Thâm nhập thị trường chính là cách để doanh nghiệp đánh giá toàn bộ ngành, từ đó xác định được tiềm năng cũng như vị trí của công ty trong ngành, có thể tăng doanh thu hoặc giành thị phần thông qua chiến lược kinh doanh, bán hàng. Để có thể thâm nhập thị trường thành công, doanh nghiệp phải nghiên cứu và cân nhắc lựa chọn áp dụng những chiến lược phù hợp. Cùng Open End tìm hiểu một số chiến lược xâm nhập thị trường qua bài viết dưới đây.
Định giá thâm nhập thị trường
Định giá thâm nhập thị trường (tiếng Anh: Penetration Pricing) được dùng khi doanh nghiệp chuẩn bị tung ra thị trường một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, theo đó giá sản phẩm hoặc dịch vụ này sẽ thấp hơn so với mức giá phổ biến trên thị trường ở thời điểm hiện tại.
Mục đích của việc sử dụng chiến lược này chính là khuyến khích người mua nhằm nhanh chóng mở rộng thị trường, tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau một thời gian, doanh nghiệp sẽ được thị trường chấp nhận và chiếm được thị phần lớn, xa hơn có thể dẫn đầu thị trường.
Chiến lược định giá thâm nhập thị trường thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, bởi khi sản xuất càng nhiều sản phẩm thì giá thành đơn vị sẽ càng thấp.
Một mức giá và lợi nhuận nhuận thấp cũng là yếu tố để cản trở sự phát triển hay thâm nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập một cách nhanh chóng vào thị trường chứng tỏ tiềm năng thị trường đó rất hứa hẹn, nhà kinh doanh nên theo đuổi chiến lược này.
Đặc biệt, việc định giá thâm nhập thị trường rất phù hợp với những sản phẩm/ dịch vụ mang tính đại trà, ít sự khác biệt, thị trường phân phối rộng, khách hàng mục tiêu đa dạng…
Điểm trừ của chiến lược này chính là việc tăng giá sẽ khó, thậm chí là không thể thực hiện được, đồng nghĩa công ty có thể vĩnh viễn mắc kẹt trong công việc kinh doanh lợi nhuận thấp. Vì thế doanh nghiệp phải có phương án giải quyết sao cho phù hợp để “vẹn cả đôi đường”.
Điều chỉnh giá (chiến lược tăng hoặc giảm giá)
Chiến lược giá là việc triển khai các phương án về giá của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp cho doanh nghiệp đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing, chủ yếu thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý tại một thời điểm xác định.
Tùy thuộc vào tình hình của thị trường và công ty mà doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn tăng giá hoặc giảm giá. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp lựa chọn hình thức nào thì đề phải dự tính phản ứng của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh về sự thay đổi này.
Chiến lược chủ động tăng giá
Khi cầu lớn hơn cung thì hầu hết các doanh nghiệp đều có kế hoạch tăng giá dịch vụ hoặc sản phẩm để thu về mức lợi nhuận cao hơn. Cũng có những trường hợp doanh nghiệp chủ động tăng giá không phải vì cung hay cầu mà do giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc sự thay đổi trong chiến lược định vị sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến lược chủ động tăng giá sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, thái độ của khách hàng khi lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược tăng giá sẽ kèm theo các ưu đãi như miễn phí dịch vụ kèm theo, tặng kèm sản phẩm khác nhằm giữ chân khách hàng, giữ vững thị phần.
Chiến lược chủ động giảm giá
Khi nguồn cung lớn hơn cầu chính là lúc doanh nghiệp phải xem xét quyết định giảm giá sản phẩm/ dịch vụ. Điều này sẽ giúp các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác, từ đó giữ vững hoặc gia tăng thị phần.
Một số trường hợp có thể không phải do nguồn cung lớn hơn cầu doanh nghiệp vẫn áp dụng chiến lược giảm giá, mục đích chính là gia tăng thị phần, hạ gục đối thủ cạnh tranh, thống lĩnh thị phần.
Tuy nhiên,chiến lược thâm nhập thị trường bằng cách giảm giá sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu tổn thất về lợi nhuận trong đa số trường hợp. Chưa kể, điều này còn làm thay đổi nhận thức khách hàng (theo hướng có phần tiêu cực) về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Tăng cường quảng cáo
Tăng cường quảng cáo hay còn gọi là Aggressive Advertising là một chiến lược xâm nhập thị trường bằng các hình thức quảng cáo ở nhiều “mặt trận” khác nhau nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách rộng rãi.
Các phương thức thường được sử dụng như: Băng rôn, banner, biển quảng cáo, báo in, truyền hình, truyền thông… Các doanh nghiệp cũng đừng quên sử dụng vài kỹ thuật tiếp thị mang tính năng đột phá, sáng tạo để tăng hiệu quả quảng cáo.
Mở rộng kênh phân phối
Số lượng, chất lượng, loại hình kênh phân phối ngày càng đa dạng và thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng. Việc thấu hiểu và tăng cường các kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược phát triển phù hợp để “đẩy” hàng về tay người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Mỗi kênh phân phối sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng sản phẩm/dịch vụ cũng như lĩnh vực khác nhau mà doanh nghiệp hướng tới. Những kênh phân phối phổ biến mà doanh nghiệp cần phải quan tâm và tìm hiểu:
Kênh tiêu dùng trực tiếp là kênh phân phối chỉ gồm 2 thành phần là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhà sản xuất bán sản phẩm của mình trực tiếp đến người dùng cuối cùng.
Kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối có hệ thống phân phối phủ rộng, bao gồm nhiều cấp bậc từ nhà bán sỉ, đến nhà bán lẻ cuối cùng là tới tay của người tiêu dùng thông qua các điểm bán hàng như: Đại lý, siêu thị, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa,…
Kênh phân phối hỗn hợp là kênh phân phối kết hợp giữa kênh trực tiếp và kênh truyền thống để tạo ra một hệ thống phân phối đa dạng thống nhất, tăng tối đa các điểm tiếp xúc với khách hàng.
Cải tiến sản phẩm
Cải tiến sản phẩm là một loạt các hoạt động bao gồm: Cải tiến kiểu dáng, cải tiến tính năng và cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường. Đây cũng là một trong các chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả, mang lại lợi ích kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, giúp doanh nghiệp kéo dài doanh thu ổn định.
Chiến lược liên kết (mua hoặc liên kết với doanh nghiệp trong ngành)
Liên minh chiến lược (Strategic alliances) là những thỏa thuận hợp tác của các công ty hoặc đối tác cùng chung một thị trường mục tiêu, có những sản phẩm/ dịch vụ tương đồng nhau. Mục đích của chiến lược liên kết là tạo ra những lợi ích chung, gia tăng lợi thế cạnh tranh với những đối thủ ngoài “nhóm liên minh”.
Thay vì phát triển từ bên trong, việc mua hoặc liên kết với doanh nghiệp trong ngành sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu dễ dàng hơn, ít rủi ro hơn. Ngoài ra, chiến lược xâm nhập thị trường này còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Tiếp cận thị trường mới với sản phẩm/ dịch vụ mới
- Tiếp cận thị trường quốc tế
- Tiếp cận kênh phân phối mới
- Truy cập công nghệ mới
- Có lợi từ tính kinh tế theo quy mô
- Giảm chi phí và rủi ro của chiến lược hoặc sản phẩm mới
- Cải thiện độ tin cậy…
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : triển khai OKRs