Loss Leader Pricing – Chiến lược định giá để doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị thành công

Loss Leader Pricing – Chiến lược định giá để doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị thành công

Định giá sản phẩm là một trong những công việc quan trọng của doanh nghiệp. Giá cả của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và tác động trực tiếp đến lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận của 1 công ty. Để định giá hợp lý cho một sản phẩm, nắm rõ các chiến lược định giá là điều quan trọng tất yếu. Cùng Open End tìm hiểu về chiến lược định giá qua bài viết dưới đây.

Loss Leader Pricing

Chiến lược định giá – Loss Leader Pricing là gì ?

Chiến lược định giá – Loss Leader Pricing: Là phương pháp định giá khi đó sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá thị trường, mức giá không sinh lãi hay thậm chí là lỗ nhằm thu hút khách hàng mới hoặc bán thêm các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược định giá – Loss Leader Pricing khi nào?

Trường hợp phổ biến nhất với việc áp dụng phương pháp định giá này chính là các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới hay startup tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp. Khi một tên tuổi mới gia nhập thị trường, không nhiều khách hàng sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới bởi lẽ, họ đã quen với những sản phẩm phổ biến hiện có. Lúc này, việc giảm giá sản phẩm sẽ giúp nhãn hàng mới tăng tính cạnh tranh với những tên tuổi từ trước, tạo sự thu hút, hấp dẫn khách hàng mua và trải nghiệm sản phẩm mới.

Sử dụng Loss-leader pricing, giảm giá mặt hàng này để bán hàng hóa bổ sung đi kèm với nó. Với cách làm này, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm bổ sung.

Phương pháp này cũng được sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm khác của doanh nghiệp. Việc giảm giá mạnh một hoặc một số mặt hàng sẽ thu hút được sự chú ý, quan tâm của khách hàng, gây tò mò, thúc đẩy họ vào website, cửa hàng, fanpage,….. của doanh nghiệp xem thử. Đây cũng chính là cơ hội để giới thiệu, quảng bá những sản phẩm khác trên website, cửa hàng, fanpage,… cho người tiêu dùng.

Loss Leader Pricing

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp định giá này để  thanh lý hàng hóa dư thừa. Đây cũng là một cách làm thường thấy của các doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận hay gỡ gạc lại vốn từ những hàng hóa tồn kho.

Chiến lược định giá – Con dao hai lưỡi

Bên cạnh những lợi ích mà loss-leader pricing mang lại, phương pháp định giá này cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực tiềm ẩn cho doanh nghiệp. 

Khiến khách hàng nhận thức sai về thương hiệu 

Giảm giá có thể giúp thương hiệu kéo khách nhưng giảm giá sâu, nhiều lần cũng có thể làm hình thành sự hoài nghi ở khách hàng. Người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng hóa, nhìn nhận sai về sản phẩm của doanh nghiệp như sản phẩm kém chất lượng hay gây nhầm lẫn với một sản phẩm giá rẻ. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến thương hiệu, khiến thương hiệu có thể bị mất dần khách hàng. Để phòng tránh điều này, doanh nghiệp nên áp dụng có chọn lọc loss-leader pricing và tránh lạm dụng nó.

Có thể gây ra thua lỗ cho doanh nghiệp

Điều này có thể xảy ra khi doanh nghiệp tính toán sai, dẫn tới dự tính sai về giá cả của sản phẩm. Doanh nghiệp xác định giá cho hàng hóa quá thấp, hoặc dự tính sai khoảng thời gian, số lượng hàng hóa được giảm giá gây nên thua lỗ.

Ở một khía cạnh khác, những người tiêu dùng đang ngày càng khôn ngoan, tỉnh táo hơn trước những sự lựa chọn đa dạng, họ không dễ dàng sa vào bẫy giảm giá mà các thương hiệu dựng lên nhằm quảng cáo các sản phẩm khác trong cửa hàng. Do đó mà người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm được giảm giá và không mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện tượng này còn được gọi với cái tên là “cherry picking”.

Làm cho mọi người chờ đợi giảm giá

Loss Leader Pricing

Nếu hiện tượng giảm giá hàng hóa diễn ra quá nhiều lần, người tiêu dùng có thể tạo cho mình tâm lý ỷ nại. Họ sẽ nghĩ rằng không lâu sau đó, doanh nghiệp sẽ lại có đợt giảm giá và chờ đợi đến lúc đó mới mua hàng thay vì mua chúng với giá niêm yết.

Cá lớn nuốt cá bé

Để ngăn chặn sự phát triển của một tên tuổi mới gia nhập thị trường, các ông lớn chiếm thị phần cao trong ngành hàng có thể sử dụng loss-leader pricing nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, dẫn đến doanh nghiệp mới gia nhập thị trường không bán được sản phẩm. Tình trạng này kéo dài, nếu doanh nghiệp mới không đủ nguồn lực chịu lỗ sẽ bị phá sản. Doanh nghiệp lớn sẵn sàng chịu một khoản lỗ để giữ hay thậm chí mở rộng thị phần. 

Cuộc đua đốt tiền giữa các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada.. cũng chính là cuộc đua của ông những ông lớn, ai nhiều nguồn lực sẽ trụ lại được đến cuối cùng. Tính đến năm 2021, ba thương hiệu này vẫn tiếp tục tăng cao các khoản lỗ của mình. Những con cá nhỏ hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử: Adayroi, lotte.vn,…. đã lặng tiếng dần đi, dần ra khỏi cuộc đua.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : đào tạo an toàn lao động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *