Quản lý nhân sự hiệu quả cần những kiến thức và kỹ năng gì ?

Nhân sự là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp – chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên; đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. Với đặc thù công việc là tiếp xúc và làm việc trực tiếp với con người nên để quản lý nhân sự hiệu quả thì những HR-er cần học hỏi và trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng phù hợp. 

Quản lý nhân sự hiệu quả

Cùng Open End tìm hiều những kiến thức, kỹ năng cần thiết để điều hành nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Kiến thức chuyên môn của nhân sự

Một người quản lý nhân sự có kinh nghiệm cần phải linh hoạt và có đầy đủ những kiến thức quản lý nhân sự hiệu quả như:

  • Dự đoán được nhu cầu nhân sự, dựa theo tình hình tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Biết cách hoạch định và cơ cấu lại nhân sự doanh nghiệp, đảm bảo rằng nhóm nhân sự tiềm năng được trọng dụng ở những vị trí phù hợp.
  • Phân tích và vẽ được chân dung nhân sự tiềm năng cần tuyển dụng
  • Chịu trách nhiệm thúc đẩy các bên đưa thông tin về số lượng nhân sự cần thiết và bản miêu tả, công việc và vị trí yêu cầu.
  • Xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự thành công và hiệu quả
  • Chuẩn bị được những câu hỏi và trả lời cần thiết cho một buổi phỏng vấn để tìm ra nhân sự tài năng
  • Phát triển được hệ thống liên lạc và cung cấp thông tin nội bộ hai chiều (quản lý và nhân viên)
  • Xây dựng được các chương trình hội nhập nhân viên mới, và các chương trình đào tạo nhân sự doanh nghiệp cần thiết.
  • Quản trị mục tiêu, để xây dựng khung năng lực, khung đánh giá mục tiêu, đảm bảo định hướng phát triển của nhân sự khi làm việc trong tổ chức.

Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả

Công việc nhân sự cần tính ổn định và đều đặn với số lượng đầu công việc không quá cao. Tuy nhiên, một nhà quản lý nhân sự giỏi sẽ cần có các nhiệm vụ:

  • Xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự hiệu quả
  • Phát triển các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  • Xây dựng, thiết lập hoặc cơ cấu hóa bộ máy doanh nghiệp
  • Biết cách lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đưa ra các phương án nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả
  • Xây dựng chính sách và các phúc lợi cho nhân viên (lương bổng, thưởng, phụ cấp,..)

Tâm huyết với nghề nhân sự

Người làm quản lý giỏi thường có tâm huyết và nhiệt huyết làm việc với doanh nghiệp nhất. Họ là những người “bảo mẫu” của doanh nghiệp, chăm lo tới công việc và nhu cầu của nhân viên, cũng như bám sát chiến lược doanh nghiệp. Họ cần phải công tâm và đảm bảo công bằng giữa nhân viên và quản lý.

Quản lý nhân sự hiệu quả

Ngoài ra, kỹ năng mềm mà người quản lý nhân sự cần biết là có khả năng phân tích, tổ chức nguồn lực trong doanh nghiệp. Ngoài ra khả năng giao tiếp và đàm phán là kỹ năng không thể thiếu để thương thuyết và đạt được mục tiêu cho quản lý nhân sự.

Kỹ năng giao tiếp trong quản lý nhân sự

Làm quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với một hoặc một nhóm người. Do vậy cần phải nhạy bén và khéo léo trong lời nói, giao tiếp để tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. Quản lý nhân sự cũng là một “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính chất từng công việc cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.

Một số kỹ năng giao tiếp mà nhân viên nhân sự cần phải trau dồi để có thể trở thành một nhà quản lý giỏi:

  • Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
  • Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
  • Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
  • Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
  • Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong doanh nghiệp hỗ trợ người quản lý nhân sự hiệu quả, thay mặt doanh nghiệp, để có thể thu hút người tài về làm việc với tổ chức:

  • Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng
  • Đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp,…
  • Thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp.
  • Sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…

Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Về bản chất, quản lý nhân sự chính là làm việc với con người. Do vậy, một người làm nhân sự cần có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình làm việc, bộ phận nhân sự sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động với doanh nghiệp và phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm nhân sự cần có một “cái đầu lạnh và một trái tim nóng”. Đó là lý do những người làm nhân sự, đặc biệt với nhóm quản lý trực tiếp, cần phải học kỹ năng xử lý tình huống.

Khả năng làm việc dưới áp lực cao

Chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà người quản lý nhân sự cần có, bởi bộ phận nhân sự chính là phòng ban đứng giữa tất cả các bộ phận trong tổ chức.

Quản lý nhân sự hiệu quả

Hàng ngày một người quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như cùng lúc với nhau. Nếu không luyện tập được kỹ năng này thì sẽ rất dễ bị căng thẳng trong khi áp lực từ công việc ngày một tăng.

Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với những công ty lớn có quy trình làm việc bài bản, một nhân viên nhân sự không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần. Điều này đặc biệt quan trọng ở nhóm doanh nghiệp có số lượng từ 200 nhân sự trở lên. 

Vì thế, trong công việc, bộ phận quản lý nhân sự cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng để hoàn thành công việc. Nhân viên HR cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với đội nhóm, phòng ban để công việc được tiến hành thuận lợi.

Khả năng lắng nghe

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn; khả năng lắng nghe là yếu tố không thể thiếu đồi với những người làm nghề nhân sự. Việc lắng nghe hiệu quả sẽ giúp nắm bắt và giải quyết các vấn đề và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh chóng trong mọi tình huống, biến cố.

Đọc vị người đối diện

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì quản lý nhân sự dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.

Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận quản lý nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.

Nói cách khác, đây chính là cách đọc ngôn ngữ cơ thể để hiểu được mong muốn và nhu cầu của người đối diện. Để thực hành kỹ năng này khá khó, cần đến kinh nghiệm lâu năm và sự thấu hiểu thị trường sâu sắc.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : mô hình kinh doanh B2C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *