Những con số báo hiệu đại dịch COVID-19 sắp kết thúc

Mới đây, tạp chí Nature đã đưa ra 3 dấu hiệu cho thấy đại dịch COVID-19 sẽ sớm kết thúc.

dai dich covid 19 sap ket thuc

Trước đó, theo thông tin từ Reuters, giải đáp về việc khi nào nhân loại có thể thoát khỏi đại dịch, ông Bancel, CEO hãng Moderna cho rằng, một năm nữa, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất vaccine được đẩy mạnh, đáp ứng nguồn cung trên toàn cầu.

Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “This Week” của ABC ngày 26/9, CEO Pfizer Albert Bourla cũng cho rằng, trong vòng một năm, chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Đồng thời, có khả năng cao mọi người cần tiêm vaccine COVID-19 hàng năm.

Theo Gulf News, các đại dịch kinh hoàng trong quá khứ như: dịch bệnh Athens (năm 430 TCN), dịch hạch Antonine (năm 165), dịch Cyprian (năm 250), dịch hạch Justinian (năm 541), cúm Tây Ban Nha (năm 1918), cúm Nga (năm 1977), cúm lợn (năm 2009), SARS, MERS đều đã kết thúc.

Cũng tương tự như vậy, COVID-19 sẽ tới ngày kết thúc, theo các nhà nghiên cứu, đại dịch có thể chấm dứt theo nhiều cách khác nhau, và nó chấm dứt ra sao còn phụ thuộc vào định nghĩa thế nào là kết thúc. Một số chuyên gia nhận xét, khi số ca mắc hằng ngày và số ca tử vong do COVID-19 giảm thấp hơn số ca tử vong do cúm, thì có thể coi là đại dịch COVID-19 chấm dứt về mặt lý thuyết.

Theo tạp chí Nature, một loạt số liệu chỉ ra những dấu hiệu cho thấy, dịch COVID-19 sẽ sớm chấm dứt. Đó là:

Thứ nhất, trong vòng 6 tháng qua, việc sản xuất và tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu đã được đẩy nhanh. Trong vòng 198 ngày qua, số liều vaccine được tiêm đã tăng gấp 18 lần, từ 326 triệu liều vào ngày 11/3 lên 6,12 tỷ liều vào ngày 25/9.

Thứ hai, tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày đã tăng hơn ba lần, từ 8,25 triệu liều/ngày vào 11/3, đã tăng thành 29,1 triệu liều/ngày vào 25/9.

Thứ ba, số người bình phục sau khi mắc COVID-19 cũng tăng hơn 3 lần, từ 66,7 triệu người lên 219 triệu người giữa hai thời điểm so sánh.

Theo số liệu thống kê của worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 28/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 232.967.514 ca. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, ngay cả những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu. Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng có xu hướng giảm.

Hiện nay, hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ thông báo, đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn giữa và cuối loại thuốc viên kháng virus SARS-CoV-2 dành cho những người có khả năng đã nhiễm bệnh. Từ tháng 3/2020, hãng Pfizer đã bắt đầu phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng viên, có tên PF-07321332 và tiến hành thử nghiệm kết hợp với thuốc Ritonavir – loại thuốc đã được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để kiểm soát lây nhiễm HIV.

Theo Pfizer, thử nghiệm có sự tham gia của 2.660 người trưởng thành, là những người bắt đầu có triệu chứng bệnh hoặc được xác định mới tiếp xúc với nguồn bệnh. Những tình nguyện viện này sẽ được chỉ định ngẫu nhiên uống thuốc PF-07321332 kết hợp với ritonavir, hoặc uống giả dược 2 lần/ngày trong 5 hoặc 10 ngày. Mục đích của cuộc thử nghiệm là đánh giá độ an toàn và hiệu quả của PF-07321332 trong việc ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2, và sự phát triển của các triệu chứng bệnh trong 14 ngày.

Nhiều hãng dược khác cũng đang thử nghiệm các thuốc uống hiện có để điều trị COVID-19, song Pfizer là hãng dược đầu tiên bào chế thuốc viên chống virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, thuốc PF-07321332, nếu được cấp phép, chỉ được dùng điều trị cho bệnh nhân mới nhiễm bệnh. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, phần lớn virus đã ngừng nhân bản, việc dùng thuốc có thể tạo phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Theo: Cafef

Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Những con số báo hiệu đại dịch COVID-19 sắp kết thúc. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về tư vấn kinh doanh của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐 : OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *