Doanh thu không chỉ là một chỉ số để phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp mà nó còn khẳng định vị thế trên thị trường. Một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển thành công nếu như có kế hoạch tăng trưởng doanh thu bền vững và hiệu quả. Cùng Open End tìm hiểu cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Doanh thu là gì?
Doanh thu được hiểu là toàn bộ giá trị mà doanh nghiệp đạt được thông qua hoạt động kinh doanh bán hàng sản phẩm, cung cấp dịch vụ hay các hoạt động đem lại lợi ích khác của các cá nhân hay tổ chức. Chỉ số này phản ánh tình trạng kinh doanh của một đơn vị ở trong một khoảng thời gian cần phân tích qua đó có thể đánh giá được doanh nghiệp đó hiện có đang hoạt động hiệu quả hay không.
Doanh thu của các doanh nghiệp thường bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng
- Doanh thu từ cho thuê tài sản
- Lãi từ tiền gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu
- Khoản tiền thu được từ hoạt động bán ngoại tệ, sang nhượng cửa hàng…
- Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ…
Doanh thu bán hàng tính như thế nào?
Để tính doanh thu bán hàng, cần phải chia ra làm 2 loại là doanh thu thuần và tổng doanh thu. Trong đó:
Tổng doanh thu: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu được tính dựa theo công thức = sản lượng x giá bán.
Doanh thu thuần: Là số tiền thực được sử dụng để đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Từ chỉ số doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ biết được tỷ lệ lãi lỗ của công ty từ hoạt động bán hàng là bao nhiêu.
- Công thức tính doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Khoản giảm trừ
- Trong đó, khoản giảm trừ ở đây sẽ thường bao gồm các chiết khấu thương mại, giá trị hàng trả lại và giảm giá hàng bán.
Vai trò của doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp
Doanh thu là một chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Nếu không có doanh thu, doanh nghiệp sẽ không thể chi trả chi phí cho hoạt động kinh doanh, vận hành doanh nghiệp hay nguồn vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Khi doanh nghiệp đã đạt được nguồn doanh thu đều đặn dẫn đến tốc độ luân chuyển nguồn vốn cũng được gia tăng từ đó giúp giá trị thanh khoản của doanh nghiệp được đảm bảo tạo điều kiện cho việc tái đầu tư, quay vòng vốn nhanh. Ngoài ra thì doanh thu còn là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường khi tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và lượng hàng hóa bán ra tăng trưởng tốt hơn.
Cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
Để tối đa hóa lợi nhuận hiệu quả không phải chuyện đơn giản, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược bán hàng và marketing phù hợp.
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Khách hàng chính là những người sẽ mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp từ đó tạo ra doanh thu cho tổ chức. Vì vậy, việc quan trọng doanh nghiệp cần phải thực hiện đó là xác định rõ ràng khách hàng của mình là ai, mong muốn, sở thích của họ là như thế nào từ đó có được phương án tiếp cận một cách hiệu quả.
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Thông thường, doanh thu đến từ hoạt động bán hàng sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy để tăng trưởng doanh thu hiệu quả, doanh nghiệp cần đẩy mạnh trong hoạt động bán hàng như tối ưu quy trình bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, gia tăng chất lượng sản phẩm, cẩn thận trong khi đóng gói, giao hàng nhanh chóng…Tất cả điều này sẽ giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng từ đó khiến họ mua sắm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Thu thập phản hồi khách hàng
Để bán hàng hiệu quả, không thể thiếu những lời đánh giá hay phàn nàn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thiếu sót từ khâu sản xuất đến thành phẩm và tiếp thị đến tay khách hàng từ đó kịp thời khắc phục hiệu quả.
Tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng
Để tăng doanh thu bán hàng không thể thiếu việc gia tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng của khách hàng. Giá trị của đơn hàng càng cao thì số tiền mà doanh nghiệp thu về càng lớn, vì vậy doanh nghiệp đừng bỏ qua phương pháp hiệu quả này.
Muốn gia tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các cách như sau: Cung cấp mã giảm giá, tặng gói ưu đãi kèm theo, tặng voucher, làm thẻ thành viên, miễn phí vận chuyển…
Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Nhân viên kinh doanh là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đồng thời có tác động vô cùng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Một nhân viên kinh doanh với thái độ làm việc chuyên nghiệp, niềm nở sẽ tạo ra cho khách hàng cảm giác thân thiết, vui vẻ từ đó dễ dàng thực hiện việc mua hàng nhiều hơn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Dù đi trước hay đi sau thì bất kể một doanh nghiệp nào cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình trên thị trường. Việc nghiên cứu, phân tích đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu, của mình so với đối thủ từ đó đưa ra được phương án phát triển sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng tốt hơn.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : đánh giá doanh nghiệp
Pingback: Marketing là gì? Vai trò và các loại hình marketing phổ biến hiện nay - Open End Marketing