Quản lý tài chính – chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững
Việc quản lý tài chính của doanh nghiệp có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả. Nếu coi doanh nghiệp là một cơ thể thì tài chính giống như dòng máu tuần hoàn giúp nuôi dưỡng các bộ phận và cơ thể. Thiếu máu hay mất máu đối với cơ thể đều không tốt. Làm thế nào quản lý “dòng máu” này để doanh nghiệp phát triển là bài toán khó đối với những nhà lãnh đạo.
Những nguyên tắc quản lý tài chính giúp doanh nghiệp phát triển bền vững:
1. Quản lý tài chính một cách có hệ thống
Quản lý tài chính doanh nghiệp một cách có hệ thống, khoa học và hợp lý là tiền đề để tạo nên sự thịnh vượng cho doanh nghiệp. Các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, các khoản vay cá nhân và tổ chức, tài khoản người môi giới, thế chấp, quỹ lương v.v đều phải được thống kê và theo dõi liên tục.
Sử dụng phần mềm để tăng tính hiệu quả và chính xác. Hiện nay có nhiều phần mềm kế toán, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP có thể cung cấp giải pháp quản lý tài chính toàn diện, giúp doanh nghiệp theo dõi tất các các khoản mục trên, thực hiện thanh toán đúng thời hạn, đưa ra các quyết định chi tiêu và nhiều chức năng khác.
Khi nhập tài khoản và số dư của mình vào phần mềm quản lý ngân sách, Doanh nghiệp sẽ không bị mất quá nhiều thời gian để sắp xếp và xử lý số liệu, để có thể tập trung vào việc lên kế hoạch và đưa ra các chiến lược.
2. Quản lý thu chi hiệu quả
Nếu người lãnh đạo biết cách theo dõi tài chính của doanh nghiệp và biết mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu thì sẽ có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính. Nợ là con dao hai lưỡi. Đôi khi nó là đòn bẩy tài chính để doanh nghiệp phát triển. Nhưng nếu nợ quá nhiều vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp hoặc không thể xoay dòng tiền kịp thì nó sẽ là yếu tồ cản trở sự phát triển. Cách tốt nhất là không bao giờ chi tiêu vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
3. Dùng tiền để tạo ra tiền
Hãy tận dụng nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ bằng cách sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp để tạo ra nhiều tiền hơn nữa. Giá trị thời gian của tiền thể hiện sự thay đổi giá trị của tài sản doanh nghiệp theo thời gian, phụ thuộc vào lãi suất và các yếu tố khác.
Liên tục đầu tư các khoản tiền rảnh rỗi là nguyên tắc bắt buộc trong quản lý tài chính để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Nếu doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng hay phát triển hãy tính toán và lựa chọn các khoản đầu tư hiệu quả, có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về rất lớn và củng cố cho sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
4. Hạn chế tiêu sản
TIÊU SẢN là những gì bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng. Các tiêu sản bao gồm nợ vay ngân hàng (chi phí sử dụng vốn), nợ thẻ tín dụng, tiền thuê nhà và cơ sở vật chất, các tài sản bị hao mòn khác, thuế… Các loại chi phí này sẽ tăng dần theo thời gian mà sở hữu hoặc sử dụng chúng.
Do đó, nếu bạn phải mắc nợ, hãy mắc nợ một cách không ngoan và dành ngân sách cho các mặt hàng giữ giá trị của chúng theo thời gian, như thật bất động sản, các khoàn đầu tư tài chính, đào tạo nhân viên hoặc văn hóa công ty.
5. Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi
Nhà quản lý tài chính chắc chắn phải biết đến nguyên tắc cân bằng giữa rủi ro và lợi suất (High risk – high return): Một mức rủi ro thấp sẽ đi kèm với một tỷ suất sinh lợi thấp và ngược lại, mức rủi ro cao hơn sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi cao hơn. Nói cách khác, nguyên tắc này cho thấy một khoản tiền đầu tư chỉ có thể đạt được mức sinh lợi cao khi bạn cũng có đủ khả năng chấp nhận một khả năng thua lỗ tương ứng.
Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc danh mục sản phẩm của mình. Nếu bạn đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình, một sản phẩm thất bại sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục đầu tư tổng thể của bạn.
6. Lưu ý đến thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều liên quan đến thuế. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải xem xét các tác động thuế liên quan cho mỗi khoản đầu tư
Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.
7. Luôn có phương án dự phòng
Dù quá trình phát triển có thuận lợi như thế nào, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những trường hợp khẩn cấp không lường trước được. Hãy luôn duy trì các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm để có thể vượt qua các khủng hoảng bất ngờ do làm ăn thua lỗ hoặc do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn…
Covid-19 chính là một loại khủng hoảng bất khả kháng. Để ngăn ngừa sự lây lan và bùng phát của dịch bệnh, các nước đã ban hành quyết liệt chính sách cách ly xã hội. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản do không có doanh thu mà vẫn phải duy trì các chi phí cứng.
Duy trì các khoản dự phòng có thể giúp phòng ngừa rủi ro và quản lý tác động của thiệt hại. Hãy đảm bảo rằng những rủi ro tài chính bất ngờ không làm hỏng mục tiêu dài hạn và an ninh tài chính của doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
SĐT: 0938 838 493
Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn