Từ một khẩu hiệu, phát triển bền vững đang dần trở thành mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Trong đó, Xu hướng ESG trong phát triển bền vững ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm với những chính sách quyết liệt của chính phủ, sự ưu ái từ nhà đầu tư và niềm tin từ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khoảng cách từ tham vọng đến hành động ESG còn khá xa đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy triển khai chiến lược phát triển bền vững theo hướng ESG như thế nào, đâu là cách tiếp cận phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xu hướng phát triển bền vững
ESG là tiêu chuẩn phát triển bền vững dựa trên 3 tiêu chí E-environment, S-social và G-governance. Trong mỗi tiêu chí, ESG còn chia nhỏ ra các tiêu chí bên trong để doanh nghiệp áp dụng ESG giảm thiểu những tác động đến môi trường, quản lý chặt chẽ trong nội bộ và tạo dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan, gồm chính phủ, đối tác, người lao động. Trọng số càng cao càng mình chứng khả năng thực hiện ESG của doanh nghiệp.
Một số tiêu chí đã xuất hiện từ sớm như tính công bằng trong lao động, quy chuẩn sản xuất… Tuy nhiên, ESG chính tổng hòa toàn diện, đặt lợi ích trong mối quan hệ với tất cả các bên. Vì thế mà ESG còn được gọi là phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp có được quyền lợi về lợi nhuận lâu dài mà vẫn đảm bảo trách nhiệm với xã hội, môi trường.
Xu hướng ESG trên thế giới
Nhiều quốc gia phát triển, đặc biệt là khu vực châu Âu, đặt tầm quan trọng của phát triển bền vững ngang tầm với an ninh quốc gia. Thực trạng khủng hoảng năng lượng do sự phụ thuộc tuyệt đối khiến các quốc gia này ngày càng ủng hộ tiêu chuẩn ESG. Doanh nghiệp được chính phủ khuyến khích thực hành các tiêu chuẩn ESG và nhiều quỹ ESG ra đời với nguồn vốn lớn mạnh.
Ngay cả trong bối cảnh đại dịch, mạng lưới doanh nghiệp phát triển theo tiêu chuẩn ESG vẫn tăng trưởng. Theo sau đó, giá trị các quỹ đầu tư ESG khắp thế giới cũng dần mở rộng.
Làn sóng xu hướng ESG đã đẩy chỉ số S&P 500 (chỉ số cổ phiếu các doanh hoạt động kinh doanh tuân thủ ESG) tăng trưởng vượt trội chỉ sau 2 năm ra đời. Có thể thấy, các doanh nghiệp đi theo định hướng ESG ngày càng được “ưu ái” và được rót vốn nhiều hơn.
Xu hướng ESG tại Việt Nam
Các quỹ đầu tư ESG không ngừng mở rộng tìm kiếm thị trường tiềm năng và Việt Nam là một trong số đó. Hơn nữa, người tiêu dùng ngày nay ủng hộ và dễ ra quyết định mua đối với những doanh nghiệp có những hành động bảo vệ môi trường, trách nhiệm với cộng đồng. Từ góc độ người dùng hành vi mua này còn được gọi là tiêu dùng xanh.
Đứng trước cơ hội này, chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hưởng ứng xu hướng ESG. Có thể kể đến như, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2050 phát thải ròng bằng không (NetZero), chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2023… và hàng loạt các hoạt động quyết liệt để doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc kinh doanh minh bạch.
Từ chính sự tác động của chính phủ, sự thay đổi ngày càng rõ nét trong hành vi tiêu dùng và “gu” đầu tư của nhiều quỹ quốc tế mà nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào làn sóng xu hướng này. 80% doanh nghiệp cam kết thực hành ESG trong 2 đến 4 năm tới. Mặc dù tỷ trọng này nghiêng về phía doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng 40% doanh nghiệp tư nhân/gia đình cũng đã đặt ra mục tiêu cam kết ESG. Đây chính là tín hiệu khởi sắc mạnh mẽ của xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam.
Chiến lược phát triển bền vững theo ESG cho từng nhóm doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có thực trạng khác nhau, thế nên để bắt đầu áp dụng ESG mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược riêng phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại. PwC đã vạch ra 4 chiến lược ESG đại diện cho những phần đông doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể như sau:
Nhóm khởi đầu
Cách xác định: Đây là những doanh nghiệp mới bắt đầu và xem việc tuân thủ ESG là cách mở ra cơ hội kinh doanh. Vì mới bắt đầu nên các doanh nghiệp này chưa từng công bố báo cáo tài chính, phi tài chính một cách công khai. Trong khi báo cáo tài chính được công bố thường niên là yêu cầu quan trọng thuộc tiêu chí xã hội nhằm tạo niềm tin vững chắc trên thị trường.
Định hướng chiến lược: Trước tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định ESG sẽ tác động như thế nào đối với mô hình hiện tại. Việc thay đổi để đáp ứng yêu cầu ESG sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vận hành hiện tại. Nếu không hiểu rõ mà áp dụng một cách máy móc thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh mà cũng không đạt được trọng số ESG cao.
Sau khi hiểu rõ, doanh nghiệp cần tiến đến bước thực hành bằng cách xây dựng cơ cấu quản trị và xác định các chỉ tiêu, mục tiêu rõ ràng cho từng tiêu chí ESG. Song song đó, doanh nghiệp cần thiết lập cách thức báo cáo đạt chuẩn ESG. Đối với những doanh nghiệp mới, thực hành ESG giống như “thay máu”, từ khâu chuẩn bị bên trong đến trình bày với các bên phải được tổ chức lại.
Để nắm bắt cơ hội, “lính mới’ cần liên tục cải thiện các chỉ số hiệu suất chính (KPI) bằng cách đề ra từng hoạt động chi tiết. Những nhà quản trị phải biết chọn sáng kiến ESG nào có khả năng tác động đến dòng tiền, hoạt động và bảng cân đối kế toán mạnh nhất để thực hiện trước. Như vậy, chiến lược ESG mới phát huy mạnh mẽ lên hoạt động kinh doanh và cân đối được chi phí.
Nhóm thực thi
Cách xác định: Các doanh nghiệp ở nhóm thực thường chỉ dừng lại các khía cạnh rủi ro của ESG và báo cáo không có mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học. Tức là, doanh nghiệp chỉ mới xem việc báo cáo là 1 phần bắt buộc của ESG. Doanh nghiệp không hiểu rõ bản chất, chưa thể hiện được giá trị của báo cáo đến công chúng và nhập nhằng giữa báo cáo nội bộ/công khai.
Định hướng chiến lược:
- Cơ cấu lại bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện ESG. Doanh nghiệp nên cân nhắc chỉ định hoặc tuyển dụng nhà quản lý chịu trách nhiệm chất lượng thực hàn ESG. Theo đó, nhà quản lý trực tiếp điều phối tiến độ ở các phòng ban và báo cáo với ban quản trị. Với cơ cấu rõ ràng, có cấp quản lý và phân định rõ báo cáo nội bộ, báo cáo công khai thì lộ trình ESG được thông suốt hơn.
- Thông tin và đào tạo nội bộ về chiến lược ESG của doanh nghiệp. Giá trị bền vững của doanh nghiệp chính là khi toàn bộ nhân sự cùng hiểu và đồng lòng thực hiện. Kể cả khi ban lãnh đạo hiểu và có chiến lược đúng nhưng nhân sự bên dưới chưa hiểu được giá trị thì quá trình thực hiện ESG sẽ không thành công.
Điểm mấu chốt đối với nhóm thực thi là đưa nhân sự ở tất cả các cấp hiểu được giá trị bền vững của doanh nghiệp khi theo đuổi ESG. Vượt qua suy nghĩ “nghĩa vụ” doanh nghiệp mới có động lực “xanh hóa” sản phẩm, chuỗi cung ứng, báo cáo rõ ràng và chạm tay đến những cơ hội từ thị trường.
Nhóm chiến lược
Cách xác định: Nhóm chiến lược tương đối có kinh nghiệm và nhận thấy cả cơ hội, rủi ro khi theo đuổi lộ trình phát triển bền vững. Thế nên doanh nghiệp nhóm này đã nắm được cách báo cáo và ESG được tích hợp trong cả hoạt động kinh doanh, tài chính. Thế nhưng, phần lớn trách nhiệm vẫn nằm ở ban điều hành.
Định hướng chiến lược:
- Thành lập ban điều hành để giám sát và quản lý chất lượng ESG. Không còn là cân nhắc, doanh nghiệp cần thành lập tiểu ban quản lý thực hiện ESG với 1 nhân sự chủ chốt đứng đầu. Tiểu ban này giám sát chặt chẽ, đảm bảo thi hành bài bản và tối ưu trọng số ESG. Việc thành lập 1 bộ phận chuyên môn cũng chính là “đánh tiếng” đến toàn bộ nhân sự quan trọng và quyết tâm theo đuổi ESG.
- Tăng cường truyền thông nội bộ và bên ngoài. Doanh nghiệp kết hợp cả truyền thông nội bộ và truyền thông đến rộng rãi công chúng về mục tiêu, hành động phát triển bền vững. Bằng cách này, doanh nghiệp có được sự đoàn kết từ nội bộ và cái nhìn mới về định hướng phát triển, tạo tiền đề để người tiêu dùng đón nhận sản phẩm/dịch vụ.
- Tạo sản phẩm mới/thay đổi mô hình kinh doanh và hoạt động làm cơ sở cho việc thực hiện ESG tạo khác biệt. Bên cạnh truyền thông, doanh nghiệp nên minh chứng bằng cách đẩy mạnh các sản phẩm/ dịch vụ xanh như những sản phẩm trọng điểm của doanh nghiệp. Bằng cả “lời nói” và hành động, doanh nghiệp mới có thể thuyết phục công chúng.
Điểm đến của nhóm chiến lược là tích hợp xuyên suốt ESG trong sản xuất và vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Những kinh nghiệm áp dụng ESG chính là lợi thế, doanh nghiệp cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa để phát huy lợi thế này trước khi làn sóng phát triển bền vững trở thành “biển đỏ”.
Nhóm dẫn đầu
Cách xác định: ESG được đặt ở cốt lõi cho mục đích, chiến lược và toàn bộ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp từ sớm. Những doanh nghiệp này đã áp dụng ESG trên toàn bộ hoạt động với ban quản lý riêng. Thậm chí, doanh nghiệp đã có những bước đi xa hơn để chủ động thúc đẩy mạng lưới/ ngành của mình.
Định hướng chiến lược: Đối với những người dẫn đầu, nước đi tiếp theo chính là giữ vững vị trí. Thế nên doanh nghiệp cần theo dõi sát sao mọi hoạt động và dự phòng trước các rủi ro ẩn. Các tiêu chí vẫn đang cập nhật liên tục và doanh nghiệp cần có kế hoạch ứng biến theo kịp nhằm không ảnh hưởng trọng số ESG.
Không những giám sát, doanh nghiệp nhóm dẫn đầu luôn phải cân bằng cả hoạt động đo lường tổng thể để đánh giá được sự phát triển và phát hiện những “nút thắt” còn tổn động. Bằng cách thường xuyên lên kế hoạch và thực hiện đo lường giá trị, doanh nghiệp sẽ hiểu chính mình và truyền thông đúng đến tất cả các bên liên quan để duy trì niềm tin và sự ủng hộ.
Xu hướng ESG mở ra nhiều cơ hội nhưng để áp dụng thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ lực. Doanh nghiệp phải chấp nhận những thay đổi và thực hiện nghiêm túc nhiều tiêu chí khác nhau. Quan trọng nhất là doanh nghiệp cần xác định cá nhân quản lý tiêu chuẩn ESG, trong điều kiện hoàn hảo hơn là thành lập bộ phận quản lý ESG với đủ kiến thức chuyên môn và khả năng thực hành.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0938.603.496
Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn