Các doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với một thách thức khổng lồ: Tìm kiếm khách hàng phù hợp cùng những cơ hội giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, dưới đây là những vấn đề liên quan đến khách hàng mà doanh nghiệp có thể đối mặt:
- Chiến lược tương tác với khách hàng sẽ luôn luôn thay đổi. Điều không thay đổi là việc thu hút khách hàng theo những cách có ý nghĩa, phù hợp và có thể thực hiện được.
- Thương hiệu càng thành công trong việc thu hút khách hàng thì càng nhiều khả năng khách hàng sẽ quay lại – điều này đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Và đừng quên là có một “ranh giới” rất mỏng manh giữa tương tác và làm phiền, điều này cần được thấu hiểu và tôn trọng mọi lúc. Cùng Open End tìm hiểu chiến lược giúp doanh nghiệp tương tác hiệu quả với khách hàng qua bài viết dưới đây.
Trải nghiệm khách hàng trong việc tương tác với khách hàng
Không có gì đáng ngạc nhiên khi trải nghiệm khách hàng được “góp mặt” trong nhiều câu chuyện – Trải nghiệm khách hàng là gì, điều gì không phải trải nghiệm khách hàng và nó đòi hỏi những gì.
Theo cách nói trong Marketing, trải nghiệm khách hàng về cơ bản là tất cả các tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nó không chỉ là một sự kiện tức thời; nó là một quá trình xuyên suốt từ đầu đến cuối và được nhấn mạnh bởi bốn điểm sau:
- Khách hàng mục tiêu biết đến công ty
- Khách hàng mục tiêu tiếp xúc với sản phẩm/ dịch vụ của công ty
- Khách hàng mục tiêu trở thành khách hàng
- Khách hàng giúp quảng bá thương hiệu đến người khác
Dựa vào nền tảng này, điều tối quan trọng là doanh nghiệp luôn tạo được sự hài lòng cho khách hàng. Trên thực tế, nhân viên hỗ trợ khách hàng luôn được hướng dẫn giữ khách hàng hài lòng thay vì cố gắng chốt đơn hàng hay. Điểm mấu chốt là hãy viết lại chiến lược kinh doanh sao cho việc làm khách hàng hài lòng trở thành mối ưu tiên hàng đầu.
Nếu thấy nghi ngờ, hãy tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
- Liệu khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ của công ty khi họ cần nhất?
- Lúc nào họ sẽ cần?
- Liệu khách hàng có thấy rắc rối khi bày tỏ ý kiến với công ty?
- Bạn làm công ty dễ tiếp cận hơn bằng cách nào?
- Công ty có chủ động đưa ra lời mời?
Thể hiện cá tính của thương hiệu
Khi đem cá tính của riêng mình vào thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để trở nên thú vị và nổi tiếng. Đồng thời, khiến cho khách hàng mục tiêu cảm thấy như đang nói chuyện với một con người thực sự chứ không phải một thương hiệu với những câu tuyên ngôn vô vị, sáo rỗng.
Hãy đưa tiếng nói của thương hiệu vào nội dung ngay cả ở những chi tiết nhỏ nhất và sẽ thấy được sự khác biệt nó tạo ra trong việc chiếm giữ trái tim khách hàng. Chỉ đôi câu chữ cũng tạo nên sự khác biệt, doanh nghiệp nên sử dụng những từ thông dụng với họ.
Một số thương hiệu còn không bao giờ bận tâm về cách nói chuyện, thậm chí chuyện sử dụng ngôn từ tục tĩu là bình thường vì đó là một phần quan trọng trong tính cách thương hiệu. Khách hàng của những công ty này còn muốn nghe nhiều hơn vì bản thân họ cũng hay nói chuyện như vậy và thấy điều đó rất thoải mái.
Cá nhân hóa giao tiếp và hành trình mua hàng
Theo Monetate, 83% công ty bán lẻ có lập kế hoạch ngân sách tốt cho việc cá nhân hóa thì khi tổng kết đều vượt mức doanh thu dự kiến. Lý do rất đơn giản: khi cách giao tiếp được cá nhân hóa, những cuộc trò chuyện cũng chân thực và ít bị gò ép hơn.
Khi cá nhân hóa, thương hiệu sẽ được trò chuyện với những người sẵn sàng lắng nghe họ nói mà không mảy may quan tâm đến việc mình là những “mục tiêu” giúp phát triển doanh thu. Thay vào đó, khách hàng thấy thương hiệu thực sự quan tâm đến cuộc sống của mình.
Cách tiếp cận mang tính đột phá này đã chứng minh nó là một chiến lược mang lại lợi nhuận khủng khiếp theo thời gian bởi các thương hiệu lớn như dịch vụ đăng ký trực tuyến và mua sắm cá nhân Stitchfix, công ty đã cá nhân hóa dịch vụ mua sắm bằng những câu hỏi được gửi riêng tới khách hàng. Dựa trên câu trả lời, nó sẽ gửi đề xuất về những mẫu thiết kế cho riêng từng khách.
Một vài cách khác để cá nhân hóa hiệu quả bao gồm:
- Đưa ra các đề xuất dựa trên sở thích và thói quen mua hàng của khách trong quá khứ.
- Gửi tin nhắn tiếp thị được cá nhân hóa ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng.
- Tự động gửi email khi tới ngày kỷ niệm, sinh nhật,..
Lưu ý: Đảm bảo doanh nghiệp luôn nắm rõ những gì từng nói với khách hàng để họ không thấy thương hiệu “nói mỗi lần một kiểu”. Bất kỳ sai sót nào xảy ra trong chương trình khuyến mãi và ưu đãi cũng đều khiến thương hiệu bị đánh giá là thờ ơ.
Sử dụng truyền thông trực tiếp
Cái hay của truyền thông trực tiếp là nó làm cho khách hàng nghe những điều mà họ không nhất thiết muốn nghe, nhưng lại rất cần. Bằng cách cho phép khách hàng được liên lạc trực tiếp với doanh nghiệp mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ và cách giải quyết.
Dù là cơ hội giúp tăng tỉ lệ tương tác, nó cũng là “thời cơ” để thương hiệu kết nối với khách hàng. Sau đây là một số cách:
- Thêm tính năng nhắn tin trực tiếp trên website.
- Trực tiếp trả lời những tin nhắn hay bình luận trên mạng xã hội.
- Tổ chức những buổi livestream trực tiếp.
- Mời những người có sức ảnh hưởng (KOLs) tới những buổi livestream đó.
“Có đi có lại”
Lý thuyết tương hỗ hiếm khi thất bại. Xét cho cùng, nó xoay quanh trên nguyên tắc muôn thuở: “Cho và nhận. Khi bạn đưa cho mọi người thứ gì đó mà họ quan tâm hoặc thích, họ sẽ rất sẵn lòng làm điều gì đó lại cho bạn”.
Mở rộng khái niệm này trong lĩnh vực tiếp thị, thưởng cho khách hàng khi họ đạt đến một ngưỡng điểm nhất định với những ưu đãi đặc biệt, phiếu giảm giá, v.v. sẽ giúp tăng đáng kể tương tác.
Bởi khách hàng sẽ muốn tương tác với doanh nghiệp khi họ biết mình sẽ nhận được gì đó. Hơn nữa, bằng cách đưa ra phần thưởng và ưu đãi, về cơ bản doanh nghiệp đang khuyến khích mọi người mua hàng nhiều lần.
Khi họ quay lại đổi thưởng, doanh nghiệp có thể tiếp tục củng cố sự gắn kết mà họ đã thiết lập với thương hiệu của doanh nghiệp từ trước và tận dụng nó.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : đánh giá doanh nghiệp
Pingback: Marketing Online là gì? Các bước để xây dựng Chiến lược Marketing Online phù hợp với doanh nghiệp - Open End Marketing
Pingback: Top 5 chiến lược Marketing thành công nhất 2022 - Open End Marketing