Khi tinh thần làm việc của nhân viên cao, họ sẽ có cái nhìn tích cực trong mọi tình huống và chất lượng công việc của họ cải thiện đáng kể. Nhưng khi tinh thần của nhân viên xuống thấp (có thể là do thiếu đào tạo nguồn nhân lực, môi trường độc hại, lãnh đạo kém…), hiệu quả và chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng, và nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân mà chỉ động viên họ bằng lời thì giống như đẩy một tảng đá lên dốc vậy.
Đối với các nhà quản lý, việc củng cố sự tự tin và tâm trạng của nhân viên có thể là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt nếu đang quản lý một nhóm làm việc từ xa. Cùng Open End tìm hiểu 8 nguyên nhân làm suy giảm động lực làm việc của nhân viên, cũng như các giải pháp giải quyết vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Vì sao tinh thần làm việc của nhân viên ngày càng thấp?
Không thể cân bằng công việc – cuộc sống
Công việc chồng chất khiến nhân viên phải tăng ca liên tục, về đến nhà thì người đã mệt mỏi và không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Tình trạng này nếu diễn ra với tần suất thường xuyên sẽ tạo ra sự chán nản trong công việc. Nếu doanh nghiệp không cải thiện tình trạng này, nhiều nhân viên sẽ chọn cách rời đi và đến một công ty khác có thể cân bằng công việc – cuộc sống hơn, hoặc có đãi ngộ xứng đáng hơn với công sức mà họ bỏ ra.
Giao tiếp kém
Thiếu giao tiếp là lý do chính khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả. Nếu không giao tiếp hiệu quả, mọi người sẽ không hiểu được nhiệm vụ mà họ phải làm. Về sau, sự mơ hồ này sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc thực hiện các dự án. Điều tồi tệ hơn, nó có thể dẫn đến việc nhân viên thể hiện thái độ tiêu cực hoặc quyết định nghỉ việc.
Lãnh đạo kém hiệu quả
Một nguyên nhân khác dẫn đến hiệu quả làm việc nhóm kém là khả năng lãnh đạo tệ. Mặc dù không thể giao tiếp có thể là một lý do chính dẫn đến khả năng lãnh đạo kém, nhưng đó chắc chắn không phải là lý do duy nhất. Việc lãnh đạo tốt bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm khả năng ủy quyền, thúc đẩy sự tập trung và tràn đầy năng lượng trong công việc cho nhân viên, kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như thu hút phản hồi thường xuyên…
Mức độ gắn kết của nhân viên thấp
Hiệu suất kém được gây ra bởi một số áp lực trong môi trường làm việc. Khi nhân viên không thích công việc của họ hoặc cảm thấy họ không được công ty đánh giá cao, họ sẽ ít có khả năng thực hiện tốt vai trò của mình hay giảm hứng thú khi làm việc nhóm.
Thiếu động lực làm việc
Hiệu suất kém có thể bắt nguồn từ mức độ tương tác thấp, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như tinh thần mệt mỏi, căng thẳng cá nhân hoặc cảm giác nghi ngờ bản thân. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về động lực có thể mất thời gian, nhưng đó là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần giải quyết.
Công việc kém phù hợp
Khi mọi người ở sai vai trò, điều đó khiến công việc trở nên khó khăn hơn. Lý do rất đơn giản: Mọi người làm việc tốt hơn khi họ có một công việc phù hợp với thế mạnh của họ.
Thật không may, các nhà quản lý và lãnh đạo thường không có một bức tranh rõ ràng về những đặc điểm cần thiết cho những vai trò cụ thể. Hãy đánh giá hành vi và nhiều khía cạnh trong công việc của nhân viên để hiểu được từng người họ phù hợp nhất với vị trí nào.
Thiếu đào tạo nguồn nhân lực bài bản
Nhà quản lý không thể nào kỳ vọng tất cả nhân viên của mình sẽ mang lại doanh thu tốt mỗi năm cho doanh nghiệp nếu như họ không được đào tạo nguồn nhân lực bài bản, cập những kiến thức mới trong ngành thường xuyên. Nhiều lực lượng lao động kỳ vọng công ty của mình sẽ tổ chức chương trình đào tạo nhân sự hiệu quả để nâng cao kỹ năng, thúc đẩy hiệu suất công việc tốt hơn. Việc một công ty không đầu tư và cung cấp đào tạo toàn diện cho nhân viên của họ thực sự là một thiếu sót lớn. Công việc thì ngày càng nhiều, nhưng kinh nghiệm, kỹ năng vẫn “dậm chân tại chỗ” sẽ khiến họ chán nản, mơ hồ trong chính vai trò của mình.
Truyền những thông tin sai sự thật
Giao tiếp là điều cần thiết để quản lý nhân viên thành công, cũng như để củng cố tinh thần của nhân viên trong thời gian thay đổi. Nếu nhà quản lý không thực hiện một cách tiếp cận chủ động và có chiến lược phù hợp để chia sẻ thông tin với nhân viên mình, khả năng cao sẽ có nguy cơ các tin đồn ngày một lan rộng hơn. Đừng nghĩ rằng thông tin sai lệch sẽ không tràn lan trong môi trường làm việc từ xa. Trên thực tế, nó có thể lan rộng hơn nữa. Và, trước khi đội ngũ quản lý biết điều đó, tinh thần của nhân viên đã bị ảnh hưởng ít nhiều.
Tinh thần làm việc của nhân viên ảnh hưởng thế nào đến sự thành công của doanh nghiệp?
Tinh thần tại nơi làm việc đề cập đến thái độ và phản hồi của nhân viên về công việc của họ, điều này rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Tinh thần làm việc của nhân viên thấp có thể cản trở doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chung của tổ chức, và cũng có thể dẫn đến năng suất thấp, tăng tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự và mất khả năng sinh lời.
Tinh thần có thể là nhiên liệu thúc đẩy một tổ chức tiến lên hoặc là nhiên liệu nuôi dưỡng ngọn lửa của sự bất mãn, hiệu suất kém và sự vắng mặt của nhân viên (Ewton, 2007). Tổ chức Gallup ước tính rằng có 22 triệu nhân viên thiếu gắn kết tích cực gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ lên tới 350 tỷ đô la mỗi năm do mất năng suất đi làm việc, bao gồm vắng mặt, bệnh tật và các vấn đề khác xảy ra khi nhân viên không hài lòng trong công việc.
Theo Khảo sát về sự vắng mặt không theo lịch trình của CCH, các nhà tuyển dụng đã không đạt được bước tiến đáng kể nào trong việc giải quyết vấn đề này, gây thiệt hại hàng tỷ đô la cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà tuyển dụng lớn nhất nước Mỹ ước tính rằng việc vắng mặt đột xuất của nhân viên khiến doanh nghiệp của họ phải trả hơn 760.000 đô la mỗi năm cho chi phí tiền lương trực tiếp, doanh thu bị mất đi nhiều bởi ảnh hưởng của tinh thần làm việc kém (“CCH 2007 Unscheduled,” 2007).
Làm sao để cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên?
Cải thiện năng suất của nhân viên là một quá trình gồm nhiều bước – một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn bền bỉ. Đầu tiên, hãy dành thời gian để đánh giá nhân viên và xác định lý do khiến họ làm việc kém đi. Tiếp theo, hãy yêu cầu họ cung cấp thông tin đầu vào về những gì họ cần từ doanh nghiệp để cải thiện và những bước có thể thực hiện để đáp ứng nhu cầu của họ. Trong suốt quá trình này, hãy chú ý lắng nghe từng thành viên trong nhóm và cởi mở với mọi phản hồi mà họ có thể có.
Nếu như nguyên nhân tinh thần làm việc của nhân viên thấp là vì 8 lý do đã kể trên, hãy áp dụng một số cách dưới đây nhằm cải thiện tình trạng này:
Cải thiện giao tiếp trong doanh nghiệp
Giao tiếp tốt và kỳ vọng rõ ràng là những thành phần thiết yếu có thể nâng cao tinh thần của nhân viên. Cho nhân viên thấy rằng doanh nghiệp đánh giá cao nhu cầu của họ bằng cách thông báo cho họ về các vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tiến hành các cuộc họp hàng tháng hoặc hàng quý để đảm bảo rằng đội ngũ quản lý đang giao tiếp hiệu quả với toàn bộ nhân viên của mình, cũng như tiến hành các cuộc họp quản lý thường xuyên. Nhân viên sẽ cảm thấy được tham gia nhiều hơn và đảm nhiệm vai trò của mình tốt hơn khi họ biết chính xác những gì doanh nghiệp mong đợi ở họ.
Lắng nghe nhân viên nhiều hơn
Hãy dành thời gian để nói chuyện với đội ngũ nhân viên. Nhà quản lý có thể tiến hành khảo sát sự hài lòng của nhân viên thường xuyên để xác định các vấn đề về tinh thần làm việc xuống thấp. Hiểu được những gì nhân viên đang trải qua giúp họ cảm thấy được đồng cảm hơn, từ đó sẽ cải thiện tinh thần họ một cách đáng kể.
Tránh để nhân viên bị kiệt sức
Đừng dồn cho nhân viên quá nhiều công việc. Công việc quá tải có thể dẫn đến sự không hài lòng khiến chất lượng và năng suất công việc giảm sút. Hãy đánh giá cẩn thận những kỳ vọng của nhân viên để đảm bảo họ không bị kiệt sức. Tìm kiếm các cơ hội đào tạo và phát triển có giá trị để giúp nhân viên chuyển đổi vai trò của họ hoặc phát triển sang một vai trò khác trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu khối lượng công việc ngày càng tăng. Ban quản lý nên cân nhắc việc tuyển dụng thêm người mới để chia sẻ bớt công việc. Và việc tuyển dụng thêm người mới cũng đòi hỏi doanh nghiệp có chương trình Onboarding và đào tạo lực lượng lao động mới phù hợp nhằm giúp họ bắt kịp tiến độ công việc. Chỉ có như vậy thì hiệu suất của cả nhân viên cũ và mới đều hiệu quả.
Biết ơn và khen thưởng xứng đáng với những thành công nhân viên mang lại
Hãy làm cho nhân viên cảm thấy rằng những nỗ lực trong công việc của họ là xứng đáng được khen thưởng. Khi nhân viên nỗ lực hơn nữa để hoàn thành một nhiệm vụ, hãy dành thời gian để thể hiện sự đánh giá cao của nhà quản lý. Tuyên dương và ghi nhận thành tích của nhân viên cho thấy rằng doanh nghiệp quan tâm đến nỗ lực của nhân viên, điều này thúc đẩy động lực và tinh thần làm việc một cách đáng kể.
Có nhiều hình thức để khen thưởng và công nhận, trong đó không thể thiếu việc tuyên dương thành tích nhân viên đó trước nhóm của họ. Ngoài ra, có thể trao tặng một phần thưởng cho họ như là lời cảm ơn cũng như khuyến khích nhân viên tiếp tục phát huy tinh thần tích cực này. Những phần thưởng đó có thể là hiện vật hoặc hiện kim…
Thiết kế chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, đào tạo nguồn nhân lực giúp thúc đẩy sự phát triển của công ty mạnh mẽ. Nhân viên cần được trang bị những kỹ năng cần thiết đối với sự thay đổi của ngành và phục vụ công việc hàng ngày tốt hơn. Bộ phận R&D cần lên kế hoạch thiết kế một chương trình đào tạo nhân sự cụ thể, chi tiết.
Để làm được điều này, doanh nghiệp phải hiểu được nhu cầu đào tạo của từng nhân viên để đưa ra các khoá học phù hợp. Tránh trường hợp nhân viên phải học những thứ không liên quan đến công việc của mình hoặc những điều mình đã biết rồi. Do đó, hiểu được điểm mạnh – yếu và mong muốn của nhân viên là điều rất quan trọng.
Như vậy, ta đã hiểu được rằng tinh thần làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu nhân viên của vui vẻ và hài lòng với công việc, họ sẽ làm việc năng suất hơn bao giờ hết, điều này thúc đẩy doanh số cho công ty đáng kể. Ngược lại, nếu họ cảm thấy bất mãn, không có động lực đi làm thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các mục tiêu của tổ chứ, doanh nghiệp. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục nó tức thì, nó có thể đến từ việc đãi ngộ không xứng đáng với năng lực, thiếu đào tạo nguồn nhân lực, hay lãnh đạo kém. Việc cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên sẽ cần nhiều thời gian, nhưng doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm được nếu kiên trì và tìm ra giải pháp đúng đắn cho trường hợp của mình.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn phát triển sản phẩm