Mục tiêu Marketing là gì? Vai trò và các loại mục tiêu Marketing phổ biến

Trước khi triển khai bất kỳ một chiến dịch Marketing nào, các doanh nghiệp đều cần phải lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu Marketing tổng quan tới chi tiết. Qua đó, các nhà quản lý đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, những KPIs đo lường hiệu suất của chiến dịch nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Vậy mục tiêu Marketing là gì? Vai trò và các loại mục tiêu Marketing phổ biến hiện nay ra sao? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Mục tiêu Marketing là gì

Mục tiêu Marketing là gì?

Mục tiêu Marketing được hiểu là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi lên kế hoạch quảng bá, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới đối tượng khách hàng tiềm năng cần thu hút được trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản, đây là chiến lược tiếp thị được các nhà quản lý cân nhắc nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Các mục tiêu này có thể là nhiệm vụ, cải tiến KPIs hoặc các tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất khác được sử dụng để đo lường thành công tiếp thị.

Chính vì vậy, mục tiêu Marketing cần được thiết lập rõ ràng và có thể đo lường được, cũng như vạch rõ ra kết quả cuối cùng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả cao, các mục tiêu Marketing cần phù hợp với kế hoạch kinh doanh chung cũng như văn hóa doanh nghiệp.

Vai trò của mục tiêu Marketing

Đặt ra mục tiêu Marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, bởi lẽ chúng đóng các vai trò:

  • Đảm bảo sự thống nhất trong quản lý: Khi đặt ra mục tiêu Marketing, các nhà quản lý có thể xác định được hướng đi đúng cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các quyết định một cách nhất quán. Qua đó, các hoạt động Marketing được triển khai một cách hiệu quả nhất.
  • Cung cấp các tiêu chuẩn cho việc đo lường và đánh giá kết quả chiến dịch Marketing: Với mục tiêu Marketing, các nhà quản lý có thể đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đề xuất KPI hoặc các tiêu chuẩn liên quan nhằm đánh giá xem chiến dịch của doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả không, nếu không thì kịp thời đưa ra những giải pháp thay thế.
  • Lập kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính: Một khi đã lập ra mục tiêu kinh doanh cụ thể, điều này giúp doanh nghiệp phân bổ các quỹ, ngân sách cần thiết nhằm đi đúng định hướng của mình. 

Các loại mục tiêu Marketing phổ biến

Mục tiêu tăng trưởng doanh số (mục tiêu kinh doanh)

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp và luôn được xác định là ưu tiên số một trong các cuộc họp của công ty. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi doanh số phản ánh lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng đến.

Mục tiêu Marketing là gì

Bên cạnh doanh số, mục tiêu kinh doanh còn bao gồm một số yếu tố khác như:

  • Thị phần: là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh và có thể thống trị thị trường. Để chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp cần tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng. Ví dụ, khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng là 7%, nhưng doanh nghiệp đang tăng trưởng ở mức 10%, lúc này doanh nghiệp được hiểu là đang chiếm được thị phần của đối thủ nào đó trong ngành hàng. 
  • Sự tăng trưởng: Rất nhiều doanh nghiệp nhầm tưởng rằng khi lên kế hoạch cho mục tiêu kinh doanh thì chỉ nên chú trọng vào sự tăng trưởng sản phẩm của mình. Họ cho rằng nếu đầu tư cho sự tăng trưởng của toàn bộ ngành hàng cũng sẽ giúp ích cho đối thủ của mình. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường được phản ánh từ chính dung lượng của thị trường đó. Nếu dung lượng thị trường tăng lên thì kéo theo nhu cầu của thị trường cũng tăng và điều này cũng giúp ích cho sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ số kinh tế cơ bản đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Chỉ số lợi nhuận càng cao có nghĩa là doanh thu doanh nghiệp thu về lớn hơn nhiều so với khoản chi phí bỏ ra, điều đó chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mục tiêu kinh doanh của công ty cần phải duy trì chi phí sản xuất và biên lợi nhuận.

Mục tiêu nâng cao nhận thức về sản phẩm (mục tiêu quảng bá & tiếp thị)

Nâng cao nhận thức về sản phẩm là mục tiêu Marketing tiếp theo mà các doanh nghiệp nên cân nhắc. Đối với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể nâng cao nhận thức đến sản phẩm đã có mặt trên thị trường hoặc quảng bá sản phẩm mới cho ra mắt.

Mục tiêu này thể hiện ở việc:

  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường: Mức độ thâm nhập thị trường được sử dụng để xác định quy mô của thị trường tiềm năng. Nếu tổng thị trường lớn, những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành có thể vẫn còn cơ hội trong việc giành được miếng bánh thị phần trên thị trường hoặc thu hút được một tỉ lệ phần trăm nào đó trong tổng số khách hàng tiềm năng của ngành. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện qua các chương trình Trade Marketing, như các chương trình giảm giá, sử dụng POSM…
  • Tăng lòng trung thành của khách hàng: Đây là thước đo khả năng khách hàng có thể trải nghiệm lặp lại với một công ty hoặc thương hiệu. Đó là kết quả của sự hài lòng của khách hàng, trải nghiệm tích cực của khách hàng và giá trị tổng thể của hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng nhận được từ một doanh nghiệp. Để tăng lòng trung thành của khách hàng, các doanh nghiệp nên lồng ghép USP vào chiến dịch quảng bá của mình để khách hàng không tìm tới các sản phẩm thay thế.

Mục tiêu thiết lập vị trí của doanh nghiệp & thương hiệu (mục tiêu truyền thông)

Theo Brands Vietnam, mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, xây dựng chỗ đứng của một thương hiệu trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng… Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.

Mục tiêu Marketing là gì

Một số yếu tố cần cân nhắc khi xác định mục tiêu truyền thông như sau:

Awareness (nhận thức)

Nhận thức thương hiệu mô tả mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm qua tên của nó. Tạo ra nhận thức thương hiệu là một bước quan trọng trong việc quảng bá một sản phẩm mới hoặc khôi phục lại một thương hiệu cũ. 

Các sản phẩm và dịch vụ duy trì mức độ nhận thức thương hiệu cao có khả năng thu được nhiều doanh số hơn. Người tiêu dùng khi đối mặt với nhiều lựa chọn đơn giản là sẽ mua một sản phẩm có thương hiệu hơn là một sản phẩm có cái tên không quen thuộc.

Nhận thức thương hiệu được chia ra làm 3 cấp độ chính:

  • Top of mind: Cấp độ này chỉ các thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ, khi nhắc tới thương hiệu smart phone, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Iphone, thì Iphone chính là top of mind về bột giặt của bạn.
  • Spontaneous: là thương hiệu đã có sẵn trong tâm trí của khách hàng nhưng không phải là thương hiệu được nghĩ đến đầu tiên. Ví dụ, sau Iphone là thương hiệu đầu tiên nghĩ đến khi nhắc về smart phone, và được hỏi tiếp – ngoài Iphone, bạn còn biết thương hiệu nào khác không? Nếu như bạn trả lời là Sam Sung, Oppo thì đây chính là spontaneous.
  • Aided: Cấp độ này phản ánh khi nhắc tới thương hiệu phải có sự trợ giúp thì khách hàng mới nhớ ra. Với ví dụ trên, sau khi liệt kê top of mind và spontaneous và được hỏi bạn có biết thương hiệu Huawei không, nếu nhớ ra rằng mình biết thì đây chính là aided.

Retention Rate (tỷ lệ giữ chân khách hàng)

Retention Rate được hiểu là tỷ lệ giữ chân khách hàng và là thước đo quan trọng của doanh nghiệp, thể hiện được việc có bao nhiêu khách hàng quay lại và mua hàng. 

Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nghĩa là khách hàng của doanh nghiệp có xu hướng quay lại và tiếp tục mua hàng hoặc có thể không chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Key attributes

Đây là các đặc tính, thuộc tính của thương hiệu, là một tập hợp duy nhất các liên kết thuộc tính mà các nhà chiến lược thương hiệu mong muốn tạo ra và duy trì. Những sự liên kết này sẽ phản ánh cái mà thương hiệu hướng tới và là sự cam kết của nhà sản xuất đối với khách hàng.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn xây dựng thương hiệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *