo cho bạn cơ hội thử nghiệm nó trong tư duy và trên giấy trước khi biến nó thành hiện thực.

Nhiều người có quan niệm sai lầm là một bản kế hoạch kinh doanh trước hết được sử dụng với mục đích huy động vốn đầu tư. Đúng là bản kế hoạch tốt sẽ có tác dụng hậu thuẫn cho việc huy động vốn nhưng mục đích chính của kế hoạch kinh doanh là giúp bạn hiểu sâu sắc về cơ hội kinh doanh mà bạn đang dự kiến triển khai. Trong thời kỳ bùng nổ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nhân nghi ngờ về sự cần thiết của một bản kế hoạch kinh doanh mà theo họ, điều quan trọng nhất là phải hành động thật nhanh trong một thế giới luôn vận động và cạnh tranh cao độ.

Logic ở đây thật đơn giản: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tốn nhiều thời gian mà các doanh nhân thì thiếu thời gian để làm việc đó. Trên thực tế, bỏ thời gian để phát triển bản kế hoạch có thể giúp bạn một lần nữa hiểu rõ ý tưởng kinh doanh của mình và hạn chế tối đa lãng phí không cần thiết về tiền bạc, thời gian.

Xây dựng doanh nghiệp

Tuy nhiên, một lợi ích to lớn của kế hoạch kinh doanh là nó cho phép bạn thể hiện rõ ràng cơ hội kinh doanh với các đối tượng hữu quan theo cách hiệu quả nhất. Các nhân viên, đối tác chiến lược, tổ chức tài chính và thành viên hội đồng quản trị đều có thể tìm thấy sự hữu ích của bản kế hoạch kinh doanh được phát triển hoàn chỉnh. Bản kế hoạch bao gồm triển vọng phát triển của công ty để thu hút các nguồn lực tài chính, cung cấp những căn cứ hợp lý để thuyết phục những nhân viên tiềm năng rời bỏ công việc hiện tại của họ để đến làm việc cho doanh nghiệp mới thành lập của bạn. Bản kế hoạch cũng là một công cụ có thể thắt chặt mối quan hệ với các đối tác chiến lược, các khách hàng quan trọng hay những nhà cung cấp.

Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp bạn biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Đồng thời, tạo cho bạn sự tín nhiệm trong con mắt của các nhà đầu tư, khách hàng.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : đào tạo an toàn lao động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *