Mô hình hợp tác theo định hướng ESG 2024

Sự canh tranh giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu trong quá trình phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó thì hợp tác phát triển cũng là định hướng ESG một mặt khác trong bức tranh này. Chiến lược ESG cũng vậy, cũng cần sự tham gia hợp tác này. Tại sao doanh nghiệp cần tham gia hệ sinh thái khi thực hành ESG? Và đâu là mô hình hệ sinh thái phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

định hướng ESG

Tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái ESG 

ESG là gì? 

ESG là bộ tiêu chuẩn gồm 3 yếu tố: E-enviromental (môi trường), S-social (xã hội) và G-government (chính phủ) dùng để đánh giá mức độ doanh nghiệp chuyển đổi sang định hướng bền vững. Ngày nay, doanh nghiệp thực hiện tốt ESG không những được các quỹ đầu tư mạnh tay rót vốn mà còn được người tiêu dùng tiêu thích. Có thể nói ESG chính là chuẩn mực của nền kinh tế tương lai. 

Tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái ESG

Theo quan điểm của ESG, việc hợp tác còn là cách tận dụng thế mạnh của nhau giúp dây chuyền sản xuất cắt giảm tối đa những tác động xấu đến thiên nhiên. Chẳng hạn doanh nghiệp sản xuất phần cứng và doanh nghiệp sản xuất phần mềm theo định hướng ESG phối hợp với nhau sẽ tạo nên sản phẩm có phần cứng, phần mềm đều chất lượng. Khi này, doanh nghiệp không cần đầu tư chi phí mà chỉ cần tập trung phát huy tốt năng lực sẵn có.

Một ví dụ điển hình là Adidas và Allbirds, 2 ông lớn trong ngành thời trang và cũng là đối thủ của nhau, đã cùng “ngồi xuống” để cắt giảm khí thải carbon trong xuyên suốt quy trình sản xuất, đóng hộp và vận chuyển. Sản phẩm được ra đời bởi sự kết hợp của 2 ông lớn này là FUTURECRAFT.FOOTPRIN- giày chạy bộ siêu nhẹ được cải tiến theo tiêu chuẩn bền vững. 

Với hành trình ESG, doanh nghiệp được đặt lên 1 mặt phẳng, cùng cộng hưởng để tạo nên nền kinh tế bền vững. Còn việc thuyết phục khách hàng sẽ được xét trên những “mặt trận” khác như chiến dịch quảng cáo, các hoạt động vì cộng đồng…  

4 mô hình hợp tác theo định hướng ESG

Doanh nghiệp thực hành ESG thành công khi tối ưu năng lực bên trong và khéo léo kết hợp với thế mạnh của tổ chức/doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái. Song, quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ tương tác với các tổ chức/doanh nghiệp khác vì nhiều mục tiêu khác nhau như: cung cấp nguyên liệu, sản xuất, tư vấn… Bộ tiêu chuẩn ESG cũng đã xây dựng 4 mô hình hợp tác để doanh nghiệp áp dụng theo từng trường hợp tác gồm: quan hệ hợp tác đa phương, song phương, liên minh và cố vấn. 

định hướng ESG

Cụ thể thì các mô hình hợp tác theo định hướng ESG được sử dụng như sau: 

1. Mô hình hợp tác đa phương 

Mô hình hợp tác đa phương là một nhóm gồm đa dạng các tổ chức khác nhau như doanh nghiệp, ngân hàng, chính phủ,.. cùng phối hợp để thực hiệu mục tiêu chung. Ví dụ doanh nghiệp liên kết với các phòng lab, ngân hàng và chính phủ để phát triển sản phẩm mới. Khi sản phẩm chinh phục được thị trường, tất cả các bên cùng chia sẻ lợi nhuận và giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế chung. 

Mô hình này áp dụng khi quy trình vận hành của doanh nghiệp cần liên kết với nhiều bên liên quan. Với mối quan hệ hợp tác đa phương, mỗi tổ chức đóng vai trò là một mắc xích,  cùng trao đổi giá trị để nhận về lợi ích vật chất/phi vật chất. 

Cấu trúc đa phương như 1 bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ của các tổ chức trong hệ sinh thái. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu thế mạnh và lên kế hoạch hợp tác với từng tổ chức/đối tác. 

2. Mô hình hợp tác song phương 

Hợp tác song phương là khi chỉ có 2 doanh nghiệp/ tổ chức cùng hợp tác để thực hiện 1 nhiệm vụ chung. Ví dụ doanh nghiệp tài trợ cho chiến dịch trồng rừng của 1 tổ chức phi chính phủ (NGO- non-profit organization). Khi này, doanh nghiệp góp vật chất và NGO dùng sức lực để chung tay cải thiện môi trường. 

Cách thức hợp tác này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quy trình vận hành cực kỳ đơn giản. Hoặc, khi doanh nghiệp muốn củng cố mối quan hệ với đối tác cho 1 mục tiêu cụ thể thì mới có thể áp dụng mô hình này. Bởi lẽ, với bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp cần liên kết với rất nhiều đối tác cùng lúc. 

3. Mô hình hợp tác liên minh 

Hợp tác liên minh là cách nhiều doanh nghiệp có điểm tương đồng về giá trị cốt lõi và cùng chí hướng thực hiện nhiệm vụ. 1 minh chứng điển hình của mô hình này là liên minh thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Thái Lan. Với sự hợp lực của nhiều thành viên quốc tế và trong nước, liên minh này tham vọng thiết kế lộ trình nhanh chóng và tân tiến nhất để giảm lượng khí thải carbon tại Thái Lan.

Các doanh nghiệp ESG liên minh để củng cố nội lực cho các thành viên trong hệ sinh thái vì mục tiêu giá trị vật chất hay tạo nên làn sóng thay đổi tích cực cho môi trường, cộng đồng. Ở mô hình này, doanh nghiệp/tổ chức trong liên minh củng cố sức mạnh cho nhau và có những nỗ lực riêng để đóng góp cho mục tiêu chung hơn là tập trung trao đổi giá trị như hợp tác đa phương.

4. Mô hình hợp tác cố vấn 

Doanh nghiệp tham vấn từ các cá nhân/ tổ chức chuyên môn để xem mức độ hoàn thiện khi thực hành bộ tiêu chuẩn ESG gọi là hợp tác cố vấn. Báo cáo ESG của doanh nghiệp muốn tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư thì cần được các chuyên gia cho lời khuyên trước khi công bố. Vì, với nhiều góc nhìn và thế mạnh riêng, các chuyên gia sẽ chỉ ra những điểm nổi bật và giúp trình bày báo cáo hiệu quả hơn. 


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *