Vua hàng hiệu Bernard Arnault lấy mất vị trí giàu nhất thế giới của Elon Musk: Người giàu vẫn tích cực tiêu tiền bất chấp suy th0ái kinh tế, đế chế xa xỉ LVMH làm ăn ra sao?

Vua hàng hiệu Bernard Arnault lấy mất vị trí giàu nhất thế giới của Elon Musk

Là CEO của LVMH và chủ tịch của Christian Dior – công ty mẹ của tập đoàn này, ông Bernard Arnault với số cổ phần lớn của mình đã đạt giá trị tài sản khoảng 186 tỷ USD dễ dàng vượt qua Elon Musk – người đã mất hàng chục tỷ vì cổ phiếu Tesla giảm giá từ đầu năm tới nay.

Bernard Arnault
Bernard Arnault – CEO của LVMH kiêm chủ tịch HĐQT của Christian Dior

Elon Musk với sự thành công của Tesla và SpaceX đã trải qua khoảng thời gian tuyệt vời khi trở thành người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên sau thời kỳ Covid – 19, những khó khăn bắt đầu tới với những công ty của Musk. Cùng với đó, việc sở hữu Twitter càng làm các nhà đầu tư mất niềm tin vào ông.

Ngày hôm qua, Elon Musk chính thức mất ngôi vị người giàu nhất thế giới vào tay Bernard Arnault – ông chủ của đế chế LVMH.

Giá cổ phiếu của LVMH giữ được mức giá khá tốt, mặc dù từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán toàn cầu chứng kiến sự suy giảm đồng loạt. Tính đến ngày 10/12, cổ phiếu của LVMH đạt mức 720.3 euro/ cổ phiếu (tăng 1,45% so với đầu năm), đạt giá trị thị trường hơn 360 tỷ euro.

Là CEO của LVMH và chủ tịch của Christian Dior – công ty mẹ của tập đoàn này, ông Bernard Arnault với số cổ phần lớn của mình đã đạt giá trị tài sản khoảng 186 tỷ USD dễ dàng vượt qua Elon Musk – người đã mất hàng chục tỷ vì cổ phiếu Tesla giảm giá từ đầu năm tới nay.

Mặc dù vậy, Elon Musk chỉ bị vượt qua trong khoảng 1 ngày trước khi lấy lại ngôi vị số một của mình.Song có thể thấy, với sự phát triển bền vững của LVMH, người ta dự báo rằng ông Arnault sẽ sớm trở thành người giàu nhất thế giới, trong bối cảnh Elon Musk vẫn đang gặp nhiều khó khăn sau khi mua lại Twitter.

Bernard Arnault
Giá cổ phiếu của LVMH vẫn tăng tính từ đầu năm tới nay, dù các thị trường chứng khoán toàn cầu đều giảm điểm

LVMH là tập đoàn thời trang nổi tiếng toàn cầu với hàng loạt thương hiệu xa xỉ như Christian Dior, Fendi, Givenchy, Marc Jacobs hay TAG Heuer… Tổng cộng, họ sở hữu tới 75 thương hiệu với 5.500 cửa hàng cùng 150.000 nhân viên trên toàn cầu, trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xa xỉ phẩm.

Khách hàng của LVMH chủ yếu tập trung tại Mỹ – thị trường hàng đầu thế giới (38%), theo sau là châu Á (trừ Nhật Bản – 21%) và châu Âu (trừ Pháp – 18%).

LVMH đã thâm nhập được vào những thị trường lớn nhất với nhiều khách hàng sẵn sàng chi một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, rất nhiều người nổi tiếng là khách hàng trung thành của các thương hiệu thuộc LVMH, giúp cho họ duy trì vị thế hàng đầu của mình kể cả khi dịch Covid – 19 tàn phá ngành kinh doanh hàng xa xỉ trong giai đoạn này.

Bernard Arnault
Mỹ là quốc gia có lượng khách hàng lớn nhất của LVMH (Ảnh: LVMH)

Cụ thể, tính đến tháng 9 năm 2022, LVMH ghi nhận mức tăng trưởng lớn trong tất cả các lĩnh vực mà họ kinh doanh, bao gồm thời trang, đồng hồ, rượu và nước hoa… Mảng kinh doanh lớn nhất của LVMH là thời trang xa xỉ đạt mức doanh thu lên tới 27,8 tỷ euro, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng lớn nhất trong số các mặt hàng của tập đoàn.

Các mảng kinh doanh còn lại đều có mức tăng trưởng từ 19% cho đến 30%, những con số đáng mơ ước cho bất kỳ một công ty nào, nhất là khi nhiều doanh nghiệp gặp khó sau đại dịch Covid – 19 vì lạm phát tăng cao bất thường dẫn đến thay đổi trong mức chi tiêu của người tiêu dùng. Kết thúc 9 tháng của năm 2022, LVMH ghi nhận tổng doanh thu đạt 56,5 tỷ euro với mức tăng trưởng là 28%, con số hết sức ấn tượng.

Bernard Arnault
Tình hình kinh doanh vô cùng thuận lợi của LVMH (Ảnh: LVMH)

Sự tăng trưởng này của LVMH được đóng góp bởi khách hàng trên toàn cầu. Trong đó, mảng rượu của công ty bán được nhiều hàng hơn tại châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, với sản phẩm chủ lực là dòng rượu Henessy. Trong khi đó, Christian Dior và Louis Vuitton là hai thương hiệu bán rất chạy của LVMH trên toàn cầu, đặc biệt là sau khi họ ra mắt những sản phẩm mới.

Điều tương tự cũng diễn ra với các dòng nước hoa của công ty, khi những nghiên cứu chất lượng từ trung tâm LVMH Beauty R&D giúp số lượng bán ra của hãng tăng đột biến trên nhiều quốc gia. Trong khi đó, lượng đồng hồ của LVMH bán ra tại Mỹ đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng của mảng này.

Doanh số của LVMH trong mảng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao ở quý 4, khi Hublot – một thương hiệu của họ, vẫn tiếp tục là nhà tài trợ của World Cup 2022. Ban lãnh đạo của LVMH tin tưởng công ty sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp nhiều yếu tố biến động không có lợi của tình hình kinh tế toàn cầu và địa chính trị.

Bernard Arnault
Một chiếc đồng hồ của Hublot được thiết kế riêng cho World Cup 2022 (Ảnh: Hublot)

Như vậy có thể thấy, LVMH vẫn đang có những bước phát triển vô cùng chắn chắn dù tình hình thị trường toàn cầu không quá thuận lợi. Việc doanh thu của họ tăng trưởng như vũ bão trong 9 tháng đầu năm đã cho thấy nhu cầu xa xỉ phẩm vẫn là rất lớn, giúp cho giá trị công ty ngày một tăng cao.

Nhờ vậy mà ông chủ của họ là Bernard Arnault trở thành người giàu nhất thế giới dù chỉ trong vòng một ngày. Với việc tỷ phú số một là Elon Musk đang gặp khó khăn trong khi LVMH lại đang bay cao, rất có thể sớm thôi ông chủ người Pháp này sẽ leo lên vị trí độc tôn trên bảng xếp hạng người giàu.

Theo: Nhịp sống thị trường

Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Vua hàng hiệu Bernard Arnault lấy mất vị trí giàu nhất thế giới của Elon Musk: Người giàu vẫn tích cực tiêu tiền bất chấp suy thoái kinh tế, đế chế xa xỉ LVMH làm ăn ra sao?. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về tư vấn xây dựng thương hiệu của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐 : OpenEnd.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *