Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải nắm rõ được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Vậy lợi thế cạnh tranh là gì ? Ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào ? Và làm thế nào để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ?
Cùng Open End tìm hiểu về lợi thế cạnh tranh và giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
LỢI THẾ CẠNH TRANH LÀ GÌ ?
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp công ty ngày thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh tồn tại trong doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích như lợi thế về chi phí, mang lại lợi ích vượt xa với các sản phẩm phẩm tranh tranh. Vây có thể thấy, yếu tố này giúp công ty cung cấp giá trị cao cho khách hàng. Từ đó, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty.
Có thể thấy, công ty sử dụng nguồn lực và khả năng của nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị vượt trội. Với hai lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt – đây là những ưu thế công ty vì nó mô tả vị trí đúng của công ty trong ngành cả về chi phí lẫn sự khác biệt.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH ?
Tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi
Để doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì trước hết doanh nghiệp phải tìm ra các lĩnh vực, nhân tố then chốt. Đây là các yếu tố đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giành lợi thế chiến lược hơn các đối thủ.
Dựa vào phát huy ưu thế tương đối
Chiến lược kinh doanh được dựa vào lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, tìm ra sự khác biệt, điểm mạnh của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Với ưu thế về các mặt sau: Chủng loại, chất lượng, giá bán sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, hệ thống tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng ưu thế so với đối thủ cách tranh.
Dựa trên yếu tố sáng tạo
Để kinh doanh đột phá, doanh nghiệp phải có các nhân tố đốt phá, sáng tạo trong công nghệ. Đồng thời, chấp nhận thách thức, rủi ro sẽ mang lại những thành công bất ngờ.
Dựa trên nền tảng khai thác khả năng của nhân tố bao quanh yếu tố then chốt
Để chiếm được lợi thế, doanh nghiệp cần lựa chọn các nhân tố then chốt nhằm cải tiến sản phẩm, dịch vụ tạo ra ưu thế với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, để đạt được lợi thế đó, doanh nghiệp phải có chi phí cho một sản phẩm thấp hơn đối thủ. Làm thế nào, sản phẩm của mình khác biệt để có thể tính giá cao hơn ?
Bên cạnh đó, để khách hàng trả giá cao hơn sản phẩm của đối thủ thì chắc chắn sản phẩm của mình phải cạnh trạnh hơn trên một phương diện nào đó như: chất lượng, thời gian cung ứng, dịch vụ khi bán hàng, dịch vụ hỗ trợ…
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt trên cách phương diện: hiệu quả, chất lượng, đổi mới nhanh, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đây là cách cơ bản cắt giảm chi phí và đa dạng hóa sản phẩm.
Có thể thấy, lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cũng như có kế hoạch rõ ràng trong việc hoạch định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
3 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH KINH ĐIỂN MÀ NHÀ QUẢN TRỊ NÀO CŨNG PHẢI BIẾT
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
Xác định một thuộc tính hoặc đặc tính làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo là yếu tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và là yếu tố thúc đẩy trong chiến lược khác biệt hóa.Nếu doanh nghiệp của bạn có thể phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong suy nghĩ của người mua, doanh nghiệp có thể gặt hái những phần thưởng về doanh số cao hơn dựa trên giá trị cảm nhận mà doanh nghiệp của bạn cung cấp, vượt qua các đối thủ trên thị trường. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh có thể mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Từ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có thể xây dựng nên sự khác biệt cho thương hiệu, đặc trưng của công ty khiến khách hàng nhớ tới.Mặc dù vậy, doanh nghiệp luôn cần phải luôn cập nhật xu hướng ngành và nhu cầu của người tiêu dùng để duy trì sự khác biệt, tránh việc sản phẩm đã lỗi thời hoặc có sự sao chép từ đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá là chiến lược mà doanh nghiệp nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể và cung cấp cho thị trường mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh này giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao từ việc có được chi phí thấp, giảm sự gia nhập từ các sản phẩm thay thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất thấp, bán được lượng hàng lớn, thị phần cao.
Ví dụ, một công ty bán đồ uống cung cấp năng lượng có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có nhiều người tập luyện các môn thể thao và bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc phân khúc thị trường này có nhiều khả năng mua nước tăng lực là yếu tố chính khiến công ty quyết định giảm giá sẽ là lợi thế.Tuy nhiên, sự thay đổi về mặt công nghệ nhanh chóng ngày nay có thể khiến việc cắt giảm chi phí không thể vững bền trong một thời gian dài, lạm dụng giá cả có thể khiến doanh nghiệp bị thua lỗ và thất bại vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn chiến lược cạnh tranh này.
Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, mục tiêu và nhóm khách hàng mục tiêu thay vì tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Giống như chiến lược cạnh tranh về giá, chiến lược tập trung vào sự khác biệt nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, nhưng thay vì đưa ra mức giá thấp nhất cho người mua ở thị trường đó, một doanh nghiệp cung cấp một thứ độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không cung cấp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp đạt được chi phí thấp nhưng lại mang được sự khác biệt cao tới khách hàng.
Ví dụ, một cửa hàng bán quần áo cho những người vóc dáng nhỏ, cao từ 1 mét rưỡi trở xuống sẽ theo đuổi chiến lược tập trung vào sự khác biệt bằng cách phục vụ cho một phân khúc rất hẹp thay vì phải sản xuất nhắm tới các khách hàng ở nhiều vóc dáng. Thay vì chi tiền vào việc may quần áo cho mọi người, cửa hàng sẽ có thể tập trung vào việc thiết kế quần áo chỉ phù hợp với người mua có vóc dáng nhỏ, điều này vừa tạo ra chiến thuật cạnh tranh khác biệt lại tối ưu hóa chi phí sản xuất.Điểm yếu của chiến lược cạnh tranh tập trung cũng chính là ở việc thu hẹp thị trường, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : Tái cấu trúc doanh nghiệp
Pingback: XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN - Open End Garden