Lộ trình công danh và các bước xây dựng cho doanh nghiệp

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đa số các nhân viên đều mong muốn thấy được cơ hội thăng tiến trong công việc của mình. Họ luôn luôn hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp và dựa vào mỗi mục tiêu, tính chất cũng như kỹ năng mà mỗi nhân viên sẽ có lộ trình công danh khác nhau.

Tuy nhiên có một thực tế phũ phàng rằng rất nhiều doanh nghiệp đang phải phải đối mặt với hiện tượng “nhảy việc” của các nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi, hoặc thậm chí là đội ngũ quản lý giỏi bởi vì họ không thấy được tiềm năng phát triển hoặc không có lộ trình thăng tiến phù hợp. Vậy lộ trình công danh là gì, và làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình công danh hiệu quả? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

các bước xây dựng cho doanh nghiệp

Lộ trình công danh là gì?

Lộ trình công danh hay lộ trình thăng tiến là sơ đồ định hướng phát triển nhân viên. Sơ đồ này có cấu trúc logic và khả thi, giúp nhân viên hình dung được tất cả các con đường dẫn tới chức danh công việc cao nhất có thể đạt được trong sự nghiệp.

Lộ trình công danh cho nhân viên là con đường để một nhân viên phát triển, nó được xem bản đồ để định hướng con đường phát triển sự nghiệp của nhân viên, giúp cho nhân viên của doanh nghiệp hình dung và định hướng được con đường phát triển công danh sự nghiệp của mình.

Khi được áp dụng đúng cách, lộ trình công danh không chỉ giúp nhân viên nhìn thấy tiềm năng phát triển nghề nghiệp của họ, mà còn đặt ra các cột mốc rõ ràng để tạo động lực cho mỗi người trên lộ trình đó. Trên thực tế, mọi nhân viên đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ và định hướng công danh tốt nhất từ phía doanh nghiệp.

Lợi ích của việc xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên

Đối với bất kỳ doanh nghiệp cho dù quy mô lớn hay nhỏ, việc đầu tư vào một chương trình định hướng nghề nghiệp và xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên đều mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

Thu hút nhân tài

Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đang phát triển ngày ngày phải vật lộn để thu hút nhân tài về làm việc cho công ty của mình. Một lộ trình thăng tiến rõ ràng được quảng bá rộng rãi có thể đóng một vai trò lớn để thu hút sự quan tâm của nhân tài, sớm mang về đúng nhân tài, tránh đặt sai người lên “cỗ xe doanh nghiệp”.

Cải thiện độ gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên

Nhìn vào lộ trình thăng tiến của mình, nhân viên hiểu rằng họ cần trở thành những người làm việc hiệu quả hàng đầu để đạt tới mốc quan trọng trong sự nghiệp. Một lực lượng lao động tích cực hứa hẹn sẽ tạo nên văn hóa tốt đẹp trong từng bộ phận, đồng thời mang lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp.

Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Trong các doanh nghiệp không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nhân viên sẽ thấy bất an, không thấy được đường đi của mình để đi đến tận cùng với nghề. Do đó, nhân viên sẽ có nguy cơ trở nên trì trệ trong vai trò của họ và có xu hướng tìm kiếm cơ hội mới. Tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate) của nhân viên có thể vì thế mà tăng nhanh, đe dọa tới sự bền vững của doanh nghiệp. Nếu có được tầm nhìn cho sự phát triển nghề nghiệp, rõ ràng nhân viên sẽ muốn ở lại hơn.

các bước xây dựng cho doanh nghiệp

Tăng sự đa dạng trong đội ngũ lãnh đạo

Bằng cách đầu tư vào tuyển dụng và đào tạo nội bộ, doanh nghiệp sẽ xây dựng được đội ngũ lãnh đạo đa dạng và năng động, thấu hiểu môi trường doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng lộ trình công danh hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu của việc xây dựng lộ trình phát triển

Trước khi thực hiện bất kỳ một việc gì cũng cần phải xác định mục tiêu. Việc xây dựng và triển khai lộ trình công danh cũng vậy. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp, có thể lựa chọn các mục tiêu phù hợp nhất. Ví dụ: Nếu việc quản lý nhân sự đang gặp khó khăn khi tình trạng nghỉ việc tăng cao thì có thể đặt mục tiêu giữ chân nhân viên lên hàng đầu. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần sự đột phá, hãy tập trung vào mục tiêu về doanh số.

Một số mục tiêu doanh nghiệp có thể đặt ra với việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên: Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng; Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên; Tăng sự gắn kết giữa các nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp; Chuẩn bị cho đội ngũ quản lý kế cận.

Bước 2: Tạo bộ khung về lộ trình thăng tiến

Đây là cách đơn giản nhất để giúp nhân viên nhìn thấy lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực chức năng của họ. Doanh nghiệp chỉ cần một sơ đồ cơ bản để minh hoạt cho các thay đổi vị trí tiềm năng – bao gồm cả dọc và ngang – với bất kỳ chức năng kinh doanh cụ thể nào. Bộ khung này chính là nền tảng cho chương trình định hướng nghề nghiệp đối với nhân sự, vì nó làm nổi bật cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên theo chiều dọc (ví dụ lộ trình thăng tiến từ vị trí Thực tập sinh nhân sự thành Giám đốc nhân sự).

Bước 3: Mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình

Tiếp theo cần phải xây dựng position profiles – bản mô tả chi tiết cho những vị trí công việc nổi bật trong lộ trình công danh. Đối với mỗi vai trò, nhà quản lý nên phác thảo và ghi lại mô tả về nhiệm vụ cốt lõi, kỹ năng và các yêu cầu chung. Để thêm rõ ràng cho chương trình định hướng nghề nghiệp, doanh nghiệp có thể đi sâu vào các con số chi tiết hơn như KPI, yêu cầu bắt buộc về trình độ ngoại ngữ, bằng cấp, chứng chỉ,…

Bước 4: Xác định chuẩn mực hiệu suất

các bước xây dựng cho doanh nghiệp

Ở bước này, nhà quản lý cần xác định các tiêu chuẩn để có thể tiến hành đánh giá về hiệu suất mong đợi ở mỗi vị trí công việc cũng như những gì mỗi nhân viên đã đạt được trong quá trình phấn đấu. Hãy ghi lại hành vi và kết quả về năng suất làm việc tất cả nhân viên, đặc biệt là những nhân sự hàng đầu của doanh nghiệp để từ đó có thể xây dựng các chuẩn mực một cách phù hợp nhất. Đây sẽ là bộ chuẩn mực dùng cho toàn bộ nhân viên trong công ty và được áp dụng với tất cả các vai trò trong lộ trình công danh.

Bước 5: Kết hợp phát triển và đào tạo nhân viên

Đào tạo là một phần quan trọng để thúc đẩy nhân viên trên lộ trình công danh và đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp của. Để có được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp nên trang bị thêm cho nhân viên ở các bộ phận, các cấp bậc khác nhau các khóa đào tạo nội bộ, on-the-job training về các kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng chuyên môn cần thiết.

Doanh nghiệp có thể dùng một mô hình đào tạo chung cho tất cả chức năng công việc, nhưng tốt nhất nên linh hoạt và sáng tạo cho từng vị trí. Nội dung đào tạo cần thiết thực, đi đúng vào mong muốn của nhân viên trong doanh nghiệp, nhằm mục đích cuối cùng là để nhân viên chủ động trong quá trình đào tạo, vì họ chính là nguồn nhân lực cốt yếu mà lộ trình công danh nói chung và chương trình đào tạo nói riêng hướng tới.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Tư vấn tiêu chuẩn quốc tế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *