Với sự bùng nổ của công nghệ, không chỉ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp mà còn thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng thì mô hình O2O ra đời được ví như giải pháp “cứu cánh” cho sự phát triển của các doanh nghiệp truyền thống hiện nay. Đặc biệt là khi thương mại điện tử trở thành một xu hướng cực phát triển, mang đến những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Như vậy, sự thay đổi là yếu tố tất yếu mà chúng ta có thể thấy rất rõ. Cùng Open End tìm hiểu về mô hình kinh doanh O2O qua bài viết dưới đây.
O2O là gì?
Một câu hỏi chung cho chủ đề ngày hôm nay ắt hẳn khiến rất nhiều người phải “đau đầu”, O2O là gì? là một mô hình kinh doanh rất phổ biến trong thời đại công nghệ số 4.0. Nhưng với nhiều người đây vẫn là một khái niệm vẫn còn quá xa lạ,
O2O được viết tắt từ cụm từ Online to Offline dùng để nói về mô hình kinh doanh cùng lúc kết hợp cả hình thức online và offline để mở rộng điều kiện phát triển và tối ưu hóa cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Thông thương, chúng ta sẽ phần lớn gặp các đơn vị kinh doanh online hoặc theo mô hình truyền thống (offline) độc lập nhiều hơn.
Có thể O2O chưa quá phổ biến tại Việt Nam, nhưng trên thế giới nó đã được biết đến là xu thế phát triển kinh doanh đang nhận được rất nhiều đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng nhất định đến thị trường chung.
Về cơ bản, mô hình kinh doanh này sẽ dùng các phương thức tiếp cận kỹ thuật số tạo tiền đề, động lực thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng và ở đây chính là đến với các cửa hàng trực tiếp. Điều này hoàn toàn gia tăng được trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng, đặc biệt có thể “bù đắp” những lỗ hổng ở mô hình kinh doanh online hay offline hiện nay.
Tại sao lại xuất hiện mô hình O2O?
Theo trình tự thời gian, các mô hình kinh doanh xuất hiện đều đến từ sự thay đổi tất yếu của thị trường, song hành cùng sự tiến bộ của công nghệ – khoa học. Ban đầu mô hình kinh doanh offline hoàn toàn “phủ sóng” mọi mặt trận từ những cửa hàng nhỏ lẻ, khu chợ sầm uất cho đến một chuỗi các trung tâm thương mại được ra đời. Tiếp đến, khi Internet phát triển, sự ra đời của các nền tảng mạng xã hội và ngành thương mại điện đã tạo ra một xu thế kinh doanh online đầy ấn tượng.
Tuy nhiên, mỗi mô hình này đều tồn tại những ưu – nhược điểm riêng biệt, vô tình tạo ra tình thế cạnh tranh đặc biệt trên thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp dù phát triển theo mô hình nào cũng đều có những hạn chế, khó khăn rất lớn. Đây chính là lý do vì sao lại xuất hiện mô hình O2O, mô hình này chính là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh doanh online và offline. Nó giải quyết vấn đề hạn chế về mặt bằng kinh doanh, trải nghiệm mua sắm cho khách hàng trong kinh doanh online.
Đồng thời, nó sẽ xây dựng được sự tin cậy hơn khi không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng, mẫu mã, số lượng,… đối với hình thức kinh doanh online. Đối với người tiêu dùng, O2O mang đến một xu hướng mua sắm hoàn toàn tiện lợi. Theo đó, thay vì đến trực tiếp các cửa hàng ngay từ đầu mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm sản phẩm ưng ý. Lúc này, khách hàng có thể tham khảo một loạt các thông tin cần thiết trên Internet, thậm chí có thể đặt hàng. Sau đó đến trực tiếp cửa hàng trải nghiệm và đánh giá kỹ lưỡng hơn.
Vì sao phải sử dụng O2O?
Là mô hình có thể nói rằng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì sao phải sử dụng O2O? ắt hẳn là mối bận tâm không của chỉ riêng ai. Không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam mà có rất nhiều khu vực và quốc gia đang có sự thay đổi rõ rệt với mô hình kinh doanh này và nó đến từ những lý do như sau:
Thứ nhất – Sự phát triển của Internet: Tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của Internet có lẽ là điều mà không ai có thể phủ nhận, đi kèm với đó số lượng người dùng các thiết bị có kết nối với Internet đang ngày một tăng lên. Chỉ riêng tại Việt Nam đã có đến 68,17 triệu người sử dụng như vậy, điều này đã trực tiếp tác động thay đổi rất nhiều điều và trong đó là cả kinh doanh.
Thứ hai – Sự phát triển của thương mai điện tử: Ngành thương mại điện tử ra đời đã hoàn toàn thay đổi “thế trận” của kinh doanh online. Kết hợp với điều thứ nhất thì nó đã buộc các doanh nghiệp phải đánh giá và nhìn nhận về sự thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường.
Thứ ba – Sự hạn chế của mua sắm trực tuyến: Mang đến rất nhiều sự tiện lợi nhất định cho người tiêu dùng, tuy nhiên hình thức này có hạn chế rất lớn đó là xây dựng niềm tiên với khách hàng, chính sách đổi trả mất nhiều thời gian.
Như vậy, tổng hợp từ ba lý do như trên chính là giải đáp hợp lý nhất cho câu hỏi vì sao phải sử dụng O2O lúc này.
Lợi ích khổng lồ từ mô hình kinh doanh O2O
Tất nhiên không phải ngẫu nhiên mà các cửa hàng, doanh nghiệp truyền thống lại chuyển đổi sang mô hình O2O hoặc các thương hiệu kinh doanh online theo định hướng lâu dài lại mở ra các cửa hàng cho mình. Ngay cả khi, xu hướng của thị trường đang dần thay đổi theo những kỹ thuật công nghệ hiện đại và tiện lợi, mang đến những trải nghiệm đầy thú vị cho người tiêu dùng. Bởi đánh giá một cách tổng quan nhất, mô hình kinh doanh O2O đã và đang mang đến cho doanh nghiệp áp dụng những lợi ích khổng lồ.
Mở rộng đối tượng khách hàng, kênh bán hàng: Không gói gọn ở các đối tượng khách hàng, kênh bán hàng đặc thù của từng mô hình riêng lẻ. O2O cho phép doanh nghiệp mở rộng đối tượng khách hàng, kênh bán hàng một cách tối ưu nhất.
Nâng cao sự uy tín cho doanh nghiệp: Người mua có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin, liên hệ với doanh nghiệp từ trải nghiệm trực tuyến cho đến trực tiếp. Điều này sẽ từng bước củng cổ sự uy tín cho doanh nghiệp, sự tin cậy cho sản phẩm, dịch vụ.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Là tổng hòa của hai hình thức kinh doanh nên mô hình này đồng thời mang đến rất nhiều trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Góp phần giúp tăng sự hài lòng, có nhiều đánh giá tốt hơn cho sản phẩm, thương hiệu.
Đa dạng hình thức thanh toán: Trong kinh doanh O2O người tiêu dùng và người bán khi giao dịch sẽ được trải nghiệm rất nhiều hình thức thanh toán từ tiền mặt, ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản cho đến thanh toán qua app hay mã QR.
Mô hình O2O phù hợp với ngành hàng gì?
Từ những đặc trưng riêng biệt của O2O thì theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mô hình này phù hợp nhất với ngành bán lẻ. Ở thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp, thương hiệu đang phát triển theo mô hình O2O này đều thuộc ngành bán lẻ. Tất nhiên, ngay bản lẻ cũng có rất nhiều hình thức khác nhau và điều này đôi khi cũng khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Theo đó, hiện nay ngành bán lẻ đang có 6 hình thức được coi là phổ biến nhất như sau:
1. Bán lẻ thu tiền tập trung
2. Bán lẻ thu tiền trực tiếp
3. Bán lẻ tự phục vụ (tự chọn)
4. Bán trả góp
5. Bán hàng tự động
6. Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
Các doanh nghiệp, thương hiệu bán lẻ hiện nay cũng có rất nhiều quy mô, hoàn toàn khác với quan điểm của nhiều người. Phần lớn khi nhắc đến ngành bán lẻ, số đông đều nghĩa đó là những cửa hàng, mặt bằng kinh doanh đơn lẻ mà thôi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bán lẻ còn sở hữu các chuỗi của hàng lớn nhỏ điển hình như Juno hoặc một loạt các cửa hàng bách hóa tổng hợp hay các hợp tác xã điển hình.
Những mặt còn hạn chế của mô hình O2O
Dù mang đến rất nhiều lợi ích “siêu to khổng lồ” cho các doanh nghiệp áp dụng, nhưng mô hình O2O vẫn có những hạn chế nhất định. Đây là điều rất khó tránh khỏi, bởi cho đến nay vẫn chưa có một mô hình kinh doanh nào được coi là hoàn hảo. Ngay cả khi O2O có thể khắc phục rất nhiều hạn chế ở các mô hình độc lập là online và offline.
+ Dù được sử dụng rất nhiều hình thức thanh toán, nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn được ưa chuộng ở mô hình này. Điều này tưởng chừng như vô hại, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều vấn đề. Điển hình như khi phải đổi trả sản phẩm khách không muốn thanh toán phí ship hay sản phẩm không bị lỗi gì nhưng khách không chịu thanh toán, bùng tiền của shop.
+ Tình trạng đơn hàng ảo sau đó khách “bùng đơn” có thể khiến việc sai lệch về doanh số tổng bán hàng, thâm thụt đến lợi ích của người bán.
+ Việc tương tác trên các nền tảng Internet trước khi khách hàng đến trực tiếp cửa hàng rất khó để nắm bắt tâm lý, thậm chí có thể tư vấn sai khiến mất khách tiềm năng.
+ Với việc hoạt động kinh doanh cùng lúc cả online và offline nên sẽ đòi hỏi một số lượng nhân sự nhất định để có thể đảm bảo các công việc được tiến hành một cách đảm bảo, đồng bộ nhất.
+ Việc quản lý khách hàng, đơn hàng sẽ tăng gấp đôi về khối lượng công việc, buộc nhà quản trị phải thay đổi các phương pháp cũ trước đấy.
Áp dụng O2O vào kinh doanh như thế nào?
Những sự thay đổi rõ rệt là minh chứng cho tác động không nhỏ của mô hình kinh doanh O2O trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đương nhiên việc áp dụng mô hình O2O vào kinh doanh sẽ được các doanh nghiệp “biến tấu” một cách khác nhau. Bởi điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp trên thị trường là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, số đông các doanh nghiệp khi áp dụng mô hình O2O sẽ sử dụng đến kỹ thuật “Buy Online Pick – Up In Store”.
Kỹ thuật này được hiểu rằng người tiêu dùng có thể đặt sản phẩm mà mình ưng ý trên các kênh phân phối trực tuyến sau đó nhận hàng tại cửa hàng. Hoặc cho phép người tiêu dùng đổi trả các sản phẩm đã đặt mua online tại các cửa hàng phân phối trực tiếp. Ngoài ra, có một phương thức mới hơn trong kỹ thuật này là thông qua các phiếu tích điểm khi mua sắm online, khách hàng sẽ được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp tại hệ thống cửa hàng của thương hiệu. Với cách áp dụng này, các doanh nghiệp sẽ cùng lúc đẩy mạnh hiệu quả các kênh bán hàng của mình.
Tại sao mô hình kinh doanh O2O đang là xu thế mới trong kinh doanh?
O2O được mệnh danh là xu thế mới trong kinh doanh, đây có lẽ là điều gây bất ngờ với rất nhiều người. Ở thị trường Việt Nam, số đông mọi người vẫn cho rằng mô hình kinh doanh Online và nhất là thương mại điện tử mới là xu thế áp đảo.
Nhưng nếu nghiên cứu kỹ hơn về thị trường thì có thể thấy điều hoàn toàn ngược lại. Người tiêu dùng nói chung và người Việt nói riêng dù yêu thích những trải nghiệm mới, nắm bắt nhanh các xu hướng mua sắm hiện đại. Nhưng số đông vẫn sẽ lựa chọn việc mua sắm trực tiếp và nhất là với những sản phẩm có giá trị cao.
Tất nhiên, một điều chắc chắn là không phải mặt hàng hóa, dịch vụ nào cũng phù hợp để chuyển đổi sang online. Nhưng có một điều có thể dễ dàng thấy rằng, các doanh nghiệp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn và phải “chịu thiệt” hơn so với các doanh nghiệp online.
Việc tiếp cận, mở rộng thị trường và gia tăng trải nghiệm trên các nền tảng Internet luôn mang đến nhiều cơ hội kinh doanh. Nhưng vậy, kết hợp những điều trên chúng ta có thể thấy rằng một mô hình O2O có thể đồng thời giải quyết được rất nhiều vấn đề nan giải trong thị trường có nhiều sự biến động. Nhất là khi công nghệ hiện đại đang dần thay đổi cuộc sống của chúng ta, nhưng vẫn có những điều được giữ nguyên và bắt buộc cần phải có một sự linh hoạt.
Những điều trên thực chất đã có và tồn tại từ rất lâu trên thị trường tiêu dùng, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Từ đó, đây cũng chính là lý do vì sao O2O sẽ là xu thế kinh doanh mới trong tương lại. Nó sẽ là giải pháp hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp trong tình hình mới. Dù khi triển khai, áp dụng O2O cũng không phải dễ dàng chút nào và có rất nhiều bài toán nan giải cần phải giải quyết.
Mô hình O2O đã thay đổi ngành bán lẻ như thế nào?
Bán lẻ là một ngành phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng, điển hình các trải nghiệm công nghệ mới hiện nay đã hình thành các xu hướng mới. Với các doanh nghiệp bán lẻ nếu không kịp thích ứng và thay đổi thì việc phải đóng cửa là điều khó tránh khỏi.
Minh chứng rõ ràng nhất chính là vào năm 2019, tại Mỹ đã có đến hơn 9300 cửa hàng phải đóng cửa do tác động và thay đổi của thị trường. Những doanh nghiệp này có thể đóng cửa vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như chậm trễ trong thay đổi, nắm bắt xu hướng chính là nguyên nhân rất lớn.
Một điều có thể khẳng định được rằng, mức độ cạnh tranh của ngành bán lẻ ngày càng trở nên khốc liệt trên mọi quy mô. Vì vậy, mô hình O2O đã thay đổi cục diện khi trở thành giải pháp chuyển đổi công nghệ số đối với các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống. Gần như các doanh nghiệp truyền thống khi không thay đổi cũng đồng nghĩa với việc chặn đứng con đường phát triển trong tương lại. Trong khi đó, O2O chính là sự chuyển đổi tất yếu của thời đại, khi đưa công nghệ vào quá trình kinh doanh nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Bên cạnh sự chuyển đổi trong kinh doanh, mô hình O2O còn tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nền tảng win-win hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bởi khi triển khai các mô hình kinh doanh O2O buộc các doanh nghiệp bán lẻ cần phải có sự liên kế với các doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp thanh toán, vận chuyển.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn lương