4 phương thức đánh giá năng lực quản lý hiệu quả

bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực đội ngũ quản lý. Vậy có những phương pháp nào để đánh giá năng lực quản lý hiệu quả? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

4 phương thức đánh giá năng lực

Phương pháp phản hồi 360 độ đánh giá năng lực quản lý (360 Degree Feedback)

Phản hồi 360 độ là sự kết hợp giữa phương pháp BOS hoặc dựa vào Từ điển năng lực để xây dựng câu hỏi và ghi nhận những phản hồi năng lực của các cấp từ nhân viên đến lãnh đạo, từ đó xác định mức năng lực phù hợp cho từng cấp.

Thông qua các doanh nghiệp đã sử dụng đánh giá năng lực quản lý 360 độ, những lợi ích to lớn của phương pháp đánh giá và phát triển năng lực này đã được nhiều người công nhận:   

  • Giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về hiệu suất làm việc của bản thân, từ đó nhận ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình làm việc của mình để có cách cải thiện hợp lý.
  • Người quản lý sẽ nắm bắt được những mong muốn của nhân viên, từ đó thúc đẩy đội nhóm phát triển và nâng cao tinh thần tự chủ.
  • Kết quả của quá trình đánh giá sẽ là cơ sở cho các nhà lãnh đạo cấp cao đánh giá được năng lực của cấp quản lý cấp trung, từ đó đề ra các chương trình đào tạo phù hợp cũng như xây dựng lộ trình thăng tiến hợp lý.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các mẫu đánh giá năng lực quản lý 360 độ vì hiệu quả đem lại cao hơn hẳn. Nhưng để có được kết quả này, phương pháp 360 độ phải thực hiện theo cách thu hút các nhà lãnh đạo tham gia vào quá trình để họ có động lực và thúc đẩy chính bản thân họ trở thành những nhà lãnh đạo giỏi hơn. 

Sau quá trình đánh giá, các nhà lãnh đạo sẽ biết được nhận thức của nhân viên về họ có khác với những gì họ suy nghĩ về bản thân hay không, xác định được những điểm yếu cần cải thiện, điểm mạnh cần xây dựng. Từ đó họ sẽ hiểu được rằng liệu phong cách quản lý của họ có ảnh hưởng đến hiệu suất và mức độ gắn kết của nhân viên cấp thấp hơn hay không. Đó chính là cơ sở để họ cải thiện bản thân và công ty hơn.

Phương pháp thang đánh giá cố định về mặt hành vi (Behaviorally Anchored Rating Scale – BARS)

BARS là viết tắt của từ Behaviorally Anchored Rating Scales, đây là phương pháp xác định cấp độ năng lực thông qua việc so sánh năng lực hành vi của mỗi người so với bộ năng lực cùng cấp có sẵn trong từ điển năng lực.

Từ điển năng lực bao gồm những định nghĩa và thước đo năng lực chuẩn hóa để đánh giá từng vị trí trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phát triển riêng một bộ từ điển năng lực phù hợp với chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp. Các tổ chức hiện nay có thể sử dụng bộ từ điển năng lực mẫu của Hội đồng Anh – British Council, hoặc là Đại học Harvard, hoặc có thể sử dụng những mẫu từ điển năng lực được thiết kế dùng chung cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả của từ điển năng lực, các doanh nghiệp thường sẽ thuê dịch vụ bên thứ ba được thiết kế riêng phù hợp với từng doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp này là các yếu tố rõ ràng, dễ sử dụng, các phân tích, phản hồi chính xác, loại bỏ được các yếu tố không cần thiết, đảm bảo tính khách quan và được thiết kế riêng cho mỗi bộ phận, phòng ban tổ chức.

Đánh giá năng lực quản lý bằng phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO

Đánh giá năng lực quản lý cấp trung bằng cách sử dụng MBO là phương pháp cho phép đánh giá năng lực bằng các so sánh kết quả đạt được so với mục tiêu đã đề ra trước đó.

Ưu điểm của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO là:

  • Giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác năng lực làm việc của quản lý dựa trên các kết quả hoàn thành công việc, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của nhà quản trị và đưa ra lộ trình phát triển, thăng tiến phù hợp.
  • Giúp cải thiện hiệu suất trong công tác quản lý khi cho người quản lý biết được mục tiêu tổ chức, từ đó điều chỉnh bản thân để phù hợp với mục tiêu.

Tự đánh giá năng lực quản lý cấp trung

Trong quá trình đánh giá năng lực, tự đánh giá bản thân là một yếu tố rất quan trọng cho các nhà quản lý. Để thực hiện được điều đó, các nhà quản lý cần thực hiện những bài test tự đánh giá như Carl Yung Test, MBTI, EQ,… để xác định được bản thân mình đang ở mức nào.

Kết quả của quá trình tự đánh giá năng lực quản lý sẽ giúp họ nắm rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó điều chỉnh để trở thành nhà quản lý xuất sắc.

Đánh giá năng lực quản lý là công tác cần thiết trong hoạt động của tổ chức để mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp có thể nhận ra những thiếu sót của mình cần được cải thiện và điểm mạnh cần được phát triển. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn giúp họ nhận biết năng lực cần phải có của một nhà quản lý. Thông qua bài viết này, Open End mong các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực của các nhà lãnh đạo và hiểu thêm về các phương pháp đánh giá năng lực hiệu quả.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *