Doanh nghiệp cần làm gì để phục hồi sau Covid-19

COVID-19 không chỉ đánh trực tiếp vào sức khỏe nhân loại, mà nó còn đánh mạnh hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với những tác động toàn diện kể từ khi bùng phát tới nay, COVID -19 đã tạo ra một cuộc đại suy thoái toàn cầu, từ việc gây gián đoạn hàng loạt chuỗi cung ứng; tới trì trệ giao thương và rất nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

phục hồi sau Covid-19

Tuy nhiên suy thoái nào cũng phải có điểm dừng. Với sự ra đời của các loại vacxin và sự chủ động ứng phó COVID-19 của các quốc gia thì trong tương lai gần chắc chắn đại dịch sẽ được kiểm soát. Điều các doanh nghiệp cần phải làm lúc này là khắc phục khó khăn và nắm bắt cơ hội từ COVID-19 để có thể nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững.

Chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt

Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (ví dụ: chi phí thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc).

Trong bối cảnh biến chúng delta vẫn đang lan rộng ở Việt Nam và nhiều tỉnh thành phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.

Xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:

  1. Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý? 
  2. Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19? 
  3. Đối với giải pháp giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  4. Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn? 

Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển. 

Tinh gọn quy trình, từ đó tái đầu tư và phát triển

Làm việc cùng nhau để xác định các lĩnh vực đã hoàn toàn thay đổi và phương pháp doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó với những thay đổi đó. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải giải quyết các vấn đề trước mắt, trong khi luôn nhận thức rằng tương lai luôn biến động.

phục hồi sau Covid-19

Các chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp của “hành động dứt khoát” (các hành động ít rủi ro nhưng hữu ích trong bất kì hoàn cảnh nào) và “đầu tư chiến lược”. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được kết quả xứng đáng đối với phương án mà doanh nghiệp đang đặt cược vào.

Các lĩnh vực đã thay đổi: 

  • Thương mại: Cùng với sự tăng tốc kỹ thuật số, dịch chuyển về nhu cầu có khả năng tác động đến thay đổi môi trường cạnh tranh
  • Vận hành: Khung hoảng nguồn cung cấp đã khiến trọng tâm thay đổi từ hiệu quả sang khả năng phục hồi và sự linh hoạt
  • Cho phép và tuân thủ: Các nhà lãnh đạo hiểu rõ những điều thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và làm thế nào mang lại kết quả tốt nhất
  • Chuỗi giá trị: Xem xét tiềm năng cho mô hình lực lượng lao động mới

Đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới

Cuộc khủng hoảng là thời điểm tinh thần mọi người cần liên tục được củng cố. Các lãnh đạo nên hành động để khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề chung một cách nhanh chóng. Sau đó phát triển những hành vi này thành phương thức vận hành mới và tuyên truyền rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết.

Có rất nhiều cách vận hành đã thay đổi do cuộc khủng hoảng, dưới đây là một số ví dụ nổi bật:

  • Trao quyền tự quyết cho các bộ phận để tự giải quyết vấn đề
  • Phối hợp vượt qua những hạn chế của hệ thống phân quyền và chức năng nhiệm vụ
  • Thể hiện sự đồng cảm, lòng biết ơn và giá trị của việc không ngừng học hỏi
  • Tự chịu trách nhiệm về các quyết định, và chấp nhận sự không hoàn hảo

Nhân viên có niềm tin vào triển vọng tương lai của doanh nghiệp và mong muốn được đóng góp, tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp cần thừa nhận rằng  nơi làm việc sẽ không trở lại như trước khi có cuộc khủng hoảng.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *