Những thách thức hàng đầu đối với doanh nghiệp khi thay đổi quy mô

Khi một công ty tăng trưởng, có những thứ trước kia rất dễ dàng, giờ sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Có ba thách thức sau đây mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tăng trưởng: 

  • Communication – Giao tiếp 
  • Common knowledge – Kiến thức chung
  • Decision Making – Ra quyết định 

Để hiểu rõ hơn điều này, hãy bắt đầu với điều kiện về giới hạn. Nếu công ty chỉ có một nhân sự làm tất cả mọi việc, nhân sự đó sẽ hiểu tường tận về mọi thứ trong công ty, tự ra quyết định, không cần giao tiếp, trao đổi với bất kỳ ai, và hoàn toàn nhất trí với chính mình. Nhưng khi công ty bắt đầu lớn dần lên, mọi thứ bắt đầu tệ dần theo mọi hướng. Bổ sung thêm người mới có vẻ như khiến nhân viên cũ vất vả hơn việc tự làm một mình, để hoàn thành một công việc tốn nhiều thời gian hơn bởi cần phải trải qua nhiều người mới xong việc, các xung đột nội bộ xảy ra khi thông tin giao tiếp bị đứt gãy và phân mảnh,…

Công ty nào cũng cần phải tăng trưởng và không thể tránh khỏi những khó khăn. Thách thức ở đây là tăng trưởng nhưng kìm hãm những tác động tiêu cực từ tăng trưởng càng chậm càng tốt. Vậy làm thế nào để làm được điều đó? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

thách thức hàng đầu đối với doanh nghiệp

Thách thức đầu tiên: Chuyên môn hoá

Trong các start-up, mỗi thành viên đều kiêm nhiệm hàng tá nhiệm vụ khác nhau. Cách làm việc này phát huy hiệu quả ban đầu bởi mỗi người đều hiểu tường tận về công ty, nhu cầu giao tiếp cũng đơn giản bởi không có những quy trình bàn giao công việc phức tạp. Nhưng, khi công ty phát triển, khối lượng kiến thức cho các bộ phận chuyên môn tăng dần, việc bổ sung một nhân sự mới vào team ngày càng khó khăn, bởi yêu cầu kiến thức ngày càng tăng lên. Sẽ tới một ngày, khi tự làm việc còn nhanh hơn giao việc & hướng dẫn cho một nhân viên mới, thì đây chính là lúc cần chuyên môn hoá.

Tuy nhiên, khi chuyên môn hoá từng công việc trong doanh nghiệp thì sẽ tạo ra một tình thế phức tạp mới. Bởi các bộ phận giờ đã chuyên môn hoá, các bộ phận sẽ phải chuyển giao công việc cho nhau khi muốn thực hiện một nhiệm vụ chung, lịch trình làm việc giữa các bộ phận có thể bị chồng chéo, và mọi người sẽ tập trung vào các vấn đề chuyên môn của họ hơn các hiểu biết chung. Đây là những thách thức khiến công việc bị tắc nghẽn và đình trệ, khiến việc phối hợp trở nên khó khăn giữa các team. 

Để giảm thiểu tác động của các vấn đề này, doanh nghiệp cần giải quyết bằng các chiến thuật khác, đó là Thiết kế tổ chức & thiết kế quy trình. 

Thách thức thứ hai: Thiết kế tổ chức

Quy tắc đầu tiên khi thiết kế tổ chức là không có cách thiết kế nào hoàn hảo. Với bất kỳ cách nào, doanh nghiệp đều sẽ tối ưu luồng thông tin giao tiếp ở một số bộ phận, và khiến luồng thông tin giao tiếp của một số bộ phận khác giảm sút. Ví dụ: Nếu sắp xếp bộ phận Quản lý sản phẩm dưới quyền kiếm soát của bộ phận Engineering, doanh nghiệp đã tối ưu luồng giao tiếp giữa bộ phận Quản lý sản phẩm và bộ phận Engineering, và đồng thời không ưu tiên luồng giao tiếp giữa bộ phận Quản lý sản phẩm với bộ phận Marketing.

Hãy coi thiết kế tổ chức là thiết kế cấu trúc luồng thông tin chảy trong doanh nghiệp (communication architecture). Nếu muốn cải thiện chất lượng giao tiếp ở đây, hãy thiết kế cơ cấu tổ chức (các bộ phận, thứ bậc), sao cho nhân viên ở đó được báo cáo với người quản lý trực tiếp của họ. Ngược lại, những vị trí cách xa nhau trong sơ đồ tổ chức thì mức độ giao tiếp của họ càng giảm. 

Thiết kế tổ chức cũng định nghĩa cách doanh nghiệp của giao tiếp với đối tác bên ngoài. Ví dụ, khi thiết kế đội ngũ bán hàng theo sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tối ưu được năng lực của đội ngũ bán hàng theo từng sản phẩm, nhưng một khách hàng mua nhiều sản phẩm sẽ phải liên lạc với nhiều người tư vấn khác nhau. Khi thiết kế đội ngũ bán hàng theo contact khách hàng, một nhân viên bán hàng sẽ phải học kiến thức của tất cả sản phẩm, nhưng sẽ thuận tiện cho trải nghiệm của khách hàng khi họ muốn tìm hiểu nhiều sản phẩm. 

Dưới đây là những bước cơ bản trong quá trình thiết kế tổ chức: 

  1. Xác định đâu là thông tin cần được trao đổi thông suốt: Hãy liệt kê những kiến thức quan trọng trong tổ chức và xem ai là người cần có chúng. 
  2. Xác định đâu là những vấn đề cần quyết định: Hãy cân nhắc những loại quyết định phải đưa ra một cách thường xuyên. Doanh nghiệp phải thiết kế tổ chức sao cho số lượng quyết định được đưa ra là lớn nhất dưới quyền hạn của một vị trí quản lý.
  3. Ưu tiên những tuyến giao tiếp và quyết định quan trọng nhất: Doanh nghiệp muốn bộ phận quản lý sản phẩm hiểu thị trường hơn hay hiểu cơ chế sản phẩm hơn? Hãy lưu ý việc xác định ưu tiên sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế hiện tại. Nếu tình huống thay đổi, doanh nghiệp có thể tái cơ cấu.
  4. Xác định người điều hành mỗi nhóm: Lưu ý, đây là bước thứ tư trong thiết kế tổ chức, chứ không phải bước đầu tiên. Bởi mục đích của việc thiết kế này là tối ưu hoá tổ chức cho nhân viên – tức là những người làm việc trực tiếp – chứ không phải cho các nhà quản lý. Phần lớn sai lầm trong thiết kế tổ chức đều xuất phát từ việc đặt tham vọng của người lãnh đạo công ty lên trước nhu cầu giao tiếp cho nhân viên. 

Thách thức thứ ba: Thiết kế quy trình 

Mục đích của quy trình là giao tiếp và truyền tải thông tin. Khi công ty chỉ có 5 người, công ty không cần có quy trình, mọi người chỉ cần nói to lên với nhau là đủ. Trong công ty quy mô nhỏ, các bộ phận có thể bàn giao công việc một cách dễ dàng, mọi người có thể truyền thông tin quan trọng cho nhau, công việc diễn ra trơn tru vì không phải qua quy trình thủ tục lằng nhằng. Nhưng với nhiều nhân viên, việc giao tiếp trở nên khó khăn gấp bội phần. Những phương thức giao tiếp tạm thời, giao tiếp trực tiếp không còn tác dụng. Doanh nghiệp cần một thứ gì đó ổn định hơn – một quy trình giao tiếp. 

Quy trình là một phương tiện truyền tải thông tin chính thống và có cấu trúc. Quy mô của quy trình có thể được mở rộng hoặc thu hẹp nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Quy trình giúp đảm bảo việc giao tiếp/ truyền đạt thông tin được diễn ra và nó diễn ra với chất lượng tốt. 

Nên giao nhiệm vụ thiết kế quy trình cho ai? Quy trình thuộc bộ phận nào thì hãy giao cho những người trực tiếp thực hiện công việc của bộ phận đó, bởi vì họ biết cần truyền tải thông tin gì – cho ai – vào lúc nào – trong quy trình đó. Họ cũng là người phù hợp nhất để chuẩn hóa quy trình sẵn có và điều chỉnh chúng khi công ty mở rộng quy mô. 

Đối với các công ty mới, dưới đây là một số điều cần lưu ý khi thiết kế quy trình: 

  • Tập trung vào đầu ra của quy trình
  • Xác định cách đánh giá hiệu quả ở mỗi bước thực hiện 
  • Xác định người chịu trách nhiệm trong quy trình 

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *