Lợi thế của doanh nghiệp đầu tư ESG trước doanh nghiệp chưa đầu tư ESG

Đầu tư ESG là một khoản đầu tư khổng lồ mà nhiều doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc. Và những doanh nghiệp đầu tư ESG sẽ nhận được những lợi thế và khác biệt gì so với doanh nghiệp không đầu tư? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

doanh nghiệp đầu tư ESG

Tổng quan về tình hình đầu tư ESG

Tổng giá trị đầu tư ESG tăng cao 

Bộ tiêu chuẩn ESG dần trở thành trọng tâm trong định hướng phát triển của doanh nghiệp toàn cầu. Từ việc xây dựng tư duy, văn hóa nội bộ cho đến mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến việc tối ưu điểm số ESG. 

Thị trường đã bắt đầu “nóng” hơn khi hội nghị doanh nghiệp Mỹ vào năm 2019 đã cam kết với tất cả các bên liên quan như khách hàng, công chúng, đối tác, cổ đông và nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh các hoạt động ESG. Là 1 trong những nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, tuyên bố này đã khơi dậy 1 làn sóng triển khai ESG mạnh mẽ. 

Hoạt động đầu tư ESG vì thế mà tăng trưởng nhanh chóng. Theo thống kê của Mckinsey, tổng giá trị đầu tư bền vững toàn cầu năm 2019 đạt 30 nghìn tỷ đô- tăng 68% kể từ năm 2014 và gấp 10 lần so với 2004. 

Tâm thế của doanh nghiệp thực hành bộ tiêu chuẩn ESG 

Doanh nghiệp ngày càng cởi mở, nhìn nhận ESG như 1 cánh cổng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng cách đầu tư ESG sáng suốt, doanh nghiệp sẽ nhận lại những lợi thế tương ứng. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp nghiêm túc triển khai ESG không gặp nhiều trở ngại về vấn đề lợi nhuận. Mà ngược lại, người tiêu dùng đón nhận, sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm/ dịch vụ bền vững thay vì những lựa chọn khác trên thị trường. 

Hơn 63% doanh nghiệp tham gia khảo sát của McKinsey xác nhận thu được lợi nhuận tích cực khi chú tâm phát triển ESG. Số liệu trên cho thấy, viễn cảnh tích cực khi đầu tư ESG bài bản và có chiến lược rõ ràng. 

Vậy cụ thể doanh nghiệp đầu tư ESG sẽ có được những lợi điểm gì so với doanh nghiệp không đầu tư ESG?

5 lợi điểm giúp doanh nghiệp đầu tư ESG “vượt mặt” doanh nghiệp không đầu tư ESG

Nhà nhà người người nhắc về lợi ích của ESG, nhưng cụ thể thì doanh nghiệp sẽ nhận được 5 lợi ích lớn nhất sau đây.

Dẫn đầu tăng trưởng

Khách hàng từ phân khúc B2B và B2C đều rộng mở chào đón doanh nghiệp ESG. Những sản phẩm/dịch vụ bền vững được công nhận từ tổ chức chuyên môn ESG sẽ gia tăng sự tin cậy trong cộng đồng người tiêu dùng. Nhu cầu tăng cao giúp cho nguồn hàng sỉ/ lẻ của doanh nghiệp đều được yêu thích. 

Thương hiệu tăng trưởng sẽ dần dần ghi được dấu ấn tốt trong tâm trí cộng đồng và giới chức. Quá trình này như 1 vòng lặp: từ tăng trưởng, xây dựng tệp khách hàng lớn mạnh, dẫn đầu thị trường và sau đó được các tổ chức chính quyền tạo điều kiện mở rộng tiếp những thị trường mới. 

Trong khi đó doanh nghiệp không đầu tư ESG sẽ đánh mất khách hàng vào tay đối thủ chuyển đổi xanh. Ngày này, người tiêu dùng vô cùng cẩn trọng trước sản phẩm không an toàn, gây hại cho môi trường. Cho nên những doanh nghiệp này sẽ không còn đáp ứng mong đợi của thị hiếu, không có được cái nhìn thiện cảm từ công chúng nói chung và người tiêu dùng nói riêng. 

doanh nghiệp đầu tư ESG

Cắt giảm chi phí 

Thị trường vẫn hiểu nhầm doanh nghiệp ESG sẽ tốn rất nhiều chi phí. Điều này chỉ đúng 1 phần. Các khoản đầu tư cho máy móc theo lối sản xuất mới và nguyên vật liệu dẫn đến chi phí gốc cao, đẩy giá thành khác so với sản phẩm truyền thống. Đổi lại, các khoản chi để xử lý chất thải, phí ảnh hưởng ô nhiễm và các chi phí do tác động đến môi trường sẽ được cắt giảm.

Công ty đa quốc gia 3M đã tiết kiệm 2,2 tỷ đô từ khi giới thiệu chương trình ngăn chặn ô nhiễm thông qua sản phẩm cải tiến do chính mình phát triển. Một ví dụ khác là FedEx- công ty đã tiết kiệm 50 triệu gallon (đơn vị đo thể tích của Mỹ) nhiên liệu bằng cách chuyển sang sử dụng xe điện. 

Với lối sản xuất và vận hành cũ, doanh nghiệp không đầu tư ESG sẽ chi trả 1 số tiền lớn cho việc xử lý nhiều loại chất thải khác nhau. Nhất là những doanh nghiệp thời trang, dược phẩm và hóa chất, họ vừa phải chịu trách nhiệm bằng vật chất vừa bị chỉ trích nặng nề. 

Giảm sự can thiệp về quy định và pháp lý

Trọng điểm Social- xã hội, luôn đề cao công bằng xã hội, cam kết thực hiện nghĩa vụ cộng đồng cho nên doanh nghiệp ESG vốn đã chủ động tuân thủ những điều kiện pháp lý về nhân quyền, chính trị. Từ đây, tổ chức chính quyền có cơ sở để tin tưởng và trợ cấp cho doanh nghiệp triển khai ESG mạnh mẽ hơn vì những lợi ích chung. 

Những doanh nghiệp không đầu tư ESG thì không chứng minh cụ thể được các hoạt động của mình. Chính quyền vì thế phải theo sát, rà soát diễn biến bên trong doanh nghiệp.

Nâng cao năng suất lao động 

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, người lao động cảm thấy tự hào và xem những đóng góp xã hội của doanh nghiệp là 1 phúc lợi để cân nhắc hợp tác lâu dài. Sức ảnh hưởng của doanh nghiệp luôn tạo nên những tác động lớn cho xã hội mà 1 cá nhân không thể làm được. Vì thế người lao động thông qua sức mạnh của doanh nghiệp để phần nào giúp ích cho cộng đồng.

Người lao động hết mình vì công việc sẽ giúp cho hiệu suất lao động tỷ lệ thuận với thành công của doanh nghiệp. Trường kinh doanh London đã phát hiện ra rằng những công ty lọt danh sách top “100 những nơi làm việc tốt nhất” của Fortune có lợi nhuận cổ phiếu cao hơn 2,3% đến 3,8% so với đối thủ cùng ngành. 

Ở hướng ngược lại, doanh nghiệp và người lao động không cùng chí hướng mà chỉ vì lợi ích các nhân thì tổ chức khó đồng lòng phát triển. Nhân tài sẽ rời bỏ để đi tìm tổ chức có những giá trị thỏa mong đợi của họ.  Và khi nguồn nhân lực chuyên môn cao rời đi cũng đồng nghĩa với việc suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không đầu tư ESG. 

Tối ưu tài sản gốc và vốn đầu tư 

ESG hướng dẫn cho doanh nghiệp cách đầu tư phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp, nhằm cân đối giữa khoản chi cho hoạt động kinh và hoạt động đầu tư. Cho nên, quá trình theo đuổi ESG doanh nghiệp luôn có kế hoạch tài chính rõ ràng giúp tăng cao tài sản gốc và lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất trong năng lực. 

Sức khỏe tài chính là điều kiện tiên quyết trong thời đại đầy biến động như hiện nay. Và doanh nghiệp đầu tư ESG có được định hướng tài chính dài hạn rõ ràng. Trong khi đó, doanh nghiệp không đầu tư ESG dễ lạc lối và thực hiện các quyết định tài chính dựa trên cảm tính. Đặc biệt khi những vấn đề khách quan như khủng hoảng năng lượng hay đứt gãy chuỗi cung ứng xảy ra khiến các doanh nghiệp này không kịp trở tay. 

Sức mạnh của ESG vốn được ca ngợi khắp nơi và trên đây chính là 5 lợi ích nổi bật nhất mà doanh nghiệp sẽ có được trong hành trình phát triển bền vững của mình. Có thể thấy, doanh nghiệp đầu tư ESG sẽ có được ủng hộ từ nguồn nhân lực nội bộ, chính quyền, cộng hưởng cùng nhiều lợi ích khác ở khâu vận hành để vượt mặt đối thủ.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *