Khi nào doanh nghiệp cần tái cấu trúc ? Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? định hướng 2024

Nội dung bài viết

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Định hướng & Chiến lược

Tái cấu trúc doanh nghiệp là tên gọi chung cho chiến lược này. Tái cấu trúc doanh nghiệp thật sự cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn, thời điểm để củng cố mục tiêu chiến lược, đánh giá thực trạng năng lực và tiến lên những bước chắc chắn.

Trong tình hình hội nhập kinh tế, áp lực và xu thế phát triển biến đổi không ngừng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Thay đổi để thích ứng, để phù hợp cũng như giúp rà soát ngăn chặn các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp thông qua các lần tái cấu trúc thường niên được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Sẽ chẳng sai khi nói rằng việc tái cấu trúc doanh nghiệp là bước tiến cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Có thể hiểu đơn giản tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình nhìn nhận lại một cách toàn diện những nhược điểm, yếu kém của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh và phát triển tốt trong tình hình hiện tại. Từ nhìn nhận đó và trên nền tảng thực trạng cấu trúc cũ, thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp sao cho phù hợp hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng với tình hình kinh doanh hiện tại và cả trong tương lai.

Tái cấu cấu trúc không có sự thay đổi về định hướng chiến lược của doanh nghiệp mà chỉ phát triển trên nền tảng chiến lược có sẵn của doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.

Tái cấu trúc có thể chỉ được thực hiện một phần hay toàn bộ tùy vào tình hình, nhu cầu của doanh nghiệp. Mục tiêu là tạo ra một một cơ cấu mới, một diện mạo mới phù hợp giúp doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn để hướng tới kết quả cuối cùng là thực hiện tốt định hướng chiến lược cũng như tầm nhìn, sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó.

Trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, trừ những startup không thể tồn tại được thì trải qua quá trình phát triển, doanh nghiệp nào cũng qua thời kỳ phát triển vượt bậc và đến thời kỳ trì trệ, chậm phát triển. Nếu doanh nghiệp không tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp để quá trình trì trệ này tiếp diễn lâu dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều thậm chí là có thể phá sản. Việc tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục có thể là quá trình thay máu, cải tổ một cách mạnh mẽ nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để duy trì và phát triển.

tái cấu trúc doanh nghiệp

NHỮNG BÀI HỌC TÁI CẤU TRÚC THÀNH CÔNG

Câu chuyện của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

HAG sau thời gian đầu tư dàn trải nhiều sản phẩm như ngô, mía đường, dầu cọ, cao su với quy mô lớn nhưng giá sản phẩm biến động tiêu cực không như kế hoạch khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Áp lực trả nợ đến hạn lớn khiến doanh nghiệp đã có lúc rơi vào tình trạng nguy hiểm. HAG bắt buộc phải tiến hành tái cơ cấu để tồn tại. Mảng mía đường bị bán trong khi ngô, dầu cọ bị thu hẹp do không đem lại hiệu quả.

Để cân đối tài chính, HAG đã phải liên tục xoay tua các sản phẩm có thể đem lại dòng tiền ngắn hạn như mía đường năm 2013-2014, bò thịt năm 2015-2016 và hiện nay các loại hoa quả ngắn ngày như chanh leo, chuối, thanh long… đang được kỳ vọng đem lại doanh thu chính của tập đoàn. Quá trình tái cấu trúc đã có kết quả bước đầu giúp tập đoàn cân đối tài chính cho các hoạt động đầu tư.

PAN Group – Tập đoàn nông nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam

Trước đây, PAN là một công ty chuyên thực hiện kinh doanh ngành nghề vệ sinh công nghiệp. Với tham vọng tăng trưởng cao và mở rộng quy mô hoạt động, PAN đã thay đổi hướng đi, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm đóng gói có thương hiệu. Thông qua việc đầu tư, mua lại các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, PAN đã hoàn thiện chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, củng cố vị thế trong ngành đem lại tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng năm.

CTCP Đầu tư và Sản xuất Thông nhất (GTN)

Với định hướng sẽ tạo ra một chuỗi kinh doanh nhóm hàng thực phẩm, đồ uống bắt đầu từ sản xuất cho tới phân phối tới người tiêu dùng nên CTCP Đầu tư và Sản xuất Thông nhất đã tái cấu trúc và điều chỉnh các bước đi của doanh nghiệp luôn theo đúng lộ trình kế hoạch. Trước tiên, GTN thoái vốn khỏi các công ty không liên quan đến chiến lược mới dù các công ty vẫn có lợi nhuận như công ty gạch, khoáng sản. Đồng thời, công ty tiến hành thâu tóm các công ty trong ngành nông nghiệp là Tổng công ty Chè việt Nam (Vinatea, sở hữu 95%),

Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, sở hữu 65%), CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (sở hữu 51% thông qua Vilico), Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods, sở hữu 35%). Bản thân Vinatea và Vilico đều đang sở hữu những đối tác và mạng lưới phân phối rộng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng nên sau khi thay đổi cùng GTN đã có những chuyển biến tích cực.

Công ty mẹ chủ động trong quá trình thực hiện chiến lược mua lại cổ phần chi phối tại các Công ty mục tiêu cũng như khả năng hỗ trợ về tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong toàn nhóm công ty.

 

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì

 

Có thể thấy rằng Tái cấu trúc là hoạt động mà doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đối mặt nhưng nếu có sự chủ động chuẩn bị thì lộ trình thực hiện sẽ có được sự thuận lợi, đi theo đúng kế hoạch, nâng cáo giá trị doanh nghiệp. 

Tại sao tái cấu trúc doanh nghiệp là cần thiết cho doanh nghiệp?

Nhiều doanh nghiệp cũng đã và đang tìm lời đáp cho câu hỏi tại sao cần thiết phải tái cấu trúc doanh nghiệp? Trong tình hình kinh tế hiện nay, có thể nói, tái cấu trúc chính là một việc làm quan trọng và cần thiết giúp các doanh nghiệp có thể phát triển toàn diện, thích ứng với môi trường kinh doanh mới và tạo thêm năng lực cạnh tranh với các đối thủ.

Có nhiều yếu tố tác động đến việc cần thiết tái cấu trúc doanh nghiệp, nhưng thông thường là:

Mở rộng thị trường, tăng tầm ảnh hưởng

Mong muốn mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp rộng khắp trong và ngoài nước là mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào từ ngay khi bắt đầu khởi nghiệp.

Trên chặng đường phát triển, nhìn lại mỗi giai đoạn đi qua bằng cách tái cấu trúc doanh nghiệp, nhìn nhận thực tế, đánh giá đúng thực lực, để đưa ra hướng đi tiếp đến mục tiêu là phương hướng tối ưu được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

Xây dựng và phát triển thương hiệu uy tín

Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trở thành một thương hiệu lớn tồn tại và uy tín, được nhiều người biết đến là mục tiêu và niềm mơ ước của tất cả các doanh nghiệp.

Mong muốn xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả

Doanh nghiệp mong muốn có thêm nguồn lực để có thể phát triển các chiến lược kinh doanh. Vì thế cơ cấu lại bộ máy nhân sự để tạo ra đội ngũ nhân lực vững vàng là việc làm ưu tiên của doanh nghiệp khi thực hiện tái cơ cấu. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp đang hoạt động ổn định thì việc tái cơ cấu, đặc biệt là tái cơ cấu nhân sự vẫn được các doanh nghiệp tiến hành.

Giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh

Đối mặt với những khó khăn của thực trạng kinh tế, cũng như mong muốn phát triển trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh. Tái cấu trúc để chuyển đổi mô hình kinh doanh, tối ưu hóa chi phí, đa dạng phân khúc sản phẩm khi thị trường khó khăn giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển theo xu thế bền vững.

Tái cấu trúc giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh vì nó mang lại một số lợi ích quan trọng, đặc biệt khi một doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh

VẬY KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN TÁI CẤU TRÚC ?

Tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Vấn đề hoạt động không hiệu quả, trì trệ có thể là do cơ cấu sai, chiến lược không hợp lý, quản lý không hiệu quả, không có sự phối hợp giữa các bộ phận, nguồn nhân lực yếu kém. Khi đứng trước các vấn đề này thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một việc làm bức thiết. Ngoài ra còn có các dấu hiệu nhận biết thời điểm doanh nghiệp cần tái cấu trúc.

Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt

dau hieu nhom be mat tai cau truc

Đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm doanh số giảm, mất lợi thế cạnh tranh, thị phần bị thu hẹp, tài sản bị thất thoát, hoạt động cầm chừng, trì trệ… Đây là những dấu hiệu rõ rệt nhất báo hiệu doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc.

Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt

dau hieu nhom can mat tai cau truc

Những dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm chính sách kinh doanh không tốt, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, chất lượng sản phẩm giảm sút, khách hàng phản ánh, khiếu nại nhiều, hoạt động tiếp thị không hiệu quả… Khi thấy những biểu hiện này thì cũng là một tín hiệu cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần phải quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp.

Dấu hiệu thuộc nhóm giữa

Tái cấu trúc doanh nghiệp để sắp xếp, tổ chức lại nguồn nhân lực. Những dấu hiệu thuộc nhóm này thường ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn nhân lực làm việc không hiệu quả, không có kế hoạch, mục tiêu làm việc rõ ràng, chồng chéo chức năng giữa các bộ phận…

định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp là gì

Những dấu hiệu này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nếu duy trì không có sự cải thiện thì sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại và thực hiện tái cấu trúc để thay đổi.

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu

Đây là những dấu hiệu khó nhận biết vì thuộc về những vấn đề thượng tầng bao gồm chiến lược kinh doanh, triết lý kinh doanh, xây dựng tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn… Nếu doanh nghiệp không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi từ bên trong, mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại để tái cấu trúc doanh nghiệp cho phù hợp.

Lợi ích của việc tái cấu trúc doanh nghiệp

Những ích lợi mà việc tái cấu trúc mang lại cho doanh nghiệp được thể hiện rõ qua:

Chiến lược và định hướng phát triển được hoạch định rõ ràng

Việc tái tái cấu trúc sẽ giúp các doanh nghiệp chưa có hoặc chưa rõ ràng trong chiến lược kinh doanh có thể định hướng rõ hơn chiến lược và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Giải quyết được khó khăn về nguồn vốn

Việc tái cấu trúc lại nguồn vốn, tái cấu trúc nợ, giải quyết những vấn đề tồn đọng, sắp xếp lại theo hướng tối ưu chi phí hoạt động, quản trị dòng tiền tập trung và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nguồn vốn.

Xây dựng bộ máy nhân sự hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển

Doanh nghiệp phải tái cấu trúc nhân sự để sàng lọc và tạo dựng đội ngũ nhân viên có năng lực – yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Tổ chức nhân sự tốt hơn, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và khích lệ nhân viên, giữ chân được nhân tài.

Quản trị doanh nghiệp tốt hơn

Trong quá trình phát triển, các công ty thường không xây dựng các hệ thống và quy trình hoạt động phù hợp dẫn đến chi phí hoạt động cao nhưng không hiệu quả. Việc tái cấu trúc quy trình quản lý, quản trị giúp tạo ra hệ thống thông tin quản lý giúp nâng cao hiệu quả, giúp doanh nghiệp quản lý và quản trị công ty tốt hơn.

Các bước thực hiện quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp

Lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ trải qua các bước:

Đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Để có được cái nhìn toàn diện, trước khi khởi động, cần xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp thật chi tiết. Cần đánh giá lại mô hình, chiến lược và đặc điểm tổ chức để có thể đưa ra các mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tăng cường sự hợp tác của nhân viên, điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được thành công trong quá trình thực hiện tái cấu trúc.

Lập kế hoạch chi tiết cho việc tái cấu trúc

Một kế hoạch tái cấu trúc thường sẽ có: mục tiêu, thời gian, ngân sách, kế hoạch truyền thông, phương thức thực hiện, quản lý, kế hoạch dự phòng…

Mỗi một giai đoạn của quá trình tái cấu trúc cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của công cuộc tái cấu trúc, vì thế việc thiết lập một kế hoạch tái cấu trúc chi tiết là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, đây là một quá trình nên tất cả đều phải diễn ra theo thứ tự.

Vậy nên, doanh nghiệp cũng cần xác định những vấn đề cần thiết ưu tiên tái cấu trúc và triển khai để có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.

Xác định phương thức thực hiện kế hoạch

Một yếu tố không thể bỏ qua chính là phương thức thực hiện. Việc lựa chọn phương thức thực hiện không phù hợp sẽ khiến việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo từng giai đoạn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra lộ trình rõ ràng khi thực hiện tái cấu trúc.

Triển khai kế hoạch, đánh giá hiệu quả và đưa ra điều chỉnh cần thiết

Sau khi đã hoàn chỉnh được kế hoạch chi tiết và thống nhất phương thức thực hiện thì doanh nghiệp bắt tay vào triển khai thực hiện kế hoạch theo từng bước và có đánh giá hợp lý theo từng giai đoạn cũng như cần thiết đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Việc điều sẽ chỉnh đảm bảo cho kế hoạch tái cấu trúc đang thực hiện đi đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.

Việc triển khai kế hoạch, đánh giá hiệu quả và đưa ra điều chỉnh cần thiết đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự thành công và tăng cường sức bền của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến đổi.

Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ

Cuối cùng, các nhà quản lý cần phải theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả của cả quá trình tái cấu trúc, đưa ra kế hoạch dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ trước khi đưa hệ thống tổ chức mới vào vận hành. Trong quá trình vận hành, vẫn giám sát, theo dõi để hạn chế những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Việc giám sát, theo dõi cũng đảm bảo thành công của công cuộc tái cấu trúc.

Những lỗi phổ biến khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp

Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp đầy khó khăn và phức tạp, vì thế quá trình thực hiện thường vướng phải không ít sai sót. Những lỗi phổ biến thường gặp khi tái cấu trúc doanh nghiệp là:

Mục tiêu, chiến lược tái cơ cấu chưa phù hợp

Doanh nghiệp chưa có chiến lược, mục tiêu dài hạn cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp mà chỉ có những kế hoạch ngắn hạn nhắm vào các giải pháp trước mắt như sắp xếp tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự…

Chiến lược chưa có trọng điểm, chưa chỉ ra được điểm trọng tâm cần tái cơ cấu, mục tiêu tái cơ cấu. Nói cách khác là đi theo quy trình ngược, thực hiện hành động tái cơ cấu trước khi xác định được mục tiêu dài hạn của tái cơ cấu.

Chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất

Đây là lỗi mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mắc phải. Tái cơ cấu doanh nghiệp mà chỉ đặt trọng tâm vào việc cắt giảm chi phí sẽ gây cản trở cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân sự để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm, phương thức phân phối phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới.

Thoái vốn một cách vội vàng máy móc

Nhiều doanh nghiệp thực hiện thoái vốn một cách máy móc, dẫn đến bán dự án, công ty con với giá rẻ, gây thiệt hại, thất thoát lớn cho doanh nghiệp. Cần cân nhắc thật kỹ trước những dự án có tiềm năng.

Mong muốn thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư

Khi tái cấu trúc, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới. Trong khi đó, bản chất của tái cơ cấu là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân tài nhằm tạo ra sản phẩm mới, phương thức phân phối mới cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là việc cần thiết giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi và đạt được sự phát triển bền vững. Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình phức tạp cũng như có thể tiềm ẩn những rủi ro, cần có sự hỗ trợ của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.


Trên đây là một số chia sẻ về Tái cấu trúc doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về Tái cấu trúc doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 0938 838 493

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Tìm kiếm chúng tôi trên google :

tái cấu trúc doanh nghiệp Thành phố Thủ Đức, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 1, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 3, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 4, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 5, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 6, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 7, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 8, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 10, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 11, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận 12, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận Bình Tân, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận Bình Thạnh,

tái cấu trúc doanh nghiệp Quận Gò Vấp, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận Phú Nhuận, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận Tân Bình, tái cấu trúc doanh nghiệp Quận Tân Phú, tái cấu trúc doanh nghiệp Huyện Bình Chánh, tái cấu trúc doanh nghiệp Huyện Cần Giờ, tái cấu trúc doanh nghiệp Huyện Củ Chi, tái cấu trúc doanh nghiệp Huyện Hóc Môn, tái cấu trúc doanh nghiệp Huyện Nhà Bè, công ty tái cấu trúc doanh nghiệp Thành phố Thủ Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *