KPI và OKR là công cụ hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhiều nét tương đồng và dễ gây nhầm lẫn không tìm hiểu kỹ về hai chỉ số này. Trong thực tế, chỉ số OKR mang đến nhiều lợi ích mà các quy trình kiểm soát truyền thống không thể nào có được đó là khả năng hỗ trợ sự tập trung cho toàn bộ một doanh nghiệp cụ thể. Do đó, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn thực hiện chuyển đổi từ chỉ tiêu KPI sang OKR. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về cách chuyển đổi từ KPI sang OKR.

chuyển đổi từ KPI sang OKR

KPI là gì và lợi ích? 

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số được sử dụng với mục đích đánh giá tình trạng thực hiện công việc và dùng để đo lường hiệu suất làm việc của các nhân viên, các bộ phận hay các phòng ban thuộc doanh nghiệp bằng các số liệu, chỉ tiêu định lượng, tỷ lệ,… KPI thường được các doanh nghiệp sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá được thành công của họ so với một mục tiêu cụ thể đã được đưa ra trước đó. 

OKR là gì, lợi ích? 

OKR (Objective Key Results) là công cụ được triển khai với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý mục tiêu, đảm bảo quá trình hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra một cách xuyên suốt đồng thời tập trung chủ yếu vào những đóng góp của các cá nhân, tổ chức, các nhóm và đo lường thành công những đóng góp đó để góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Sự khác nhau giữa KPI và OKR 

Trước khi có thể thực hiện chuyển đổi từ KPI sang OKR thành công, doanh nghiệp cần thiết phải nắm rõ được sự khác nhau giữa OKR và KPI để tránh được sự nhầm lẫn giữa hai chỉ số này. Bởi nếu các doanh nghiệp đang sử dụng KPI và muốn chuyển đổi từ KPI sang OKR thì họ sẽ chỉ xem KPI như là một mục tiêu mà thôi.

  • Mục đích sử dụng: KPI thường được áp dụng vào quá trình vận hành của một doanh nghiệp có sự ổn định với mục đích tập trung nhiều hơn vào việc đo lường hiệu suất làm việc của các nhân viên. Còn OKR được sử dụng để các nhân viên xác định được các điểm ưu tiên trong công việc và định hướng chính xác mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
  • KPI là phương pháp đo lường còn OKR thì không như vậy: KPI là một con số rõ ràng nhưng sẽ không thể giải thích được cách để đạt được con số đó. Việc đánh giá các kết quả then chốt trong OKR sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được những mục tiêu mang tính truyền cảm hứng. Do đó, việc thực hiện chuyển đổi giữa các hệ thống vô cùng phức tạp chứ không đơn giản là việc copy từ KPI sang.

Hướng dẫn chuyển đổi từ KPI sang OKR 

Để có thể thực hiện chuyển đổi từ chỉ số KPI sang chỉ số OKR thành công cho doanh nghiệp thì có thể tham khảo và cân nhắc thực hiện theo các bước được chia sẻ như sau:

Hướng dẫn chuyển đổi từ KPI sang OKR cho doanh nghiệp 

  • Đặt mục tiêu: Mục tiêu của OKR không phải là một giải pháp đo lường, do đó, doanh nghiệp không thể thực hiện chuyển đổi bằng cách copy toàn bộ từ KPI. Nhà quản lý cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng các phương pháp KPI để đưa chúng vào từng nhóm với mục tiêu mang tính truyền cảm hứng.
  • Tạo ra kết quả then chốt từ chỉ số KPI: Khi đã thiết lập xong mục tiêu, doanh nghiệp có thể tạo ra kết quả then chốt bằng cách để KPI vào mô hình. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không đặt quá 3 KPI cho một mục tiêu để tránh hiện tượng quá tải. Bởi một mô hình OKR không nên có quá nhiều mục tiêu then chốt, và con số này càng ít thì doanh nghiệp càng dễ triển khai, dễ thực hiện chuyển đổi.
  • Xác định chính xác các kết quả then chốt: Cách tốt nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đưa ra các kết quả then chốt khi chuyển đổi từ KPI sang OKR đó là áp dụng phương pháp đánh giá các mục tiêu được thiết lập theo mô hình SMART.

Để có thể đo lường được thì các kết quả then chốt cần được đặt ra một cách chi tiết. Cần phải đặt ra một số câu hỏi như sau:

  • Tính cụ thể (Specific): Đối với các thành viên, các kết quả then chốt có dễ hiểu và được xác định rõ ràng hay không?
  • Có thể đo lường (Measurable): Có thể dễ dàng đo lường được mức độ thành công hay thất bại của kết quả mục tiêu then chốt hay là không?
  • Tính khả thi (Achievable): Kết quả mục tiêu then chốt được đưa ra có thể đạt được trên thực tế hay không?
  • Tính liên quan (Relevant): Các kết quả then chốt đối với mục tiêu đề ra có quan trọng hay không?
  • Có thời hạn (Time-bound): Đã đặt ra thời hạn hoàn thành mục tiêu hay chưa?

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *