Vì sao giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua 2024?

Giá vàng trong nước và trên thế giới vừa qua đã có thời gian đầy biến động với việc giá vàng liên tục lập đỉnh. Ở trong nước có những lúc giá vàng đã lên tới 62 triệu/ 1 lượng một mức giá mà theo quy luật tăng trưởng của giá vàng dường như sẽ không thể tăng cao như vậy trong 1 thời gian ngắn. Việc biến động giá vàng tăng mạnh khiến thị trường đầu tư trở nên sôi động với việc không biết nên mua vào và bán ra ở thời gian nào sẽ có được lợi nhuận cao nhất.

giá vàng tăng mạnh

Vậy điều gì đã khiến giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua ? Để trả lời câu hỏi này trước tiên cần phải tìm hiểu vì sao con người và kể cả là các quốc gia có xu hướng tích trữ vàng.

VÀNG LÀ TÀI SẢN AN TOÀN NHẤT TRONG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG

VÀNG BẢO TOÀN CHO CỦA CẢI

Từ trước tới nay vàng là phương tiện duy nhất để duy trì và lưu giữ của cải qua hàng ngàn thế hệ. Và đương nhiên, đây lại là điều tiền giấy có mệnh giá  không thể làm được. Điều này có thể thấy qua tình trạng lạm phát khi mà tiền giấy luôn bị mất giá thì vàng vẫn giữ nguyên giá trị theo thời gian.
Có thể lấy một ví dụ như sau: Vào những năm 1970, 1 ounce vàng tương đương với 35 đô la Mỹ. Hãy lấy ví dụ rằng, tại thời điểm đó, bạn có hai lựa chọn: một là giữ 1 ounce vàng đó và hai là chỉ giữ 35 đô. Cả hai thứ đều chỉ mua được cho bạn cùng một loại sản phẩm, chẳng hạn là một chiếc xe đạp. Nếu như bạn để nguyên 1 ounce vàng đó bây giờ và sau này mới đổi thành tiền, thì có lẽ vẫn đủ để mua chiếc xe đạp này. Thế nhưng, với 35 đô thì đó khó có thể trở thành hiện thực. Tức là, bạn sẽ mất một lượng tài sản đáng kể nếu bạn chọn giữ 35 đô, ngược lại, bạn sẽ giữ được chúng nếu bạn lựa chọn phương án đầu tiên. Lý do là vì giá trị của vàng khi đó đã tăng còn giá trị của tiền thì lại giảm bởi tác động của lạm phát.

 VÀNG LÀ CÔNG CỤ BẢO HIỂM RỦI RO

Quan niệm cho rằng vàng giữ gìn giá trị của cải càng trở nên quan trọng hơn trong môi trường kinh tế nơi mà các nhà đầu tư phải đối mặt với đồng đô giảm giá và lạm phát tăng cao. Trong lịch sử, vàng chính là công cụ ngăn chặn cả hai viễn cảnh trên. Nếu lạm phát tăng, vàng thường tăng giá. Khi các nhà đầu tư nhận ra rằng tiền của họ đang mất dần giá trị, họ sẽ bắt đầu chuyển sang đầu tư vào các tài sản hữu hình luôn duy trì giá trị của mình. Những năm 1970 chính là một ví dụ điển hình của việc tăng giá của vàng trong lúc lạm phát gia tăng.
giá vàng tăng mạnh
Vàng được lợi từ việc đồng đô la Mỹ giảm giá là do vàng được định giá bằng chính đồng tiền này trên toàn cầu. Có hai lý do cho mối quan hệ này. Thứ nhất, những nhà đầu tư đang xem xét mua vàng (ví dụ như ngân hàng trung ương) sẽ phải bán đồng đô la của mình để thực hiện giao dịch này. Hành động này cuối cùng sẽ khiến đồng đô la Mỹ mất dần giá trị của mình. Thứ hai, trên thực tế, đồng đô la suy yếu khiến giá vàng rẻ hơn, kết quả là nhu cầu về vàng của các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác mà được đánh giá cao hơn tương đối so với đồng đô la Mỹ sẽ tăng mạnh.

VÀNG LÀ MỘT LỰA CHỌN AN TOÀN

Khi xảy ra chiến tranh, bất ổn hay căng thẳng dẫn đến bất ổn chính trị và kinh tế thì các nhà đầu tư thường xem vàng như một lựa chọn an toàn. Bởi vì nhà đầu tư nào giữ vàng thì đều có thể bảo vệ được tài sản của họ, và trong một số trường hợp, họ thậm chí còn sử dụng vàng để thoát khỏi chính tình trạng hỗn loạn đó. Bởi vậy, bất cứ khi nào có sự kiện hay tin tức có liên quan đến bất ổn, các nhà đầu tư thường mua vàng như một sự lựa chọn an toàn.

VÀNG LÀ MỘT KHOẢN ĐẦU TƯ CÓ KHẢ NĂNG ĐA DẠNG HÓA

Lý do cuối cùng mà vàng luôn là  khoản đầu tư an toàn là việc vàng có khản năng đa dạng hóa. Từ vàng, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi sang các hình thức cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, cho vay,…

NGUYÊN NHÂN KHIẾN GIÁ VÀNG TĂNG MẠNH

Như đã tìm hiểu ở trên thì giá vàng sẽ luôn tăng theo thời gian do yếu tố lạm phát. Tuy nhiên khi giá vàng biến động mạnh trong khoảng thời gian ngắn thì nguyên nhân có do khủng hoảng ảnh hưởng đến kinh tế và lưu thông trên toàn cầu. Với những tác động của mình, có thể thấy rằng dịch COVID-19 là nguyên nhân hàng đầu làm giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua.

Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng trên 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm gần 19 triệu người nhiễm và hơn nửa triệu người tử vong, đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lâu dài trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ các nền kinh tế. Các biện pháp phong tỏa, cách ly và giãn cách xã hội để chống dịch dù ngắn hay dài, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế đều làm tăng sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, làm thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, giảm sút động lực tăng trưởng, nguồn thu NSNN, tiền lương…

Đồng thời, dịch COVID-19 còn làm giảm tổng cầu thị trường dầu mỏ thế giới, làm tăng nạn thất nghiệp và đổ vỡ các hợp đồng kinh tế; thu hẹp hoặc làm mất đi cơ hội kinh doanh vi mô và vĩ mô, tăng rủi ro cho cổ phiếu và trái phiếu của cả các doanh nghiệp to, nhỏ ở cả nước phát triển hay nước đang phát triển, không phân biệt thể chế chính trị và mô hình kinh doanh.

Đặc biệt, các biện pháp chống đỡ dịch COVID-19 cũng làm gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ thông qua sự bùng nổ các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD và cắt giảm lãi suất tiền tệ… Nếu đạt hiệu quả, các gói hỗ trợ này sẽ giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, tăng niềm tin của xã hội vào triển vọng cơ  hội đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm soát thất nghiệp…, từ đó giảm bớt sức hấp dẫn và dòng tiền trú ẩn vào vàng.

Ngược lại, chúng cũng sẽ kéo theo nguy cơ giảm giá các đồng tiền và gia tăng sức ép nợ cộng và lạm phát tiền tệ trên cả phạm vi quốc gia và toàn cầu… Tất cả điều đó tạo cộng hưởng động lực biến vàng thành công cụ lựa chọn bảo toàn giá trị được tin cậy và ưa chuộng nhất hiện nay, cho cả người dân và nhà nước.

giá vàng tăng mạnh

Nguyên nhân giá vàng tăng nữa là do việc bán khống làm đẩy giá vàng lên cao. Từ đầu tháng 6/2020, khi vàng vượt qua mốc 1.750 USD/ounce, thì các quỹ đầu tư bán khống vàng cũng ở mức độ khá cao, tới trên 10% tổng khối lượng giao dịch và vượt qua mốc 15% vào đầu tháng 7/2020. Những người đặt cược vào vàng giảm giá đã bị thua đậm và phải đóng vị thế, góp phần làm tăng lực mua vàng.

Theo số liệu của Lippers, trong tháng 6/2020, có hơn 130 tỷ USD đã rời khỏi quỹ thị trường tiền tệ và bắt đầu mua tài sản có rủi ro. Nhưng đa số các quỹ này vẫn đang tập trung vào trái phiếu và mua vàng để đa dạng hóa danh mục (quỹ ETF về vàng đã ghi nhận tuần giao dịch tăng thứ 18 liên tiếp, là chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2006).

Từ giữa tháng 7/2020, USD mất giá so với nhiều đồng tiền chính như euro và bảng Anh. Thường khi USD mất giá, vàng sẽ lên giá. Các quỹ này, vì vậy, sẽ nương theo chiều hướng yếu đi của USD mà hưởng lợi từ vàng.

Trên đây là một số chia sẻ về giá vàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về lĩnh vực chính của chúng tôi về dịch vụ Tái cấu trúc doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End:

🗺: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐: OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *