Cắt giảm nhân sự “hợp lý” để ứng phó với Covid-19

Nhân sự là tài sản quý giá của các doanh nghiệp. Bởi vì xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp ngoài công sức sàng lọc, tuyển dụng, doanh nghiệp còn cần phải hướng dẫn đào tạo mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên khi khó khăn hay khủng hoảng xảy ra, điều các doanh nghiệp thường thực hiện là cắt giảm nhân sự; để rồi khi vượt qua khủng hoảng họ lại loay hoay trong việc tuyển dụng vào đào tạo đội ngũ nhân sự tiếp theo.

Cắt giảm nhân sự

Tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường khiến cho nhiều công ty phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, thiếu thốn về vật chất. Vì vậy, mặc dù vẫn muốn giữ đội ngũ nhân sự của mình, công ty vẫn cần cắt bớt một cách tối đa để duy trì hoạt động công ty để tránh bị phá sản hoặc giải thể vì quỹ tiền lương quá nhiều. Lúc này, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự.

Một trong những phương án cắt giảm nhân sự đơn giản nhất chính là chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận hai bên. Phương án này có ưu điểm là không phức tạp và có ít tranh chấp xảy ra; bởi lẽ đây là quyết định được đồng thuận từ hai bên. Cũng vì là quyết định được hai bên chấp nhận, việc chấm dứt hoạp đồng lao động sẽ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.

Thế nhưng không phải người lao động nào cũng sẵn sàng đồng ý với quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, dẫn đến tranh chấp xảy ra, tốn rất nhiều thời gian của cả hai bên. Vậy liệu có còn phương án nào khác để cắt giảm nhân sự một cách hợp lý không ?

Phương án 1: Chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu và công nghệ

Các công ty có thể cắt giảm nhân sự khi công ty có những sự thay đổi trong cơ cấu hoạt động của công ty như công ty sẽ thay đổi dây chuyền sản xuất bằng máy móc. Theo quy định của pháp luật, việc thay đổi cơ cấu, công nghệ gồm các trường hợp sau:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức (ví dụ như thành lập mới, sáp nhập hay giải thể một hay nhiểu bộ phận của doanh nghiệp,…)
  • Tổ chức lại lao động (ví dụ như sắp xếp lại lao động nhằm tăng hiệu quả, năng suất lao động,…)
  • Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm (chuyển đổi mặt hàng, sản phẩm hoàn chỉnh, …)
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Ưu điểm:

Xét về mặt ưu thế, phương án này không mấy khó khăn để chứng minh doanh nghiệp cắt giảm nhân sự vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ. Thậm chí, doanh nghiệp chỉ cần chứng minh mình cơ cấu lại doanh nghiệp do chưa hoạt động hiệu quả mà không cần đến bị thua lỗ thì doanh nghiệp có thể áp dụng cách này một cách dễ dàng.

Khi người sử dụng lao động chứng minh được việc mình cho người lao động nghỉ việc là vì lý do này, người sử dụng lao động không cần phải bồi thường cho người lao động mà chỉ phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động và trên thực tế khoản tiền này là không nhiều (chỉ 1 tháng tiền lương trên mỗi năm làm việc và mức trợ cấp thấp nhất là 2 tháng tiền lương).

Nhược điểm:

Tuy nhiên, phương án này lại yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nhiều thủ tục và tốn kém về mặt thời gian đó là:

  • Người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật
  • Người sử dụng lao động phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (điều này áp dụng cho cả với việc chấm dứt với một người lao động)
  • Thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (điều này áp dụng cho cả với việc chấm dứt với một người lao động)

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động đã không thông báo trước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Tòa án đã yêu cầu doanh nghiệp nhận lại người lao động.

Bên cạnh đó, trước khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo người lao động này để tạo khả năng tối đa sử dụng lại người lao động này vào làm chỗ làm mớí trong doanh nghiệp.

Cắt giảm nhân sự

Phương án 2: Chấm dứt hợp đồng trường hợp theo trường hợp tổ chức lai doanh nghiệp

Các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp đó là sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp. Khi xảy ra các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp thông thường sẽ có rất nhiều người lao động phải nghỉ làm. Đặc biệt nếu một người có nhiều công ty con khác nhau, phương pháp này sẽ là một sự lựa chọn hữu hiệu để cắt giảm nhân sự ở công ty.

Ưu điểm:

Khi không thể sử dụng được nhiều lao động dôi dư thì chủ doanh nghiệp chỉ việc xây dựng thực hiện phương án lao động, sau khi xây dựng phương án lao động mà vẫn không giải quyết được thì người sử dụng lao động có thể cắt giảm nhân sự mà không phải qua thủ tục rườm rà như trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ.

Ngoài ra, người sử dụng lao động không có trách nhiệm đào tạo lại cho người lao động để tìm kiếm chỗ làm mới trong doanh nghiệp. Pháp luật không quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải báo trước cho người lao động.

Nhược điểm:

Song, thực hiện thêm những thủ tục liên quan đến việc tổ chức lại công ty thường mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, khi tổ chức lại doanh nghiệp thì những doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện theo luật định. Ví dụ như trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thì cấm các trường hợp sáp nhập công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50%.

Trên đây là những phương án mà doanh nghiệp có thể áp dụng để sử dụng cắt giảm nhân sự như một biện pháp giải quyết khó khăn trong đại dịch Covid-19.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : đào tạo an toàn lao động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *