Cuộc chiến trong ngành bán lẻ: cạnh tranh khốc liệt giữa các “quầy tạp hóa”

Cuộc chiến trong ngành bán lẻ: cạnh tranh khốc liệt giữa các “quầy tạp hóa”

Covid-19 đã thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta trong đó nổi bật nhất là thị trường bán lẻ. Nổi bật trong đó là những thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A) để mở rộng thị phần bán lẻ, hai xu hướng thấy rõ hơn gần đây là việc đưa tạp hóa lên trực tuyến và đẩy mạnh các kênh bán lẻ hiện đại gây ra cuộc chiến trong ngành bán lẻ: cạnh tranh khốc liệt giữa các “quầy tạp hóa”

COVID-19 : Thuốc thử liều cao với các doanh nghiệp

Những cơ hội đến từ đại dịch COVID-19

Khi CEO cũng …. Livestream bán hàng trực tuyến

Tạp hóa đẩy mạnh lên trực tuyến

Nhìn lại trong giai đoạn năm năm qua, các hoạt động M&A trên thị trường đã giảm dần số lượng nhà đầu tư không đủ sức trên đường đua bán lẻ, dần hình thành nên cục diện mới mà thị phần tập trung vào một số ít các nhà đầu tư.

Cuộc chiến trong ngành bán lẻ

Theo khảo sát của PwC trong báo cáo tháng 7 vừa qua, thị phần bán lẻ theo mô hình đại siêu thị chủ yếu thuộc về các nhà đầu tư ngoại, trong khi thị phần siêu thị chủ yếu thuộc về các nhà đầu tư nội, chủ yếu là Saigon Co.op, Vinmart, Bách Hóa Xanh.

Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm nay, thị trường bán lẻ dường như đã có sự thay đổi đáng kể.

Một ví dụ điển hình là việc đẩy mạnh các tiệm tạp hóa lên trực tuyến. Thống kê của PwC cho thấy sau đại dịch, có hơn 50% số người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống và 25% trong số họ tăng cường mua sắm trực tuyến.

Nhưng điều đáng quan tâm là hàng hóa bán chạy trong các đợt giãn cách xã hội là các nhu yếu phẩm hằng ngày, vốn trước đây được tiêu thụ chủ yếu qua kênh ngoại tuyến.

Lượng đặt hàng tăng lên thấy rõ qua thống kê của Saigon Co.op, hay các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee. Thậm chí, các ứng dụng gọi xe như Be hay Grab cũng ra mắt thêm các chức năng “đi chợ hộ”.

Bán lẻ hiện đại sẽ lên ngôi

Bên cạnh đó, một xu hướng khác cũng nhận thấy là Covid-19 đã “mang” khách hàng đến các cửa hàng tiện lợi với hạ tầng hiện đại, tiện nghi, nhiều bữa ăn nhanh và sẵn sàng, thanh toán không tiền mặt và các ứng dụng tích điểm, khuyến mãi, thu hút đáng kể giới trẻ thành thị.

Theo thống kê PwC, cả mua hàng trực tuyến và mua hàng tại cửa hàng tiện lợi đều đạt mức cao nhất về cơ sở người mua sắm trong tháng 3-2020. “Điều này cho thấy một sự thay đổi tổng thể hướng tới mua sắm đa kênh nhiều hơn, một hành vi được mong đợi là sẽ tồn tại ngay cả sau khi đại dịch lắng xuống”, báo cáo của PwC nhận định.

Cuộc chiến trong ngành bán lẻ

Theo cấu trúc của doanh số ngành bán lẻ, chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là phân khúc hàng tạp hóa (khoảng 44%) và hàng điện tử (khoảng 17%). Đây cũng là lý do nhiều nhà đầu tư nội tiếp tục mở rộng chuỗi đầu tư vào mô hình kinh doanh siêu thị như Bách Hóa Xanh, Saigon Co.op hay Vincommerce (được Vingroup chuyển nhượng cho Masan vào cuối năm ngoái).

Tuy nhiên, trong ngành hàng bách hóa, thị phần của kênh hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 8% (tính theo báo cáo năm 2019 của McKinsey), mức được đánh giá khá thấp so với các nước trong khu vực, dù hiện có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Theo báo cáo thị trường bán lẻ của VCBS công bố cuối năm ngoái, trên thực tế mô hình bán lẻ hiện đại chỉ mới triển khai trên một số nhóm ngành lớn như bách hóa, điện tử, điện gia dùng, trang sức hay gần đây là dược phẩm. “thị trường bán lẻvẫn còn rất nhiều các sản phẩm vẫn đang trong tình trạng phân mảnh chờ được khai phá”, báo cáo đưa ra nhận định.

Theo VCBS, một vấn đề khác là kênh bán lẻ hiện đại hiện chỉ tập trung tại các đô thị lớn hay vùng kinh tế trọng điểm. Do đó, xu hướng trong thời gian tới là các nhà bán lẻ sẽ đi về các khu vực lân cận thành phố lớn.

Theo đánh giá của hãng tư vấn McKinsey, lĩnh vực bán lẻ hiện đại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong năm năm tới, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 25,8% trong giai đoạn 2018-2023, cao hơn gấp đôi so với bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực.

Dù tiềm năng của bán lẻ hiện đại, đặc biệt là các cửa hàng tiện lợi, được đánh giá cao, nhưng ngành bán lẻ còn đối diện với bài toán chi phí mặt bằng, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí bán lẻ. Trên thực tế, bán lẻ là ngành có tỷ suất lợi nhuận rất thấp, chủ yếu lấy lợi thế kinh tế theo quy mô và dựa vào các công cụ tối ưu hóa chi phí. Do đó trong tương lai, thị trường bán lẻ sự “tự động” hình thành nên một vài nhà bán lẻ có quy mô mới có thể tồn tại.

Open End Tổng hợp và phân tích


Trên đây là một số chia sẻ về Cuộc chiến trong ngành bán lẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về đào tạo an toàn vệ sinh lao động xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐: OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *