Xây dựng hệ thống bán hàng tối ưu và hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng được doanh thu và phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, để có thể xây dựng hệ thống bán hàng phù hợp với doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự am hiểu không chỉ về công ty, sản phẩm mà còn cả khách hàng. Ngoài ra, còn phải biết cách kết hợp các nền tảng, công cụ để quản lý hệ thống bán hàng. Từ đó, mới giúp việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Cùng Open End tìm hiểu phương pháp xây dựng hệ thống bán hàng thành công qua bài viết dưới đây.
Hệ thống bán hàng và vai trò đối với doanh nghiệp
Hệ thống bán hàng là hệ thống các hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm hay dịch vụ đến người tiêu dùng, bao gồm việc các điểm bán tiếp nhận sản phẩm, tạo các hoạt động thúc đẩy bán hàng cho đến việc bán sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm.
Hệ thống bán hàng có một vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Dưới đây là ba vai trò chính của nó.
- Tăng hiệu quả cho hoạt động bán hàng: các hoạt động bán hàng sẽ được tối ưu, đồng bộ hóa theo một hệ thống nhất định. Các thông tin sẽ được lưu chuyển nhanh hơn vè giúp cho các hoạt động bán hàng diễn ra thuận lợi.
- Quản lý hoạt động bán hàng: Hoạt động bán hàng sẽ được tuân theo một quy trình nhất định. Các thông tin từ trên xuống và từ dưới lên được truyền đi nhanh chóng, khiến nhân viên dễ nắm bắt các đầu mục công việc và các nhà quản lý có thể kiểm soát được hoạt động bán hàng dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chiến lược bán hàng: Do quy trình chặt chẽ, thông tin nhanh chóng, doanh nghiệp có thể nắm bắt được sớm các vấn đề xảy ra, tìm được nguyên nhân của vấn đề và giải quyết chúng dễ hơn. Từ đó, xây dựng được các kế hoạch, chiến lược bán hàng phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Phương pháp xây dựng hệ thống bán hàng thành công
Doanh nghiệp luôn hiểu được vai trò của hệ thống bán hàng. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống bán hàng thành công, phù hợp với công ty là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là phương pháp xây dựng hệ thống bán hàng:
Xây dựng cơ cấu tổ chức của hệ thống bán hàng
Cơ cấu tổ chức cần được xây dựng dựa trên sản phẩm, tính chất của doanh nghiệp và mục đích kinh doanh. Với các doanh nghiệp nhắm đến thị trường quốc tế sẽ có hệ thống bán hàng khác với các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường nội địa. Ngoài ra, sản phẩm khác nhau sẽ có hệ thống bán hàng khác nhau. Ví dụ sản phẩm, dịch vụ vô hình như bảo hiểm, tư vấn tài chính có hệ thống bán hàng khác với các doanh nghiệp có sản phẩm hữu hình như hàng hóa như đồ gỗ, chăn ga gối đệm,… Do đó, doanh nghiệp cần phân tích kỹ các yếu tố, bao gồm: sản phẩm, tính chất doanh nghiệp và cả mục đích kinh doanh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo cơ cấu tổ chức hệ thống bán hàng của các công ty trong ngành, có cùng quy mô với mình tại Việt Nam và nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được một hệ thống bán hàng có cơ cấu tổ chức phù hợp.
Xây dựng quy trình bán hàng
Để giúp cho việc bán hàng được thuận lợi, doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình bán hàng chung cho mình. Các quy trình này phải rõ ràng, dễ hiểu để nhân viên có thể nắm bắt. Tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp, chiến lược của công ty, sản phẩm và khách hàng mục tiêu mà công ty có quy trình khác nhau. Quy trình bán hàng thông thường có 7 bước.
Tìm kiếm
Người bán hàng sẽ tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiềm năng; xác định xem liệu họ có nhu cầu về sản phẩm của công ty hay không. doanh nghiệp có thể tìm các nguồn khách hàng từ danh sách công ty cung cấp, các mạng xã hội.
Chuẩn bị
Bước này doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu hơn về khách hàng tiềm năng, tìm cách tạo mối liên kết giữa sản phẩm của bạn và nhu cầu khách hàng để chuẩn bị cho việc tiếp cận khách.
Phương pháp tiếp cận
Có ba cách chủ yếu để tiếp cận khách hàng: tặng quà, ưu đãi cho khách, đặt câu hỏi để khơi gợi sự quan tâm về sản phẩm và cung cấp sản phẩm mẫu, miễn phí cho khách sử dụng.
Trình bày
Hãy chứng minh cho khách sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tuyệt vời. Nhưng nhớ rằng chỉ đừng nói, mà hãy lắng nghe để hiểu hơn về các nhu cầu, mong muốn của khách đối với sản phẩm.
Xử lý các ý kiến tiêu cực từ khách
Sẽ nhiều lúc khách hàng phản bác các ý kiến của doanh nghiệp về sản phẩm và cho rằng chất lượng chúng không tốt, hoặc kém hơn so với đối thủ. Tìm cách giải quyết khôn khéo và nhẹ nhàng cho họ thấy họ đã sai.
Kết thúc
Đây là lúc khách hàng đồng ý mua sản phẩm của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào doanh nghiệp mà chúng ta có các cách kết thúc khác nhau. Ví dụ như cho khách lựa chọn các phương thức thanh toán, tặng khuyến mại cho khách, cảnh báo về sự thay đổi sản phẩm trong tương lai.. (thường là về giá hoặc nâng cấp sản phẩm)
Theo dõi
Sau khi chốt đơn, hãy giữ mối quan hệ tốt với khách hàng và theo dõi họ xem liệu họ có vấn đề gì về sản phẩm hay doanh nghiệp nữa không. Từ đó biến họ thành khách hàng thân thiết.
Phân bổ nguồn lực
Nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu muốn thiết kế hệ thống bán hàng hoàn chính, doanh nghiệp cần biết phân bổ sao cho phù hợp thì sẽ khó đạt được hiệu quả.
Thông qua các chỉ số đánh giá năng lực của nhân viên, và các nhận xét từ quản lý, công ty có thể biết thêm về các điểm mạnh điểm yếu của từng nhân viên. Từ đó, phân chia công việc sao cho phù hợp với năng lực từng người. Tránh người thì ôm đồm quá nhiều, người thì không làm gì. Hoặc người có năng lực kém lại đảm nhận các công việc có tính chuyên môn hay quyết định cao.
Đào tạo nhân viên
Nhiều doanh nghiệp bỏ qua hoặc coi nhẹ quy trình đào tạo. Tuy nhiên, nhân viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống bán hàng. Hãy đào tạo họ bởi họ chính là người tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Ngoài các kiến thức về chuyên môn, nhà quản lý phải hướng dẫn họ về các quy trình trong doanh nghiệp, phòng ban. Ngoài ra, nhân viên cũng cần phải có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ để tăng năng suất của mình, làm việc hiệu quả hơn.
Theo dõi và kiểm tra hệ thống bán hàng
Doanh nghiệp cần sử dụng một hệ thống để lưu trữ tài liệu và chia sẻ các quy trình bán hàng, ví dụ như máy chủ công ty, Word, Excel. Người quản lý nên thiết lập các cột mốc, đánh dấu các sự kiện quan trọng trong chu kỳ bán hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng một bản đồ để thấy được các chu trình công việc rõ hơn. Để từ đó kiểm tra xem liệu có vấn đề gì không và khắc phục các vấn đề. Từ đó mới xây dựng được một hệ thống bán hàng đỉnh cao.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : mô hình kinh doanh B2B