Những thành phần cấu thành nên chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là một khoản chi phí cơ bản trong chi phí kinh doanh tổng thể, tuy nhiên nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ tạo nên một áp lực không nhỏ đến dòng tiền của doanh nghiệp. Trên thực tế, chi phí bán hàng sẽ bao gồm rất nhiều các khoản chi phí liên quan khác nhau cả trực tiếp lẫn gián tiếp.

Tùy thuộc vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh, quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ thì những khoản liên quan này sẽ có sự khác nhau nhất định. Cùng Open End tìm hiểu những chi phí phổ biến nhất cấu thành nên chi phí bán hàng qua bài viết dưới đây.

chi phí bán hàng

Chi phí nhân viên

Con người – Nhân viên luôn là yếu tố quan trọng trong hoạt động bán hàng mà ở mọi doanh nghiệp, công ty khi xét đến ngành hàng, quy mô,… đều sẽ đề cập đến. Không có nhân viên đảm nhận những công việc, công đoạn hay trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng thì chắc chắn quy trình bán hàng của doanh nghiệp sẽ không thể vận hành một cách thông suốt. Đây sẽ là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần phải trả cho những công sức, đóng góp mà họ mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:

•    Nhân viên sales
•    Nhân viên vận chuyển
•    Nhân viên đóng góp
•    Nhân viên CSKH
•    …

Xem thêm: Làm thế nào để quản lý chi phí bán hàng hiệu quả?

Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng

Đối với những mặt hàng, sản phẩm đặc thù thì để phục vụ quá trình bán hàng một cách tốt nhất sẽ cần phải sử dụng đến những dụng cụ, đồ dùng nhất định. Tất nhiên, khoản ngân sách bỏ ra để mua sắm những món đồ này sẽ được tính vào cả chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Khoản chi phí này đối với một số vật dụng có thể là một lần nhưng có thể là nhiều lần. Ví dụ nhưng bàn ghế làm việc, tủ hồ sơ sẽ chỉ cần mua một lần là sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, sau đó có thể sẽ có khoản chi phí phát sinh cho việc sửa chữa, đổi mới chúng khi đã quá cũ hoặc bị hỏng. Tuy nhiên, những vật dụng khác như văn phòng phẩm… thì phải thường xuyên chi trả nhiều lần.

Chi phí bao bì vật liệu

Một khoản chi phí tiếp theo mà không thể không nhắc đến, đó là chi phí bao bì vật liệu. Đây là những yếu tố quan trọng liên quan đến việc duy trì, sản xuất, giữ gìn và phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Tất nhiên, những bao bì vật liệu được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng sẽ được tính vào khoản này. Tất nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp thì khoản chi phí này sẽ không có. Nhưng chúng ta sẽ xem xét trên trường hợp số đông để đưa ra một danh sách hợp lý nhất.

Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao được hiểu là khoản chi phí được phân bổ trong suốt vòng đời của một sản phẩm, tài sản hữu hình. Nó được tính từ khi sản phẩm, tài sản bắt đầu được khai thác, sản xuất hoàn tất cho đến khi giá trị bằng 0 hoặc không đáng kể. Như vậy, đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh nếu hàng hóa có số lượng lớn thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc chi phí khấu hao sẽ lớn. Chúng cũng sẽ bao gồm cả những khoản chi phí tồn kho, bảo quản, vận chuyển bị chậm chễ. Những yếu tố này sẽ khiến chi phí khấu hao tăng lên và đương nhiên nó cũng sẽ tổng chi phí bán hàng của doanh nghiệp lớn hơn. Ngoài ra, chi phí khấu hao sẽ được xác định dựa trên các tài khoản cố định của doanh nghiệp.

chi phí bán hàng

Chi phí bảo hành

Do đặc thù về mặt sản phẩm hoặc cũng là yếu tố để thu hút, thuyết phục khách hàng các doanh nghiệp, chủ cửa hàng luôn đưa ra những chính sách bảo hành đầy hấp dẫn. Và phần lớn chi phí bảo hành đều sẽ được xem như một phần của chi phí bán hàng. Nhà sản xuất sẽ đưa ra một khoản dự trù cho khoản chi phí bán hàng này. Đương nhiên, không phải tất cả các sản phẩm của họ khi cung cấp ra thị trường trong quá trình đều sẽ xảy ra vấn đề, gặp trục trặc. Nhưng việc dự trù vẫn được tính toán với mức tương đương để quản lý một cách hiệu quả.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Đây là các khoản chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo hành, quản lý, phân phối, giữ gìn sản phẩm, hàng hóa hay các tài sản phục vụ cho hoạt động bán hàng. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể “cân” được hết tất cả những hoạt động, yếu tố, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc bán hàng của mình. Lúc này họ sẽ mua dịch vụ ngoài để quá trình bán hàng được đảm bảo và vận hành thông suốt. Chi phí các dịch vụ mua ngoài có thể kể đến như tiền thuê kho hàng, tiền sửa chữa các tài sản cố định, tiền vận chuyển thuê ngoài, tiền chiết khấu cho các đơn vị đại lý,…

Các khoản chi phí phát sinh

Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng của các doanh nghiệp, công ty sẽ không cố định và cũng không dập khuôn theo một mẫu giống nhau. Tuy rằng không xuất hiện thường xuyên, nhưng khi tính chi phí bán hàng thì vẫn cần liệt kê đến chúng. Bởi chi phí phát sinh có thể chiếm một con số không hề nhỏ chút nào trong tổng chi phí bán hàng như:

•    Chi phí marketing, quảng cáo
•    Chi phí cho việc gặp gỡ, tiếp khách
•    Chi phi cho các hoạt động tại chỗ khi bán hàng
•    …


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : xây dựng hệ thống doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *