Những lưu ý khi thiết lập mục tiêu OKR cho doanh nghiệp

OKR giúp liên kết nội bộ tổ chức bằng việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu phòng ban cùng mục tiêu cá nhân tới các kết quả cụ thể. OKR nếu được áp dụng một cách nhất quán sẽ làm thúc đẩy khả năng đạt được các mục tiêu. Một nghiên cứu từ Better Works chỉ ra rằng, đối với các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng việc thiết lập các mục tiêu thì khả năng thành công có thể tăng gấp 3 lần so với việc không áp dụng. Cùng Open End tìm hiểu những lưu ý khi thiết lập mục tiêu OKR cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

thiết lập mục tiêu OKR

Đặt 2-5 mục tiêu tại cùng một thời điểm

Khi thiết lập mục tiêu OKR chúng ta thường đặt ra rất nhiều những mục tiêu để thực hiện, việc làm này có thể dễ dàng khiến doanh nghiệp có thể bị lệch hướng. Thực tế cho thấy mỗi một nhân viên trung bình chỉ có thể thực hiện được 2-5 mục tiêu tại cùng một thời điểm. Để có thể đạt được mục tiêu OKR thì cần phải rất tập trung thực hiện. Chính vì thế doanh nghiệp cần phân loại mức độ ưu tiên để có thể hoàn thành được mục tiêu.

Thiết lập mục tiêu OKR hàng quý

Đa số các doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu nhỏ của mình theo từng quý. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tích lũy và giáp sát chặt chẽ hơn những mục tiêu mà họ đề ra, đồng thời cũng khiến nhân viên luôn tập trung trong công việc và không được nghỉ ngơi sau khi đã hoàn thành một mục tiêu nào đó.

Thiết lập mục tiêu OKR hàng năm

Mục tiêu OKR hàng quý có định hướng hành động cao và có thể đạt được thành công sau khoảng thời gian một vài tháng làm việc nghiêm túc. Nhưng để có thể đạt được mục tiêu cao hơn thì doanh nghiệp sẽ thiết lập các mục tiêu OKR hàng năm. Mục tiêu đặt ra hàng quý sẽ góp phần đạt được mục tiêu kết quả sau một năm thực hiện.

Cần phải được đo lường

Để đặt mục tiêu có thể định lượng được và kết quả chính có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ có cách để đo tiến trình thực hiện OKR. Có một mục tiêu rõ ràng và nhận thấy quy trình có thể đo lường được sẽ giúp doanh ngheiejp có cái nhìn tổng quan hơn về những hoạt động đang thực hiện, đưa ra các phương pháp tháo gỡ.

Nên đặt thời gian hoàn thành mục tiêu OKR

OKR cần được đặt giới hạn về thời gian, hãy chỉ rõ thời gian bắt đầu và kết thúc. Với việc giới hạn về thời gian có thể đem lại những lợi ích sau:

  • Giảm áp lực và tăng động lực để thực hiện công việc đúng thời hạn
  • Ngừng việc trì hoãn các nhiệm vụ quan trọng đã đề ra
  • Với 1 ngày ấn định để đo lường công việc sẽ giúp doanh nghiệp có thể biết được thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu
  • Giới hạn thời gian hoàn thành cũng có thể giúp sắp xếp công việc một cách khoa học để có thể ưu tiên những OKR tiếp theo.

OKR chỉ nên vượt qua một chút mức có thể đạt được

Khi đặt mục tiêu các doanh nghiệp thường sẽ đặt trên ngưỡng năng lực. Việc làm này cũng có thể được xem là con dao 2 lưỡi. Nếu như các mục tiêu đặt ra là hoàn toàn có cơ sở thì sẽ giúp tạo ra thách thức, và người thực hiện có động lực làm việc hơn. Nhưng khi OKR thiếu thực tế thì chúng có thể khiến đội ngũ nhân sự bị nản chí.

thiết lập mục tiêu OKR

Luôn cố gắng đạt tối thiểu 70% OKR

Sau khi phân tích về khả năng của doanh nghiệp thì sẽ đặt ra thách thức đến mức không thể đạt được là 100%. Đánh giá khối lượng cần phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó và sau đó tập chung toàn bộ năng lượng để thực hiện. Hãy luôn nhắc nhở đốc thúc các phòng ban và nhân sự là không bao giờ được từ bỏ và tối thiểu cần phải đạt được 70% đặt ra.

Đặt mục tiêu rõ ràng

Hãy nghĩ tới về một lý do muốn đạt được trong một mục tiêu cụ thể, việc làm này có thể giúp doanh nghiệp có thể phát triển hay không? Chúng có thể cải thiện được chất lượng phục vụ khách hàng? Mục tiêu có thể khiến đội nhóm tiến về phía trước?

OKR cần phải được sở hữu

Một mục tiêu được đặt ra nó cần phải được gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức. Chúng ta sẽ không thể hoàn thành được bất kỳ công việc gì, nếu mục tiêu được đề ra một cách mơ hồ và không có người chịu trách nhiệm để thực hiện.

Khi thiết lập OKR chúng ta hãy tạo theo bậc đa cấp

  • Cấp độ cá nhân – thuộc sở hữu của một nhân viên
  • Cấp độ nhóm – thuộc sở hữu của người quản lý
  • Cấp độ công ty – thuộc sở hữu của đội ngũ quản lý CEO

Đánh giá thường xuyên

Mục tiêu có thể bị đi chệch hướng, để hướng tất cả mọi người vào một mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá. Mục tiêu đặt ra cần phải được đo lường, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá được tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của từng phòng ban và cá nhân..

Hãy đặt ra những thang điểm để đánh giá chất lượng công việc. 


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : đánh giá doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *