Thách thức doanh nghiệp gặp phải khi triển khai ESG 2024

Cơ hội luôn đi kèm thách thức. Kể cả ESG cũng vậy, bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, việc triển khai ESG cũng tồn đọng nhiều thách thức làm khó không ít doanh nghiệp. Vậy những thách thức doanh nghiệp thường gặp khi triển khai ESG là gì? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết thách thức doanh nghiệp gặp phải khi triển khai ESG dưới đây. 

thách thức doanh nghiệp

Thách thức 1: Tham vọng cân bằng toàn diện cả 3 yếu tố E – S – G

Tiêu chuẩn ESG là một thước đo bền vững bao gồm 3 yếu tố môi trường – xã hội – quản trị. Bởi thế mà nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng, tổ chức cần phải xuất sắc ở cả 3 khía cạnh mới được công nhận hiệu quả.

Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái lý tưởng với những thương hiệu ESG nhiều kinh nghiệm và nguồn lực. Còn các công ty mới sẽ khá chật vật nếu theo đuổi mục tiêu này. Nó sẽ làm hao tốn thời gian, chi phí, nhân sự mà có thể kết quả không như mong đợi, do bị phân tán.

Thay vào đó, lãnh đạo có thể xem xét lại tổng thể doanh nghiệp, liệt kê những vấn đề ưu tiên và xây dựng lực lượng để tập trung giải quyết. Đó có thể là vấn đề nhân quyền và chính sách sử dụng lao động; hoặc nguồn năng lượng và phương pháp xử lý chất thải…

Mỗi tổ chức sẽ có các vấn đề riêng, và doanh nghiệp có quyền lựa chọn đâu là trọng tâm cần thay đổi trong kế hoạch triển khai. CEO có thể chia theo danh mục, sắp xếp thứ tự rồi lần lượt giải quyết. Như vậy, nó sẽ vừa đảm bảo tối ưu nguồn lực, vừa gia tăng tiến độ và hiệu quả.

Một số danh mục nổi bật ở 3 khía cạnh mà doanh nghiệp có thể xem xét:

  1. E – Environmental (Môi trường) đo lường tác động đến môi trường bao gồm
  • Biến đổi khí hậu
  • Năng lượng
  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Xử lý và tái chế chất thải
  1. S – Social (Xã hội) đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như
  • Quyền riêng tư và bảo mật
  • Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập
  • Môi trường làm việc an toàn
  • Điều kiện làm việc 
  1. G – Governance (Quản trị doanh nghiệp) đánh giá các hoạt động của tổ chức gồm
  • Công bố báo cáo ESG
  • Chống hối lộ và tham nhũng
  • Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

Thách thức 2: Đưa chiến lược bền vững vào hệ sinh thái của tổ chức như thế nào?

Sau khi đã biết vấn đề nào cần tập trung, tiếp đến là giải quyết bằng cách gì và ở khâu nào. Vậy câu hỏi sẽ là: Tích hợp ESG vào khâu tín dụng của công ty thế nào?

Ví dụ này sẽ phù hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc là gợi ý cho các nhà quản lý tài chính. Để tạo sự đồng nhất và mang đến niềm tin cho các nhà đầu tư, khách hàng, doanh nghiệp nên đưa yếu tố bền vững vào xuyên suốt chu trình. Nó sẽ ứng dụng từ khi cho vay đến hoàn thành, bao gồm luôn cả chính sách gia hạn. 

thách thức doanh nghiệp

Thách thức 3: Điều chỉnh việc quản lý các bên liên quan và đào tạo ESG cho nội bộ

Kế hoạch bền vững không thể triển khai thành công nếu thiếu sự dẫn dắt từ cấp quản lý, và sự đồng lòng của toàn thể nhân sự. Đặc biệt với những tập đoàn truyền thống, việc chấp nhận thay đổi cấu trúc, cách vận hành lâu năm là một thách thức khi mọi người đã quá quen với cách cũ.

Do vậy, những buổi đào tạo để phổ biến kiến thức ESG và tầm quan trọng của nó là vô cùng cần thiết. Chúng không chỉ giúp nhân sự tự nguyện thực thi, mà còn thúc đẩy họ nghĩ ra những sáng kiến mới hỗ trợ cho tổ chức.

Dưới đây là 3 cách doanh nghiệp có thể áp dụng để mọi người đều chung tay về mục tiêu ESG:

1. Tham gia cùng nhân viên

Lãnh đạo hãy cùng nhân viên từ những bước đầu tiên, để củng cố niềm tin và kích thích nhiệt huyết khi họ còn đang bối rối với những thay đổi. CEO có thể trực tiếp truyền bá, thực hiện cùng để họ thấy được tầm quan trọng, và lợi ích khi chuyển dịch. 

Đó có thể là những buổi họp nghiêm túc, hoặc các hoạt động giao lưu thân tình. Cách thức diễn ra cũng nên là 2 chiều, để nhân viên cảm thấy được lắng nghe, từ đó tạo ra các tương tác tích cực.

2. Trang bị cho nhân viên

Công ty cần cung cấp cho nhân viên những “công cụ” để những nhiệt huyết trở thành hiệu quả thực tiễn. Đó có thể là kiến thức, case study, kỹ năng hoặc các hạ tầng, cơ sở vật chất hỗ trợ đội ngũ thực hiện ESG hàng ngày.

Một số mô hình đào tạo lãnh đạo có thể tham khảo là chương trình training, workshop, lớp học online, framework…

3. Ủy quyền cho nhân viên

Không có cách nào thúc đẩy nhân viên tốt hơn là cho họ thấy năng lực của họ được công nhận. Sự tin tưởng, ủy thác mà lãnh đạo giao cho sẽ giúp họ có động lực cống hiến và tư duy gắn bó cao hơn.

Ban quản lý có thể cho phép nhân viên chịu trách nhiệm giám sát, báo cáo hoặc đề xuất giải pháp. Từ đó, họ được phô bày giá trị của bản thân, tăng hứng thú với các hoạt động bền vững.

Bên cạnh đó, việc theo dõi sát sao hiện trạng để đưa ra quyết định đúng đắn cũng là mấu chốt cho kế hoạch hiệu quả. Vì thế, cấp quản lý cần là những người có tầm nhìn bao quát, khả năng phân tích và hiểu biết về bền vững. Doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư xây dựng các khóa học chuyên môn, hoặc tuyển riêng một bộ phận cho lĩnh vực này.

Thách thức 4: Thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu ESG để dự đoán rủi ro

ESG mang nhiều khía cạnh khách quan lẫn chủ quan, nên cần dự đoán và quản trị rủi ro tốt để gia tăng hiệu quả. Trong đó, việc thu thập, sử dụng dữ liệu là giải pháp được nhiều tổ chức lựa chọn. Một số gợi ý ứng dụng:

  • Số liệu khí thải nhà kính của cơ sở sản xuất dự báo rủi ro chi phí / rủi ro danh tiếng.
  • Thông tin cung ứng theo khu vực địa lý có thể gây ra rủi ro nhân quyền / rủi ro quản trị.

Để các dự đoán được chính xác đến mức tối đa, dữ liệu cần thu thập diện rộng, đa chiều và tiến hành một cách nghiêm ngặt, chuẩn chỉnh. 

Thách thức 5: Cung cấp và truyền đạt các cam kết ESG 

Những nỗ lực bền vững sẽ trở nên vô nghĩa nếu tổ chức không công bố nó ra bên ngoài. Bên cạnh báo cáo hằng năm, sẽ có những thời điểm doanh nghiệp cần truyền thông động cơ và cách thức mà họ đang thực hiện. 

Và để lấy được niềm tin của các bên liên quan, nội dung phải bao gồm cả thông tin định tính và định lượng. Những hình ảnh, số liệu rõ ràng và minh chứng xác thực cần được ưu tiên. Theo sau đó là lộ trình cam kết trong tương lai, đi kèm những giá trị mà đối tác, khách hàng… sẽ nhận được nếu mục tiêu hoàn thành. Có thể nói, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để thu hút đầu tư, tăng trưởng mạnh mẽ.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *