Chiến lược kinh doanh đóng vai trò sống còn đối với các doanh nghiệp, giúp tăng khả năng nhận diện sản phẩm, tăng uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh biết sử dụng các kỹ năng chuyên môn cũng như nghiệp vụ và kinh nghiệm nghề nghiệp nhằm tối ưu hiệu quả bán hàng. Cùng Open End tìm hiểu các chiến lược kinh doanh nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Tập trung vào thị trường ngách
Một trong những chiến lược kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp thành công sử dụng chính là tập trung và thị trường ngách. Thay vì đổ dồn vào thị trường lớn, các doanh nghiệp cần tạo ra lối đi riêng cho mình bằng cách mở ra các thị trường ngách nhỏ. Các thị trường lớn được xem là miếng bánh béo bở mà tất cả các công ty, doanh nghiệp cùng ngành xâu xé tranh giành thị phần. Nếu tập trung vào thị trường chung này doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh với đối thủ và hiệu quả lợi nhuận đạt được cũng không cao. Trong khi đó nếu mở ra thị trường ngách nhỏ và chưa có đối thủ doanh nghiệp sẽ chiếm được vị trí thượng phong.
Áp dụng các chiến lược linh hoạt
Áp dụng các chiến lược linh hoạt chính là chiến lược kinh doanh hiệu quả bật nhất. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cần có các kỹ năng bán hàng, chăm sóc và tương tác linh hoạt với khách hàng của mình. Kỹ năng này được hình thành từ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như được trau dồi thông qua các giao dịch mua bán với khách hàng. Trong các giao dịch bán hàng, khách hàng sẽ đưa ra các thách thức cũng như yêu cầu về quyền lợi dành cho nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên mỗi công ty, doanh nghiệp lại có quy trình và các nguyên tắc làm việc nhất định, khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Trong chiến lược kinh doanh này, thay vì từ chối hoặc đưa ra câu trả lời khẳng định “Không” với khách hàng, nhân viên kinh doanh cần biến tấu sao cho làm hài lòng khách hàng. Điều này sẽ giúp níu chân khách hàng, tránh làm họ mất lòng và nâng cao uy tín của thương hiệu, doanh nghiệp. Kỹ năng ứng biến tình huống linh hoạt là đòn bẩy của chiến lược bán hàng hiệu quả và thu hút được khách hàng tiềm năng.
Xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản
Xây dựng chiến lược kinh doanh thông qua các kịch bản bán hàng bài bản giúp tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp. Để xây dựng được kế hoạch tốt nhân viên bộ phận marketing cần kết nối với nhân viên kinh doanh nhằm nắm bắt tâm lý khách hàng và thị hiếu của thị trường. Bản kế hoạch cần có mục tiêu và đối tượng cụ thể rõ ràng, các bước trong kế hoạch cần được hoạch định và thực hiện đúng hướng nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất. Chiến lược bán hàng bài bản chính là cách tối ưu nhất để doanh nghiệp thu hút khách hàng và công chúng, tăng độ nhận diện sản phẩm, thương hiệu.
Lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách hàng
Đây là một trong những chiến lược kinh doanh luôn mang lại hiệu quả. Thay vì dành nhiều thời gian để quảng bá về những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ, nhân viên bán hàng nên dành thời gian lắng nghe câu chuyện của khách hàng. Nhân viên kinh doanh cần nắm rõ các nguyên tắc giao tiếp trong bán hàng bao gồm: Không nói về bản thân mình; Không nói về sản phẩm/ dịch vụ; Không rao bán bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào khi vừa mở đầu câu chuyện. Nên mở đầu cuộc hội thoại bằng những câu chuyện liên quan đến khách hàng hoặc để họ tự động nói về những khó khăn, mong muốn của mình. Từ câu chuyện đó có thể cung cấp các sản phẩm, giải pháp hoặc dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề của khách hàng.
Thương lượng để đôi bên cùng có lợi
Nhân viên kinh doanh cần ghi nhớ nguyên tắc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mang đến lợi ích cho khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một cuộc giao dịch mua bán cần đảm bảo tính sòng phẳng và công bằng để hai bên cùng có lợi. Nhiều nhân viên kinh doanh chỉ vì ham lợi trước mắt, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng với giá cao đến khách hàng của mình. Điều này không chỉ làm mất uy tín của thương hiệu mà còn làm mất đi chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu quyền lợi quá nhiều, nhân viên kinh doanh cần áp dụng các chiến lược thông minh nhằm thương lượng đi tới thống nhất chung có lợi cho cả hai bên.
Làm nổi bật rủi ro và cơ hội
Nhiều nhân viên kinh doanh chỉ tập trung nêu bật lên các ưu điểm, cơ hội dành cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà họ đang cung cấp. Điều này sẽ khiến khách hàng tiềm năng cảm thấy hoài nghi về tính chân thật của câu chuyện cũng như hiệu quả thực sự của sản phẩm.
Thay vì tập trung tâng bốc sản phẩm của mình, nhân viên bán hàng nên nêu lên lý do vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm của mình. Nêu bật lên những điểm khác biệt mà sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mang lại, những ưu điểm so với các sản phẩm cùng dòng hay dịch vụ của đối thủ. Chiến lược này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm, từ đó đánh giá tốt hơn về thương hiệu doanh nghiệp.
Quan tâm hơn đến khách hàng thân thiết
Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia, để kiếm được 1 khách hàng mới, doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền đắt hơn 5 lần so với việc giữ chân khách hàng cũ. Các khách hàng cũ có sự tin tưởng đối với sản phẩm cũng như thương hiệu cung cấp, không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo và tiếp thị. Việc thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm giữ chân khách hàng hiện tại, biến họ trở thành khách hàng trung thành.
Cung cấp sản phẩm hữu ích đến khách hàng
Việc cung cấp một sản phẩm hữu ích đến khách hàng sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc việc giới thiệu chung chung cho tất cả các đối tượng. Nhân viên bán hàng cần xác định được đâu là khách hàng tiềm năng, đâu là thị trường mục tiêu mà mình cần hướng đến. Cụ thể cần có các chiến lược kinh doanh hướng đến các đối tượng khách hàng cụ thể, các khách hàng có tiềm năng mua sản phẩm nhiều nhất. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa kinh phí, nhân lực và thời gian trong việc bán hàng. Khoanh vùng đối tượng khách hàng sẽ giúp tăng sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm từ đó tăng doanh thu và sức cạnh tranh.
Để khách hàng dùng thử sản phẩm
Không có chiến lược kinh doanh nào mang đến hiệu quả nhanh chóng hơn việc để khách hàng dùng thử sản phẩm, giải pháp và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Các doanh nghiệp nên đưa ra chính sách dùng thử ngắn hạn các sản phẩm để khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm. Cụ thể các doanh nghiệp có thể để khách hàng dùng thử sản phẩm từ 3 ngày đến nửa tháng. Điều này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về sản phẩm từ đó đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không. Và nếu sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp là giải pháp giải quyết những khó khăn mà khách hàng đang tìm kiếm thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mua.
Đưa ra các gợi ý dành cho khách hàng
Một trong những chiến lược kinh doanh được hầu hết các công ty áp dụng chính là gợi ý sản phẩm cho khách hàng của mình. Khi đó, nhân viên bán hàng cần khéo léo khi đưa ra các gợi ý. Thay vì xuất hiện với tư cách là một người bán hàng, nhân viên bán hàng cần linh hoạt để khách hàng nhìn nhận họ là một người giới thiệu sản phẩm thay vì đang cố gắng bán sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng có tinh thần thoải mái, không cảnh giác cũng như không có cảm giác bị dụ dỗ lừa gạt.
Trên đây là 10 chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng. Tùy từng sản phẩm, dịch vụ và nguồn lực mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những chiến lược phù hợp để bứt phá doanh số.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : mô hình kinh doanh B2C