COVID-19 : Thuốc thử liều cao với các doanh nghiệp

Trong thế giới phẳng và kết nối như hiện nay, không ai có thể nghĩ rằng vì một lý do nào đó mà các nước đóng cửa, hạn chế tiếp xúc giao thương với nhau. Nếu như nguyên nhân hạn chế thông thương giữa các nước là do chiến tranh thì bây giờ Covid-19 đã làm được điều đó. Có thể nói rằng Covid-19 là một bóng đen bao trùm lên kinh tế thế giới. Là một nước phụ thuộc vào xuất nhập khẩu, mặc dù hưởng lợi từ sự dịch chuyển đầu tư sản xuất do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam vẫn không thể thoát được những ảnh hưởng của Covid-19 đến nền kinh tế.

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI 

Đối với kinh tế thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất kinh doanh (cả phía cung và cầu) bị đình trệ do tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, nguy cơ bùng phát trở lại diện rộng khi các nước khôi phục hoạt động kinh tế – xã hội.

COVID-19

Về đầu tư, theo UNCTAD (tháng 6/2020), tình hình dịch bệnh khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 giảm khoảng 40% so với năm 2019 và tiếp tục giảm từ 5-10% trong năm 2021.

Về thương mại, theo WTO (6/2020), dự báo thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ giảm từ 13-32% so với năm 2019 (tùy theo diễn biến dịch bệnh); trong khi WB và IMF (6/2020) dự báo mức giảm từ 11,9-13,4%.

Về tăng trưởng, các tổ chức đánh giá suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 đã rõ rệt và dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020 suy giảm từ 4,9-7%.

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM

Đối với Việt Nam, sau 6 tháng năm 2020, có thể thấy ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế – xã hội đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây. Tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch COVID-19 tới kinh tế Việt Nam tháng 4/2020,

Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) lần lượt ở các mức: 4,81%, 5,4% và 4,07%. Đến nay, với các thông tin về kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2020, nhóm nghiên cứu thực hiện cập nhật đánh giá tác động của đại dịch từ cả phía tổng cầu cũng như tổng cung để đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng.

Theo đó dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 từ 1,5% (kịch bản tiêu cực) đến 3% (kịch bản cơ sở) và có thể đạt khoảng 4% (kịch bản tích cực nhất). Chỉ số CPI bình quân xoay quanh mức 3,5-3,8% (cụ thể như đã nêu tại Báo cáo Cập nhật 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 phát hành ngày 21/7/2020).

DOANH NGHIỆP – ĐỐI TƯỢNG CHỊU ẢNH HƯỞNG CHÍNH TỪ COVID-19

tac dong covid 19 toi doanh nghiep

Theo khảo sát từ Tổng Cục Thống Kê, có tới 85,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang phải chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Theo quy mô, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động từ dịch Covid-19 càng cao.

Điều này có thể lý giải, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, có chuỗi giá trị liên kết trong nước và quốc tế chặt chẽ, rộng hơn nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ chịu tác động lan tỏa nhiều hơn khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn cầu.

Nhóm doanh nghiệp lớn (hiện chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp) là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất với 92,8%; tỷ lệ này của nhóm doanh nghiệp vừa là 91,1%, nhóm doanh nghiệp nhỏ là 89,7%; và nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ (hiện chiếm 62,6% toàn bộ doanh nghiệp) là 82,1%.

Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như: ngành hàng không 100%; ngành dịch vụ lưu trú 97,1%; dịch vụ ăn uống 95,5%; hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%; giáo dục và đào tạo 93,9%; tiếp đến là các ngành dệt, may, sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%.

NGAY CẢ NHỮNG STARTUP TỈ USD CŨNG DÍNH ĐÒN

Uber – hãng gọi xe hàng đầu tại Mỹ mới đóng cửa 45 văn phòng, sa thải 6.700 nhân viên kể từ giữa tháng 3. Giám đốc điều hành Uber, Dara Khosrowshahi, người có gói thu nhập 45 triệu USD trong năm 2018, tuyên bố sẽ từ bỏ mức lương cơ bản 1 triệu USD cho hết năm nay. Và theo dự báo giá trị của Uber có thể giảm hơn 2 tỷ USD do dịch Covid-19.

COVID-19

Grab cắt giảm 5% nhân sự

Grab hiện là startup có giá trị cao nhất Đông Nam Á. Theo CB Insights, Grab được định giá là 14,3 tỷ USD. Ngày 16-6, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Grab Anthony Tan đã gửi thư đến nhân viên của tập đoàn, cho biết sẽ cắt giảm khoảng 360 nhân viên trong tổng số 7 ngàn nhân viên toàn cầu, tương đương 5% đội ngũ nhân sự. Theo ông Anthony Tan, đây là con số đã được hạn chế ở mức thấp nhất nhờ Grab đã có những giải pháp điều chuyển nguồn lực nội bộ.

Gojek cắt giảm 9% nhân sự

Gojeck là kỳ lân công nghệ của Indonexia và cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Gra được định giá 10 tỷ USD. Một tuần sau khi Grab thông báo cắt giảm nhân sự, đến lượt Gojek thông báo cắt giảm 430 nhân viên, tương đương 9% tổng số nhân sự. Còn hơn thế nữa, Gojek tuyên bố đóng cửa 2 dịch vụ là GoLife và GoFoodFestivals.

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LAO ĐAO VÌ COVID-19

Tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không khó bắt gặp những thông báo cho thuê lại mặt bằng tại những con đường mà trước đây từng sầm uất, nhộn nhịp. Đây chính là những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ chịu tác động của Covid-19 dẫn đến thua lỗ và phá sản.

Theo Báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế – xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Trong quý 1, có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Đây có thể là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.


COVID-19

Có thể nói rằng dịch Covid-19 như một thuốc thử liều cao để biết được sức khỏe của doanh nghiệp đang thế nào? Mức độ phản ứng với khủng hoảng nhanh ra sao, từ đó thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội phía trước. Và khi dịch được đẩy lên cao trào, doanh nghiệp đã thực sự hành động vì sự sống còn của mình như thế nào ? việc tái cấu trúc doanh nghiệp ra sao quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 0938 838 493

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *