Những phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả 2024

Phương pháp quản lý doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giống như xương sống của một tổ chức. Vậy nên việc xây dựng một mô hình quản lý phù hợp với doanh nghiệp sẽ đem đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Vậy đâu là phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

phương pháp quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là gì?

Phương pháp quản lý doanh nghiệp được đưa ra để hoạch định, tổ chức – triển khai, kiểm tra – giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của công ty. Ban lãnh đạo sẽ cần sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp trong các giai đoạn nhất định. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận hoặc mục tiêu phát triển thương hiệu…

Quản lý doanh nghiệp bao gồm năm khía cạnh: quản lý kế hoạch, quản lý quá trình, quản lý tổ chức, quản lý chiến lược và quản lý văn hóa. Năm yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ, không thể chỉ nhấn mạnh một khía cạnh và bỏ qua các khía cạnh kia. Một doanh nghiệp cần có sức mạnh tổng hợp này để tạo nên một hệ thống vững mạnh.

Thách thức của quản lý doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Tuy nhiên, sự quản lý yếu kém hay không có phương pháp quản lý doanh nghiệp phù hợp tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. 

Quản lý nhân sự 

Sự thành công hay thất bại của kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Điều này có nghĩa là khó khăn trong quản lý nhân sự doanh nghiệp có thể cản trở hiệu quả hoạt động chung. Cho dù đó là khó khăn trong khâu tìm kiếm và giữ chân người tài; các vấn đề về giao tiếp hay sa thải không đúng quy trình cũng dễ khiến các dự án thất bại.

Nhiều nhà quản lý phải đối mặt với những tình huống trên  mặc dù đã cố gắng thiết lập những phương pháp quản lý doanh nghiệp cụ thể. Nguyên nhân có thể đến từ việc thiếu kỹ năng, nguồn lực để bám sát các kế hoạch đề ra.  

Thu hút và giữ chân khách hàng

Đối tượng chính của kinh doanh là khách hàng. Do đó, việc thu hút và giữ chân khách hàng là một thách thức to lớn đối với các công ty.

Ngày nay, quản lý doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ lớn, các công ty nước ngoài. Đặc biệt, doanh nghiệp còn phải đối diện với xu hướng khách hàng đang trở nên khắt khe và nhu cầu thay đổi liên tục. Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi, tìm ra phương hướng vận hành thích hợp.

Lỗ hổng quản lý

Những lỗ hổng trong phương pháp quản lý doanh nghiệp sẽ cản sự phối hợp chính xác của các bộ phận và tạo ra mâu thuẫn nội bộ. Điều này đồng nghĩa với sự chậm trễ trong khâu phân phối dự án, lãng phí tài nguyên và quy trình làm việc kém hiệu quả.

Vấn đề này thường xảy ra do thiếu một hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Chỉ khi nào xây dựng được quy trình tập trung hóa, dân chủ hóa thông tin cho tất cả các thành viên thì tổ chức mới có thể phát triển mạnh mẽ. 

Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Một phương pháp quản lý doanh nghiệp thông minh và hiệu quả phải bao quát cả năm khía cạnh: quản lý kế hoạch, quản lý quá trình, quản lý tổ chức, quản lý chiến lược và quản lý văn hóa. 

phương pháp quản lý doanh nghiệp

Quản lý kế hoạch

Quản lý kế hoạch thường bị đánh giá sai trong quá trình làm việc. Mọi người cho rằng nó chỉ là một tập hợp dữ liệu, một văn bản hướng dẫn để đánh giá chỉ số. Tuy nhiên, bản thân kế hoạch là một bộ phận của quản lý. Nó bao gồm ba yếu tố chính: mục tiêu, nguồn lực và mối quan hệ phù hợp giữa hai yếu tố này.

Mục tiêu là cơ sở để quản lý kế hoạch. Trong khi đó, đối tượng của quản lý kế hoạch là nguồn lực và nguồn lực cũng là điều kiện để thực hiện mục tiêu. Để thực hiện kế hoạch , cách duy nhất là sử dụng tài nguyên.

Trong đó, mối quan hệ phù hợp giữa hai yếu tố này được xem là tiêu chuẩn để đo lường chất lượng của  phương pháp quản lý doanh nghiệp theo kế hoạch. Bởi vậy, yếu tố đầu tiên các công ty cần quan tâm là nguồn lực có thể hoàn thành mục tiêu đề ra không. Cụ thể, nếu mong muốn tham gia thị trường quốc tế, công ty đã có kênh truyền thông, bán hàng và sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ? Nếu không có nguồn lực thì tham vọng lớn cũng trở thành vô ích.

Quản lý quy trình

Chìa khóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh là quy trình. Hiện thực hóa quản lý doanh nghiệp theo quy trình đòi hỏi phải thay đổi một số thói quen truyền thống.

Thứ nhất, phá vỡ các “định hướng tư lợi”. Nhiều bộ phận chức năng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cảm giác tư lợi, thổi phồng chức năng của bản thân. Về lâu dài, lối suy nghĩ và làm việc này sẽ khiến hiệu quả chung của doanh nghiệp giảm sút. 

Phương pháp quản lý doanh nghiệp đáng chú ý tiếp theo là rèn luyện cách tư duy hệ thống. Mọi công việc đều là một bộ phận của quy trình. Việc hoàn thành nội dung phụ trách phải đáp ứng yêu cầu về thời gian. Ngoài ra, nhà quản lý cũng nên đồng thời nhấn mạnh sự phối hợp và định hướng mục tiêu của toàn bộ quá trình.

Thói quen cuối cùng cần có để quản lý quy trình doanh nghiệp là hình thành định hướng hiệu suất. Ban lãnh đạo cần quan tâm, thúc đẩy từng nhân viên và quan tâm đến các đề xuất mới để hoàn thiện hơn. Nếu có một bầu không khí làm việc hiệu suất tích cực, công ty chắc chắn có thể vươn tới những thành công lớn hơn. 

Quản lý tổ chức

Quyền lực và trách nhiệm luôn là hai khía cạnh cần được cân bằng trong quản lý, đây cũng là một vấn đề mà quản lý tổ chức cần giải quyết. Phương pháp quản lý doanh nghiệp này tuân theo một lý thuyết cổ điển, dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản.

Thứ nhất, thống nhất sự chỉ huy khi một người chỉ có thể có một người giám sát trực tiếp. Thứ hai, phạm vi quản lý chỉ nên trong khoảng 5-6 người. Thứ ba, phân công lao động được thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm và chuyên môn hoá. Thứ tư, quản lý tổ chức tốt cần có bộ phận hóa – tập trung nhân viên cùng chuyên môn, do một người quản lý lãnh đạo và điều phối. 

Quản lý chiến lược

Năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm ba đặc điểm cơ bản: tiềm năng gia nhập thị trường đa dạng; cung cấp giá trị mà khách hàng mong muốn; có khả năng khó đối với các đối thủ cạnh tranh. 

Việc thiết lập và trau dồi năng lực cạnh tranh cốt lõi là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Muốn vậy, nhà quản lý phải có phương pháp quản lý doanh nghiệp theo chiến lược dài hạn. Bản thân doanh nghiệp cần xem xét lại hoạt động kinh doanh, các nguồn lực và năng lực mà doanh nghiệp sở hữu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần quan sát xu hướng phát triển của thị trường và công nghệ để kịp thời đánh giá khả năng đổi mới.  

Cuối cùng, nói một cách đơn giản, quản lý chiến lược là một nỗ lực quản lý để đạt được năng lực cạnh tranh cốt lõi. Bằng cách củng cố và làm nổi bật những lợi thế ưu việt, kết hợp với hệ thống kiến ​​thức – kỹ năng, một doanh nghiệp mới đạt được vị thế cao.

Quản lý văn hóa

Phương pháp quản lý doanh nghiệp qua xây dựng văn hóa sẽ giúp tạo nên những đặc trưng bản chất của công ty. Sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp thường được thể hiện qua văn hóa doanh nhân (người lãnh đạo), văn hóa đoàn đội và văn hóa cạnh tranh. Vì vậy, quản lý văn hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi liên tục để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *