Sai lầm của doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu

Sau cùng, điều tất cả các doanh nghiệp mong muốn là xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm và chính doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ không có câu trả lời làm cách nào để sản phẩm có thương hiệu ngay được vì thực chất mục tiêu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu là thu hút và giữ chân khách hàng trung thành và các bên liên quan khác bằng cách cung cấp một sản phẩm luôn phù hợp với những gì thương hiệu đã hứa.

Vậy nên không phải việc doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu hay làm thương hiệu là có ngay được, việc xây dựng thương hiệu là cả một quá trình cần rất nhiều công sức và thời gian. Mặc dù vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng thương hiệu thành công. Vậy sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải là gì ? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sai lầm của doanh nghiệp

Ý nghĩa của thương hiệu với sự phát triển của doanh nghiệp 

Để xây dựng nên một thương hiệu mạnh thì doanh nghiệp cần những gì?

Không hiểu được mục đích làm thương hiệu

Thoáng qua thì có thể thấy đây là một nguyên nhân “ngớ ngẩn” nhưng rất nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm này trong quá trình xây dựng thương hiệu. Mọi người đều hiểu rằng thương hiệu rất quan trọng. Thương hiệu giúp truyền tải thông điệp mà các tổ chức, cá nhân sở hữu thương hiệu muốn gửi gắm đến người tiêu dùng, đến xã hội…

Tuy nhiên khi doanh nghiệp đặt ra những băn khoăn như trên, bạn có thực sự hiểu được Thương hiệu là gì? Cách thức xây dựng thương hiệu? Và thế nào là “một sản phẩm có thương hiệu” và “chưa có thương hiệu”?

Trước tiên để “làm thương hiệu” được tốt, ta phải hiểu thế nào là thương hiệu, cách xây dựng thương hiệu sao cho đúng đắn.

Hiểu thương hiệu (brand) và cách xây dựng thương hiệu (branding)

Brandname (nhãn hiệu) là những tên gọi thuộc về tổ chức, công ty trong khi đó thương hiệu (brand) là những thứ thuộc về khách hàng. Thương hiệu (brand) là những gì tồn tại trong tâm trí khách hàng, được khách hàng cảm nhận từ những trải nghiệm với tổ chức, công ty, sản phẩm.

Không chỉ có mỗi khách hàng, thương hiệu sống trong tâm trí của tất cả những ai trải nghiệm chúng. Đó là nhân viên trong công ty, đối tác, nhà đầu tư, truyền thông,.. nhưng quan trọng nhất, vẫn luôn là khách hàng.

Thương hiệu thuộc về nhận thức, cảm nhận.

Xây dựng thương hiệu (branding) là quá trình đưa ra ý nghĩa tồn tại cho một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng cách tạo và định hình một hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng. Việc tiến hành các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu giúp khách hàng nhanh chóng xác định và trải nghiệm thương hiệu của công ty và cho khách hàng lý do để chọn sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu là thu hút và giữ chân khách hàng trung thành và các bên liên quan khác bằng cách cung cấp một sản phẩm luôn phù hợp với những gì thương hiệu đã hứa.

Thiếu kế hoạch khi xây dựng thương hiệu

Ngay cả khi rất nhiều doanh nghiệp xác định được định hướng ban đầu khi đưa sản phẩm ra thị trường, xác định được “định vị thương hiệu” nhưng lại chủ quan và mông lung với chính “định vị” đó bởi thiếu kế hoạch chi tiết khi xây dựng thương hiệu.

Sai lầm của doanh nghiệp

Có rất nhiều sai lầm của các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới, trong số đó là rủi ro nhất trong giai đoạn lập kế hoạch, nhưng nhiều khi các hoạt động kinh doanh, marketing có thể đưa thương hiệu của bạn đi chệch hướng sau nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tồn tại.

Một kế hoạch thương hiệu được xây dựng tốt sẽ tập trung sự tin tưởng vào chất xám, nguồn lực và chiến thuật của một tổ chức theo hướng họ cần để thương hiệu đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu sản phẩm, thị trường. Kế hoạch thương hiệu đóng vai trò như một chiếc ô mà theo đó các chức năng như marketing , bán hàng và phát triển sản phẩm được thống nhất, nêu chi tiết những gì mỗi nhóm cần làm để thương hiệu thành công, đồng thời đặt ra các mục tiêu mà hoạt động và ngân sách tài chính cần hỗ trợ.

Nhầm lẫn làm thương hiệu là làm truyền thông, quảng bá

Như có đề cập ở trên, việc xây dựng thương hiệu khác hẳn với việc truyền thông hay quảng bá.

Theo McGraw-Hill (1984), Quảng cáo (advertising) là một hình thức truyền thông marketing sử dụng một thông điệp phi cá nhân được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng. Nhà tài trợ quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được truyền thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm các phương tiện truyền thống như báo, tạp chí,truyền hình , radio , quảng cáo ngoài trời hoặc thư trực tiếp ; và các phương tiện mới như kết quả tìm kiếm , blog, mạng xã hội, trang web hoặc tin nhắn văn bản.

Vai trò của quảng cáo trong việc xây dựng thương hiệu (branding) là chỉ một phần nhỏ, thông thường việc triển khai quảng cáo khi xây dựng thương hiệu có thể gây ra nhiều lãng phí hoặc không  hiệu quả bởi:

  • Chi phí cao nhất là trong thời đại người tiêu dùng tại Việt Nam mất niềm tin vào quảng cáo, truyền thông. Nhất là đối với đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế tại Việt Nam.
  • Khó nhận được sự quan tâm, thu hút từ quảng cáo nếu không có thương hiệu mạnh
  • Khó duy trì quảng cáo lâu dài nếu không xây dựng được định vị thương hiệu ngay từ đầu.

Đánh đồng việc xây dựng thương hiệu với thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu

Có rất nhiều thứ liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngoài thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, mặc dù đôi khi mọi người đánh đồng cả hai. Bộ nhận diện thương hiệu hay logo chỉ là một phần nhỏ trong việc gia tăng sự hiện hữu của thương hiệu và tài sản thương hiệu. Nhưng việc làm thương hiệu (branding) là hành động khái niệm để xác định doanh nghiệp của bạn, không chỉ tạo ra một số thiết kế đẹp.

Thông điệp truyền thông về thương hiệu sản phẩm không nhất quán

thong diep xay dung thuong hieu thieu nhat quan

Sự thiếu nhất quán trong xây dựng thông điệp truyền thông cũng là sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp có thể bị mắc phải. Một trong những nguyên nhân đó là việc truyền thông thông điệp về sản phẩm không nhất quán, điều này có thể xuất phát từ việc thiếu định vị thương hiệu, chưa xác định rõ ràng USP (điểm khác biệt) của sản phẩm ngay từ ban đầu. Hoặc chạy theo các xu hướng, thay đổi chiến lược mà bỏ qua định vị đã xác định và tuyên bố ban đầu.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Đào tạo nhân sự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *