Với nhận thức của xã hội ngày một cao, Trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp hiện nay ngày càng thu hút sự quan tâm không chỉ của chính phủ, các tổ chức mà còn của cả chính Doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một trong những tiêu chuẩn hiện nay được các Doanh nghiệp quan tâm và sử dụng phổ biến đó chính là SA 8000. Vậy tiêu chuẩn SA8000 là gì, triển khai thực hiện SA8000 như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp khi tiếp cận với tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 là gì?
SA 8000:2014 (SA: Là từ viết tắt Social and Accountability – Trách nhiệm xã hội) là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội nằm trong bộ tiêu chuẩn SA 8000 do tổ chức SAI ban hành năm 2014 (gọi tắt là phiên bản năm 2014).
Tiêu chuẩn SA 8000 là một trong những tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu. Trong những năm qua, tiêu chuẩn đã phát triển thành một khuôn khổ tổng thể giúp các tổ chức được chứng nhận thể hiện sự cống hiến của họ trong việc đối xử công bằng đối với người lao động trong các ngành công nghiệp và ở bất kỳ quốc gia nào.
SA 8000 được thiết kế để tuân theo các hiệp định quốc tế hiện có, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người và Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Các công cụ này được quy định rõ ràng trong các điều khoản của SA8000.
SA 8000 là một tiêu chuẩn tự nguyện, phổ biến dành cho các công ty quan tâm đến việc đánh giá và chứng nhận thực hành lao động trong các cơ sở của họ và của các nhà cung cấp và đại lý của họ. Nó có thể được chứng nhận bởi chứng nhận của bên thứ ba độc lập.
Tổ chức nào sẽ cần tiêu chuẩn SA 8000?
Các tổ chức có những mong muốn dưới đây sẽ cần xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn SA8000:
– Tự chứng tỏ sự tuân thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội,
– Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
– Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách nhiệm xã hội.
Những yêu cầu của tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000
Phiên bản mới nhất hiện nay của tiêu chuẩn SA 8000 là SA 8000:2014 – The current version of the SA8000® Standard is SA8000:2014.
Tiêu chuẩn SA 8000:2014 có các yêu cầu chính như sau:
1. Lao động trẻ em
Theo tiêu chuẩn SA8000, nghiêm cấm doanh nghiệp tuyển dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi hoặc tuyển người lao động mà việc làm có thể ảnh hưởng tới việc học bắt buộc.
Các công ty áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng phải hỗ trợ tài chính cho việc giáo dục trẻ em có thể bị mất việc do yêu cầu của tiêu chuẩn này.
2. Lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc
Không được sử dụng bất cứ hình thức ép buộc nào đối với người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp không được sử dụng lao động không tự nguyện, lao động cưỡng bức, lao động ép buộc, lệ thuộc hoặc lao động bị buôn bán từ nạn buôn người.
Không được giữ giấy tờ tùytuỳ thân gốc hoặc ép người lao động trả “chi phí tuyển dụng” để được làm việc.
3. Sức khỏe và An toàn
Doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Đào tạo huấn luyện sức khỏe và an toàn cho người lao động. Cung cấp trang thiết bị bảo hộ, thiết bị vệ sinh, nước uống, thực phẩm… cho người lao động.
Giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc, đảm bảo người lao động được yên tâm, thoải mái, an toàn trong khi làm việc.
4. Tự do hội đoàn và Quyền thương lượng tập thể
Nhân viên có quyền thành lập, tham gia vào các hội nhóm, công đoàn mà không bị phân biệt đối xử, ngăn cản hay chèn ép, trù dập. Tôn trọng quyền thương lượng tập thể của nhân viên, được nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân, giải quyết khiếu nại tại nơi làm việc một cách công khai, minh bạch, công bằng.
5. Phân biệt đối xử
Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng cần tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, thành viên công đoàn hoặc đảng phái chính trị.
6. Kỷ luật lao động
Nghiêm cấm hành vi quấy rối, lạm dụng tại nơi làm việc. Không dung túng cho các cử chỉ không đúng đắn, thiếu chừng mực, bắt nạt hoặc lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ khiếm nhã, đe dọa hay xúc phạm.
Đặc biệt, nghiêm cấm hình phạt về thể xác, cưỡng bức tinh thần hoặc lạm dụng lời nói đối với người lao động.
7. Giờ làm việc
Theo Tiêu chuẩn SA8000, người lao động 1 tuần làm việc không quá 48 tiếng, được phép nghỉ 1 ngày trong tuần. Giờ làm thêm không quá 12 tiếng/ tuần và phải được sự chấp thuận của người lao động, cũng như đảm bảo sức khỏe, quyền lợi cho người lao động.
8. Tiền lương và phúc lợi
Doanh nghiệp trả mức lương tối thiểu theo luật pháp địa phương và quốc gia. Cung cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi xã hội khác theo luật định cho người lao động.
Tiền lương được trả phải đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo đáp ứng đủ cho các nhu cầu cơ bản của người lao động.
9. Hệ thống quản lý
Doanh nghiệp cần có thông báo, triển khai thực hiện nội dung trên toàn cơ sở. Xây dựng cơ chế đánh giá, kiểm soát, theo dõi quá trình thực hiện. Tiếp thu ý kiến, xử lý khiếu nại và có biện pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng.
Lợi ích của tiêu chuẩn chứng nhận Tiêu chuẩn SA8000
Đối với Doanh nghiệp:
- Chứng minh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người lao động.
- Cải thiện việc quản lý và hiệu suất chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Cho phép đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và giảm vấn đề có liên quan đến pháp luật có thể xảy ra.
- Nâng cao thương hiệu, hình ảnh và danh tiếng cho doanh nghiệp.
- Tạo dựng được thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các bên đối thủ.
- Củng cố niềm tin và sự hài lòng để người lao động có thể yên tâm cống hiến.
- Đem lại niềm tin với khách hàng, từ đó dần thu hút lượng lớn khách hàng.
- Thể hiện được sự minh bạch, chuyên nghiệp với các bên đối tác, thu hút được nhiều nguồn đầu tư.
- Cho phép doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội phù hợp khi đấu thầu các hợp đồng quốc tế hoặc mở rộng địa bàn để phù hợp với hoạt động kinh doanh mới.
Đối với người lao động:
- Được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn, tạo ra được động cơ làm việc tốt.
- Không bị cưỡng bức, quấy rối & lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế & loại bỏ.
- Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động.
Đối với khách hàng:
- Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
- Sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị.
- Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.
Quy trình thực hiện tư vấn hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội – Tiêu chuẩn SA8000 tại Open End:
Dịch vụ tư vấn chứng nhận SA 8000 – Trách nhiệm xã hội tại công ty Cổ phần Phát triển Open End
Dịch vụ trọn gói từ A-Z: Tư Vấn, Đào Tạo, Cấp Giấy Chứng Nhận
Chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt tình
Giấy chứng nhận có giá trị công nhận quốc tế
Cam kết tư vấn 100% đạt chứng nhận
Không Đạt – Hoàn Tiền – Open End Luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất, chu đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Quy trình thực hiện dịch vụ:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu thông tin khách hàng
Bước 2: Thành lập nhóm dự án triển khai
Bước 3: Khảo sát hiện trạng hoạt động
Bước 4: Đào tạo nhận thức về hệ thống SA8000
Bước 5: Hướng dẫn xây dựng hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu
Bước 6: Đào tạo đánh giá nội bộ nhà máy
Bước 7: Đánh giá nội bộ
Bước 8: Khắc phục sau đánh giá và hướng dẫn cải thiện nhà máy
Bước 9: Tiếp đánh giá chứng nhận SA8000
Thông tin dịch vụ Tư vấn hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội – Tiêu chuẩn SA8000
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
☎️ Hotline: 0938.603.496
☎️ Hotline: 0973.496.550
📩 Email: info@openend.vn
🌐 website: www.openend.vn
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toàn nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội