Hướng dẫn thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:

  • Specific (Cụ thể) 
  • Measurable (Có thể đo lường được) 
  • Attainable (Có thể đạt được) 
  • Relevant (Sự liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Các lợi ích chính của mô hình SMART có thể kể tới như:

  • Tối ưu các mục tiêu
  • Tăng khả năng phù hợp, chính xác của mục tiêu
  • Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
  • Phù hợp với mục tiêu công ty
  • Giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên 

Với những lợi ích kể trên, việc thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu Marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, đồng thời nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.

Vậy làm thế nào để xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART một cách chuẩn nhất? Dưới đây là các bước thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART.

mục tiêu Marketing

Specific – Cụ thể

Khi đặt mục tiêu Marketing, doanh nghiệp nên xác định và cụ thể hóa những gì muốn hoàn thành và các mục tiêu cụ thể có cơ hội đạt được, tránh đặt những mục tiêu chung chung. Hãy tự đặt ra các câu hỏi như:

  • Chính xác những điều mà doanh nghiệp mong muốn đạt được là gì?
  • Những hành vi nào doanh nghiệp đang muốn thay đổi?
  • Có bất kỳ bên liên quan nào tham gia không?
  • Mục tiêu của doanh nghiệp cần đến các chiến thuật Digital Marketing hay kỹ thuật tiếp thị truyền thống?

Measurable – Có thể đo lường được

Khi cơ sở mục tiêu Marketing rõ ràng hơn, điều tiếp theo cần phải làm đó chính là theo dõi tiến trình. Một trong số các phương thức hỗ trợ trong mục tiêu đo lường không thể không kể đến dữ liệu định lượng, nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ không bao giờ bị mất định hướng hay hoài nghi xem liệu mình có đi đúng hướng hay không. Dưới đây là một số câu hỏi doanh nghiệp cần phải tự đặt ra trong đo lường.

  • Làm thế nào để biết rằng chúng ta đã hoàn thành mục tiêu?
  • Doanh nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để đạt được những mục tiêu đó?
  • Doanh nghiệp có đang theo dõi chỉ số KPI liên quan nhằm đo lường mục tiêu không?
  • Doanh nghiệp có cần đề ra KPI mới để thực hiện đo lường mục tiêu chính xác không?

Doanh nghiệp có thể đưa ra những chỉ số đo lường cụ thể mà mình muốn cải thiện, ví dụ như số lượng người ghé thăm Website, blog; số lượng người đăng ký nhận những bài viết mới hoặc tỉ lệ chuyển đổi đối với khách hàng tiềm năng là bao nhiêu.

Attainable – Có thể đạt được

Mục tiêu Marketing không chỉ đơn thuần là đề ra một mục tiêu như “tăng tỷ suất lợi nhuận lên 3000% trong vòng một tháng”. Mục tiêu Marketing cần phải có tính khả thi, hay nói cách khác là có thể đạt được – ngay cả khi doanh nghiệp đang cố gắng thử thách. Bởi lẽ, với mục tiêu thực tế sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra hướng để giải quyết, ngược lại một mục tiêu quá xa vời sẽ chỉ tạo ra áp lực mà thôi. Để chắc chắn mục tiêu của doanh nghiệp có tính khả thi, hãy đặt ra những câu hỏi sau:

  • Những nguồn lực nào sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình?
  • Doanh nghiệp có bị hạn chế về mặt thời gian hay ngân sách không?
  • Doanh nghiệp đã có những công cụ hoàn thành mục tiêu chưa?
  • Đội ngũ nhân sự có đủ kinh nghiệm hay được đào tạo bài bản để hoàn thành mục tiêu không?

Khi xác định KPI, các nhà quản lý cần hướng tới con số nằm trong phạm vi mà đội ngũ nhân sự có thể hoàn thành. Con số mục tiêu đó cũng nên thực tế khi so sánh với dữ liệu của những chiến dịch Marketing trong quá khứ. 

Relevant – Sự liên quan

Hầu hết các mục tiêu Marketing đều mất ít nhất khoảng một tháng để hoàn thành, điều này có nghĩa, trong khoảng thời gian này doanh nghiệp sẽ phải dồn phần lớn nguồn lực để đạt được mục tiêu. Chính vì vậy, một mục tiêu Marketing đi đúng hướng cần phải tận dụng tốt tất cả các nguồn lực. Nếu không, thay vì giúp doanh nghiệp tiến lên phía trước, thì một mục tiêu Marketing không liên quan sẽ kéo công sức của tập thể lại về sau. Dưới đây là một số câu hỏi doanh nghiệp cần phải tự đặt ra nhằm chắc chắn rằng mục tiêu của mình phù hợp.

  • Mục tiêu Marketing này có hướng tới mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp không?
  • Liệu mục tiêu này có giúp toàn doanh nghiệp tăng trưởng không?
  • Doanh nghiệp có cần hoàn thành mục tiêu quan trọng khác trước khi có thể thực hiện được mục tiêu này không?

Time Bound – Thời hạn đạt được mục tiêu

Một mục tiêu không có khung thời gian có thể dễ dàng bị lãng quên hoặc bị gạt sang một bên. Việc đặt khung thời gian cho các mục tiêu nhỏ trong quá trình thực hiện cũng rất quan trọng. Hãy đặt ra câu hỏi:

  • Với KPI và nguồn lực hiện tại sẽ mất bao lâu để hoàn thành mục tiêu?
  • Nếu phải ưu tiên giải quyết một mục tiêu khác, doanh nghiệp sẽ mất bao lâu để hoàn thành tiến độ nhanh nhất?
  • Có bất kỳ điều gì khiến tiến độ bị chững lại hay không (ngày lễ, sự kiện…)?

Giới hạn thời gian cho việc hoàn thành mục tiêu cũng giúp tạo động lực cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không có giới hạn về mặt thời gian, họ sẽ không có sự nỗ lực để đạt được mục tiêu, hoặc không biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa mục tiêu chính và các mục tiêu khác.. 


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn xây dựng thương hiệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *