Quản trị nhân sự Chức năng và vai trò của quản trị nhân sự là gì? trong năm 2024
Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của mỗi tổ chức, đơn vị. Thế nhưng để nguồn lực phát huy hiệu quả nhất cần có những người quản trị. Vậy quản trị nhân sự là gì? Đội ngũ này có vai trò như thế nào với xã hội và doanh nghiệp
Các chuyên gia quản trị nhân sự mang lại giá trị to lớn cho tổ chức của họ, bằng cách quản lý, điều hành, hướng dẫn và đảm bảo lợi ích cho nguồn nhân lực. Đây là công tác cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Quản trị nhân sự là công tác quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Những người quản lý muốn vận hành doanh nghiệp hiệu quả cần rèn luyện cho mình kỹ năng quản trị nhân sự hoặc có nghệ thuật quản trị vừa chi tiết, vừa nghiêm ngặt cho doanh nghiệp.
Công tác quản lý nhân sự trong tổ chức, chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng cho lực lượng lao động nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như sự hài lòng và gắn bó của nhân viên.
Đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển chiến lược nhân sự cho tổ chức. Con người là tài sản quý giá nhất trong tổ chức, công tác thu hút, tuyển chọn những người có tố chất, năng lực phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản trị nhân sự hiện nay.
Giới chuyên môn định nghĩa quản trị nhân sự gồm nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau nhằm mang đến giá trị tốt nhất cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Vậy quản trị nhân sự là làm gì? Dưới đây là nhiệm vụ của những người làm công tác quản trị nhân sự:
Quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự cũng là một trong các chức năng cơ bản của ngành quản trị nhân sự. Con người là yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp, chính vì thế phải làm sao để chọn được những nhân viên có phẩm chất, năng lực phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi nhà quản trị nhân sự hiện đại.
- Phân tích các công việc cụ thể
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên cũ
- Đào tạo nhân sự và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhờ việc kích thích vật chất, tinh thần với nhân viên
Vì sao doanh nghiệp cần quản trị nhân sự?
Khi đã hiểu rõ quản trị nhân sự là gì bạn cũng cần biết được vai trò và tầm quan trọng của cách quản trị nhân sự trong mỗi doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nếu biết khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả chắc chắn có thể đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Bởi vậy tầm quan trọng của quản trị nhân sự với sự thành công của doanh nghiệp là hiển nhiên. Minh chứng rõ ràng nhất là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ngày càng cao, thu nhập ổn định, hấp dẫn. Ngành quản trị nhân sự vì thế rất phổ biến ở nhiều trường đại học lớn cả ở trong và ngoài nước.
Quản trị nhân sự cũng là chìa khóa của lao động và nền kinh tế, xã hội. Các hoạt động từ kinh tế, xã hội, chính trị đều có một mục tiêu chung là giúp người lao động đạt được thành quả trong công việc nhờ vào kỹ năng và kiến thức của họ.
Các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành quản trị nhân sự trong tương lai cần học tập tại các trường đại học có chuyên ngành tương đương. Ngoài ra muốn trang bị cho mình thêm những kiến thức chuyên môn hay cách xử lý tình huống, triển khai công tác điều hành, xây dựng mối quan hệ, đào tạo nguồn nhân lực,… có thể tham gia các khóa học chuyên sâu. Những khóa học này cũng phù hợp với cả đội ngũ lãnh đạo, những người cần trang bị kỹ năng lãnh đạo, thu hút, sử dụng nhân tài.
Vai trò của quản trị nhân sự là gì?
Như đã nói, quản trị nhân sự có những ảnh hưởng lớn đến các hoạt động và quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp liên quan tới việc: tuyển dụng nhân sự, hoạch định nhân sự, hướng dẫn, chọn lựa, đào tạo, huấn luyện, phát triển nghề nghiệp của mỗi nhân viên. Cụ thể như sau:
- Quản lý chính sách, đề ra chính sách liên quan đến nguồn nhân lực
- Đội ngũ quản trị nhân sự có vai trò quan trọng trong việc quản lý chính sách, đảm bảo đúng quy định của nhà nước và được thực hiện chính xác, đầy đủ trong mỗi doanh nghiệp.
- Hơn nữa những người làm công tác quản trị nhân sự cũng có trách nhiệm đề ra, giải quyết những chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu.
Tư vấn cho bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Nếu có một bộ phận nào trong doanh nghiệp gặp phải tình trạng nhân viên bỏ việc, nhân viên vắng mặt hay cần thắc mắc về chế độ lương thưởng, phụ cấp,… Khi gặp phải những vấn đề này, đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp sẽ phải đảm nhận và giải quyết ổn thỏa.
Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ quản trị nhân sự là cung cấp dịch vụ tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và phúc lợi cho các phòng ban trong doanh nghiệp.
Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các vấn đề về lương, thưởng, an toàn lao động. Đồng thời lưu trữ, bảo quản hồ sơ nhân viên, giúp những bộ phận khác đánh giá về hiệu suất lao động của mỗi nhân viên một cách chính xác nhất.
Kiểm tra nhân viên
Đội ngũ quản trị nhân sự cũng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các bộ phận khác nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách, chương trình nhân sự đã đề ra. Đồng thời kiểm tra những thủ tục, đánh giá thành tích nhân viên của các bộ phận khác có chính xác không, có bỏ sót thành tích nào không.
Những người làm công tác quản trị nhân sự cũng thực hiện nhiệm vụ bằng cách đánh giá, đo lường, phân tích đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do nghỉ việc, vắng mặt của nhân viên, các hình thức kỷ luật, thúc đẩy bộ phận quản trị nhân sự hiệu quả hơn.
Việc kiểm tra của đội ngũ quản trị nhân sự cần thực hiện bằng văn bản, thông báo cho tất cả các bộ phận biết được và báo cáo lên lãnh đạo của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của nghề quản trị nhân sự
Để thực hiện tốt vai trò quản trị nhân sự, bộ phận quản trị nhân lực trong mỗi doanh nghiệp cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tuyển dụng nhân sự
- Quy trình tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp bắt nguồn từ các hoạt động như: tìm kiếm ứng viên, đăng tin tuyển dụng,… hoặc liên kết với các trường đại học để tìm được những ứng viên tài năng. Qua đó tiến hành liên hệ, phỏng vấn, chọn những ứng viên xuất sắc phù hợp với vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp.
- Ngay từ bước ngày nhà quản lý nhân sự nên lựa chọn các đơn vị tuyển dụng uy tín để tiết kiệm chi phí và nhận được hiệu quả cao hơn
Tầm quan trọng của quản trị nhân sự
Ngày nay, khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao và sự tranh giành nhân tài giữa các tổ chức, quản trị nhân sự càng cho thấy tầm quan trọng của mình với doanh nghiệp. Quản trị nhân sự hoạt động tốt có thể khai thác và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả, đạt được những mục tiêu đề ra.
Ngành quản trị nhân sự hiện nay cũng đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ tại nhiều trường Đại học trên toàn thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của các tổ chức trong việc quản lý nhân sự.
Trong các doanh nghiệp lớn, bộ phận quản trị nhân sự thường được đặt ở vị trí trọng tâm và được đầu tư nhiều để đảm bảo sự thành công của tổ chức. Ví dụ, một số công ty công nghệ hàng đầu như Google, Facebook, Amazon,… đều có các chính sách và chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả, đây được cho là những môi trường làm việc tốt nhất thế giới.
Quản trị nhân sự chính là chìa khóa mở ra môi trường lao động tuyệt vời và nền kinh tế, xã hội phát triển. Hoạt động này giúp tăng cường năng suất lao động, giữ chân nhân tài, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và là một yếu tố quan trọng giúp đạt được sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp.
Quản lý chính sách liên quan đến nguồn nhân lực
Quản trị nhân sự đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý các chính sách liên quan đến nhân sự, đảm bảo tất cả các luật định do Nhà nước ban hành đều được doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, bộ phận quản trị nhân sự cũng có trách nhiệm đưa ra các chính sách phù hợp trong phạm vi doanh nghiệp, đảm bảo lực lượng lao động tuân thủ, thực hiện để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Tư vấn cho bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Nhà quản trị nhân sự có chức năng tư vấn về các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động như chế độ lương thưởng, bổ nhiệm, bổ sung nhân sự, nghỉ việc, sa thải,.. đảm bảo bộ máy tổ chức doanh nghiệp luôn vận hành một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.
Cung cấp các dịch vụ nội bộ
Bộ phận quản trị nhân sự có chức năng quan trọng trong việc kịp thời lên kế hoạch tuyển dụng, bổ sung nhân lực khi được thông báo. Nhà quản trị nhân sự cũng cần chủ động đưa ra những đề xuất về việc bổ sung, sa thải nhân sự. Bên cạnh đó, họ cũng có chức năng quản lý các vấn đề về lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn lao động,… cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Đánh giá, kiểm tra nhân viên
Quản trị nhân sự gắn liền với lực lượng lao động trong doanh nghiệp, nhà quản trị nhân sự có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bộ phận/ phòng ban về việc thực hiện các chính sách, tuân thủ văn hoá doanh nghiệp hay tham gia các chương trình nâng cao nghiệp vụ,…
Nhà quản trị có thể nhìn nhận, nhận xét, đánh giá nhân sự một cách khách quan, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện hoặc phát huy tối đa năng lực làm việc của họ. Điều này góp phần không nhỏ tới hoạt động quản trị nhân sự diễn ra hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là nhiệm vụ đầu tiên của những người làm quản trị nhân sự, đây cũng được coi là khâu quan trọng nhất để mang về những nhân tài phù hợp với doanh nghiệp. Các chính sách, quy trình tuyển dụng có thể thay đổi linh hoạt tùy vào yêu cầu hay quy mô của mỗi doanh nghiệp, nói chung quy trình này không bị áp đặt vào bất kỳ một khuôn mẫu chung nào cả.
Thường thì các doanh nghiệp thường thực hiện theo trình tự như lập kế hoạch, xác định cách thức tuyển dụng, địa điểm, thời gian, tìm kiếm ứng viên rồi đánh giá và tuyển chọn.
Bố trí nhân sự
Bố trí nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phân bổ công việc, đánh giá hiệu suất, đưa ra các chính sách lương bổng và phúc lợi cho nhân viên. Bố trí nhân sự hiệu quả đảm bảo tổ chức có đủ số lượng nhân viên với các kỹ năng, năng lực và tính cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên và động viên họ làm việc tốt hơn.
Đào tạo, phát triển
Đào tạo, phát triển, hoạch định cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của bộ phận quản trị nhân sự. Việc này được xem như là một chiến lược đầu tư dài hạn và thông minh của doanh nghiệp, nhưng thực chất sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực.
Để đảm bảo chất lượng nhân sự, doanh nghiệp cần có một khoản chi phí cho việc đào tạo nhân viên, bồi dưỡng thêm các khóa học cho nhân viên, nâng cao kỹ năng làm việc, chuyên môn, tay nghề của nhân viên.
Quản lý các chính sách nhân sự
Mỗi doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ, chính sách nhân sự khác nhau, tuy nhiên phải đảm bảo các chính sách này quan tâm đến đời sống nhân viên cả về tinh thần, vật chất, có như vậy mới thu hút và tăng tỷ lệ giữ chân người tài.
Việc thiết lập tiêu chuẩn và chính sách phù hợp cho nhân viên là chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, nhờ đó họ có thể cống hiến nhiều hơn và gắn bó lâu hơn với tổ chức.
Giám sát và kiểm tra nhân sự
Sau khi có các chính sách nhân sự, nhà quản trị nhân sự cần triển khai giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo nhân viên đang tuân thủ chính sách của doanh nghiệp. Đồng thời nên đánh giá năng lực của từng cá nhân để đưa ra ý kiến đóng góp hay những đề xuất thích hợp, nâng cao hơn nữa hiệu suất làm việc của họ.
Quản lý lương và phúc lợi cho nhân viên
Đây là một nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản trị nhân sự, nhiệm vụ này bao gồm việc giám sát ngày phép của nhân viên, tính lương, thưởng, các phúc lợi về ngày sinh nhật, đạt KPI,…
Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố cần có đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố này, doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững. Cốt lõi của văn hoá chính là tinh thần và quan điểm giá trị doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng, nuôi dưỡng văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là bộ phận quản trị nhân sự.
Đầu tiên, cần xác định và thống nhất về quan điểm kinh doanh, quản lý của tổ chức. Đánh giá môi trường động lực của doanh nghiệp, thống nhất bộ quy tắc ứng xử đối với mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Sau đó xem xét, đánh giá những đề xuất thay đổi về quy trình, chính sách quản lý. Cuối cùng, bộ phận quản trị nhân sự sẽ tổng hợp và xây dựng về văn hoá tổng thể của doanh nghiệp.
An toàn và bảo mật
Trong quản trị nhân sự, cần phải đảm bảo các thông tin liên quan đến nhân sự như thông tin cá nhân, lương bổng, thông tin y tế và các thông tin nhạy cảm khác được bảo vệ an toàn và bảo mật.
Ngoài ra, quản trị nhân sự cũng cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên, bao gồm việc cung cấp trang thiết bị bảo vệ lao động, giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc và tuân thủ các quy định an toàn lao động.
Bảo vệ an toàn và bảo mật cho nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị nhân sự, đảm bảo sự tin tưởng và tôn trọng từ phía nhân viên, góp phần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0938.603.496
Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn