Phương pháp quản trị hiện đại đang được các doanh nghiệp áp dụng

Việc thiếu kỹ năng lãnh đạo luôn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng toàn bộ quy trình quản lý. Đó là lý do, các phương thức quản lý hiện đại luôn được khuyến khích áp dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả vận hành doanh nghiệp.

Phương pháp quản trị hiện đại

Có 5 loại phương pháp quản trị hiện đại, bao gồm:

  • Management by Objectives – Quản lý theo mục tiêu
  • Management by Results – Quản lý theo kết quả 
  • Management by Projects – Quản lý theo dự án 
  • Management by Exception – Quản lý bằng ngoại lệ 
  • Management by Budget – Quản lý bằng ngân sách

Management by Objectives – Quản lý theo mục tiêu

Như tên gọi của nó, đây là một phương pháp quản lý tích hợp một cách có hệ thống các hoạt động quản lý cốt lõi nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, việc giúp nhân viên nắm rõ mục tiêu, vai trò của bản thân với sự phát triển chung của công ty góp phần gia tăng khả năng đạt được mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận, phòng ban.

Quá trình thực hiện phương pháp này bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị: nhân viên được làm quen với các mục tiêu chung của công ty.
  • Giai đoạn lập kế hoạch mục tiêu: yêu cầu xác minh các mục tiêu và thiết lập trách nhiệm & vai trò của từng cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu chung.
  • Giai đoạn thực hiện: Triển khai thực hiện diện rộng nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Giai đoạn đánh giá kết quả và áp dụng hệ thống khen thưởng hoặc xử phạt: giảm thiểu tối đa thời gian kiểm soát, thống kê nhiệm vụ để đánh giá hiệu quả. Từ các mục tiêu đã đề ra, đối chiếu nhanh chóng đồng thời có cơ chế thưởng phạt rõ ràng để thúc đẩy nhân sự nỗ lực đạt được mục tiêu.

Management by Results – Quản lý theo kết quả

Phương thức quản lý này tập trung chủ yếu vào kết quả thu được, sự chuyên cần, hành vi và động lực của nhân viên. Có khá nhiều lãnh đạo không phân biệt rõ ràng giữa phương pháp quản lý theo mục tiêu & quản lý theo kết quả mà chỉ coi chúng đơn giản là những cách thức thực hiện khác nhau của cùng một phương pháp.

Quản lý theo kết quả dựa trên việc đạt được một tập hợp các kết quả chính, đặc biệt là các giá trị nhất định của KPI tài chính (chẳng hạn như $ Dòng tiền ròng, # Điểm hòa vốn (BEP)). Các mục tiêu thường được đặt ra ở cấp quản lý, sau đó áp đặt hoặc thương lượng với những người chịu trách nhiệm.

Hệ thống khen thưởng khắt khe hơn quản lý theo mục tiêu, do nỗ lực tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra. 

Management by Projects – Quản lý theo dự án

Phương pháp này đòi hỏi phải thiết lập cơ cấu tự quản trong tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề phức tạp & loại bỏ những khiếm khuyết nhất định trong phối hợp.

Phương pháp quản trị hiện đại

Quản lý theo dự án yêu cầu một người quản lý dự án, một biểu đồ Gantt thiết lập thứ tự hoạt động gắn với thời gian thực hiện và các nguồn lực cần thiết. Việc điều phối dự án không chỉ đòi hỏi kiến thức về mặt quản lý, chuyên môn mà khả năng sáng tạo, đổi mới của trưởng dự án cũng rất cần thiết.

Management by Exception – Quản lý bằng ngoại lệ

Đây là phương pháp quản trị hiện đại được áp dụng đặc biệt trong các doanh nghiệp lâu năm, đang trong thời kỳ củng cố & phát triển thị trường kinh doanh. Xây dựng dựa trên việc sử dụng nguồn thông tin lấy từ các công việc trước đây, kết hợp với xu hướng hiện tại & tương lai như một chiến lược để dự đoán các thời điểm quan trọng, khai thác các tình huống thuận lợi có thể xảy ra.

Nó giả định thực tế là người quản lý đã triển khai một hệ thống điều phối nhiệm vụ và lãnh đạo chức năng, do đó, lãnh đạo cao nhất chỉ can thiệp vào các quyết định quan trọng, hoặc trong một số tình huống ngoại lệ đối với cách kinh doanh cổ điển.

Trong “Quản trị hiện đại: Khái niệm và kỹ năng” của Samuel Certo và Trevis Certo, quản lý theo ngoại lệ sở hữu một số đặc điểm nổi bật:

  • Nó liên quan đến việc tách thông tin và quyết định thành hai loại: Các tình huống bình thường (đã là cơ chế và chức năng giải quyết mặc định) và Các tình huống ngoại lệ (cần sự can thiệp của người quản lý cấp trên);
  • Nó đòi hỏi một hệ thống liên lạc để lọc thông tin đến được với người quản lý cấp trên;
  • Các sai lệch phải báo cáo cho người quản lý cấp trên không được xác định trước mà chỉ thực hiện khi chúng xảy ra.
  • Thông tin liên quan đến các bất thường hoặc các tình huống ngoại lệ sẽ bị hạn chế theo luồng phân cấp hướng lên, trong khi các quy định và quyết định liên quan đến việc điều chỉnh hệ thống sẽ theo hướng đi xuống;
  • Sự phân cấp rõ ràng là cần thiết để đưa ra quyết định dựa trên thứ bậc của mỗi người.

Tuy nhiên, trong trường hợp quản lý độc đoán, phương pháp này không hiệu quả, bởi vì cấp dưới sẽ có biểu hiện ngại giao tiếp với cấp trên về những tình huống bất thường mà họ phải đối mặt.

Management by Budget – Quản lý bằng ngân sách

Đây là một phương pháp lập kế hoạch dựa trên việc phân bổ chi phí cho từng mục tiêu. Phương pháp này đòi hỏi sự tham gia của tất cả nhân viên trong nỗ lực đạt được các mục tiêu, tính linh hoạt của cơ cấu và quản lý hệ thống thu nhập – chi tiêu trong việc thiết lập các mục tiêu thực tế.

Nó thường không được áp dụng đơn lẻ mà khuyến khích kết hợp với các phương pháp quản lý khác (quản lý theo mục tiêu, theo kết quả hoặc theo dự án).

Mỗi phương pháp quản trị hiện đại đều sở hữu những ưu điểm riêng hướng tới mục tiêu chung là phát triển nhân sự, tiền đề cho sự phát triển doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc thù và nhu cầu của doanh nghiệp mình.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : mô hình kinh doanh B2C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *