Định giá sản phẩm/ dịch vụ là khâu quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường. Tuy nhiên công việc này thường không phải là điều dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp. Khi định giá sản phẩm quá cao, doanh nghiệp sẽ bỏ qua những cơ hội bán hàng và những khách hàng tiềm năng có giá trị. Nhưng khi định giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ mất đi những khoản doanh thu bán hàng quan trọng. Vì vậy, việc lên chiến lược định giá sản phẩm phù hợp là điều mà các nhà quản lý cần chú trọng. Cùng Open End tìm hiểu về định giá sản phẩm và tầm quan trọng của nó qua bài viết dưới đây.
Định giá sản phẩm là gì?
Định giá sản phẩm là quy trình mà doanh nghiệp áp dụng để có thể lên được giá bán cho sản phẩm. Định giá sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong các bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp.
Việc định giá phụ thuộc vào chi phí trung bình, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng và giá trị của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, trong khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm.
Dynamic pricing còn được gọi là định giá đột biến, định giá theo nhu cầu hoặc định giá theo thời gian là một chiến lược định giá trong đó các doanh nghiệp đặt giá linh hoạt cho sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhu cầu thị trường hiện tại.
Theo như mô hình marketing mix truyền thống, định giá sản phẩm (Pricing) là một trong 4Ps của mô hình này. Ngoài ra, 3Ps còn lại sẽ là Sản phẩm (Product), Khuyến mãi (Promotion) và Địa điểm (Place). Trong 4Ps marketing mix, định giá sản phẩm là yếu tố duy nhất tạo nên doanh thu bán hàng, các yếu tố còn lại thiên về một phần các chi phí mà doanh nghiệp cần đầu tư vào.
Nhu cầu của khách hàng chỉ có thể được chuyển đổi thành mua hàng nếu khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm. Vì thế, định giá sản phẩm hiệu quả là việc quan trọng trong các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp. Định giá sẽ được sử dụng như một quyết định chiến thuật nhằm giải quyết các tình huống cạnh tranh với đối thủ, các tình huống đối với thị trường mục tiêu cũng như liên quan đến doanh nghiệp.
Tại sao phải định giá sản phẩm?
Định giá sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trong mô hình marketing mix. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng vào việc định giá sản phẩm sao cho phù hợp và hiệu quả để nâng cao chất lượng của những hoạt động marketing và bán hàng. Vậy tại sao phải định giá sản phẩm?
Cạnh tranh với đối thủ
Mục đích khi định giá sản phẩm đó là việc chọn một mức giá tối ưu nhất và giúp sản phẩm có thể sống sót được trên thị trường. Doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bị loại bỏ khỏi thị trường do sự cạnh tranh khốc liệt với đối thủ. Vì vậy, để tồn tại, việc định giá sản phẩm sao cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là một mục tiêu quan trọng. Bởi khi định giá sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp có thể:
- Đối mặt với sự cạnh tranh: Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đang diễn ra thường xuyên trên thị trường, việc sửa đổi chính sách giá để có được lợi thế cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ để củng cố lợi thế cạnh tranh của mình.
- Ngăn chặn đối thủ mới: Việc ngăn chặn đối thủ xâm nhập thị trường có thể là một trong những lý do chính khi định giá sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm thấp hơn so với thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể ngăn chặn được những đối thủ mới ra nhập thị trường có được lợi thế cạnh tranh giống như mình.
- Chứng minh chất lượng sản phẩm: Khách hàng thường tin rằng “tiền nào của nấy”. Để tạo ra một hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ cần định giá sản phẩm cho phù hợp.
Định giá sản phẩm để tăng lợi nhuận
Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận hiện tại của mình bằng cách ước tính lượng cầu và cung của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Việc định giá được thực hiện dựa trên sự phù hợp với nhu cầu sản phẩm của khách hàng và các sản phẩm thay thế có sẵn để đáp ứng nhu cầu đó. Nhu cầu của khách hàng cao hơn thì định giá sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn. Cung và cầu hàng hóa và dịch vụ theo mùa (Seasonal supply and demand) là những ví dụ điển hình nhất có thể được nhắc tới ở đây.
Bên cạnh đó, giá cả có ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Về ảnh hưởng trực tiếp, định giá sản phẩm nói lên được giá bán đã thực sự bao gồm hết các chi phí sản xuất hay chưa. Về ảnh hưởng gián tiếp, định giá sản phẩm ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp có thể bán được bao nhiêu sản phẩm. Đối với mục tiêu tăng doanh số bán hàng, định giá sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp:
- Tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận: Khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp có thể tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Mục đích này thường được áp dụng khi số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp đang ở mức thấp so với mục tiêu.
- Nâng cao được thị phần (market share) trong thị trường mục tiêu: Với việc định giá, doanh nghiệp có thể đạt được thêm thị phần trong thị trường mục tiêu. Khi doanh nghiệp nhận ra rằng thị phần của mình đang ở mức thấp so với kỳ vọng, việc định giá sản phẩm phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được thị phần.
Thu hút và giữ chân khách hàng
Khách hàng là trung tâm trong mọi quyết định về marketing, vì vậy, để giữ khách hàng ở lại, doanh nghiệp cần có quy trình trình bán hàng cụ thể các chính sách giá phù hợp để chiếm được lòng tin của khách hàng:
Bằng cách định giá sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp có thể thiết lập, duy trì hoặc thậm chí củng cố niềm tin của khách hàng rằng giá bán cho sản phẩm của doanh nghiệp là hợp lý và khách hàng có thể tin vào uy tín của sản phẩm.
Hơn nữa, để làm hài lòng khách hàng, việc thiết lập và điều chỉnh lại định giá cho sản phẩm để đáp ứng khách hàng mục tiêu của mình là điều quan trọng đối với doanh nghiệp. Nói tóm lại, hãy lên những chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả để đạt được sự hài lòng tối đa của khách hàng.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : xây dựng hệ thống doanh nghiệp