Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI 2024

Xã hội ngày càng phát triển thì Trách nhiệm xã hội lại càng được con người quan tâm nhiều hơn. Trong đó BSCI  đã trở thành một trong những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội được quan tâm hàng đầu hiện nay để đánh giá hoạt động doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của các nước xuất khẩu khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn BCSI về thực hiện trách nhiệm xã hội tốt, từ đó lan tỏa giá trị bền vững và nâng cao giá trị kinh doanh. Open End cung cấp dịch Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI dáp ứng hạng bậc chứng nhận theo nhu cầu của khách hàng.

tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI

Bộ tiêu chuẩn BSCI là gì?

BSCI (Business Social Compliance Initiative) – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 bởi Hiệp Hội Ngoại Thương (FTA), nay là Hiệp Hội Kinh Doanh Toàn Cầu Về Thương Mại Bền Vững (Amfori). BSCI là một sáng kiến dành cho những công ty cam kết cải thiện điều kiện làm việc tại các xí nghiệp và trang trại trên toàn thế giới.

Bộ tiêu chuẩn này cung cấp cho các doanh nghiệp một Bộ Quy Tắc Ứng Xử chung và hệ thống toàn diện để đạt được sự tuân thủ trách nhiệm xã hội trong toàn chuỗi cung ứng. Khi một công ty đã ký vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Amfori BSCI, chữ ký thể hiện cam kết công khai thực hiện kinh doanh có trách nhiệm của công ty với xã hội.

9 nguyên tắc của BSCI

1. Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.

2. Phù hợp: BSCI cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.

3. Toàn diện: BSCI có thể áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.

4. Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận, BSCI cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được chứng nhận SA 8000.

5. Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng dịch vụ đánh giá chứng nhận của các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài.

6. Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ và việc vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .

7. Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.

8. Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.

9. Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.

tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI

Lợi ích khi áp dụng BSCI

  • Xây dựng hệ thống nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sản xuất công bằng và an toàn hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí thông qua việc giảm tần suất đánh giá trách nhiệm xã hội từ khách hàng
  • Nâng cao thương hiệu với đối tác kinh doanh và cộng đồng.
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh, cơ hội tiếp cận thị trường mới (Mỹ, châu Âu,…).

Những yêu cầu triển khai BSCI

Trách nhiệm của Ban quản lý

– Thông báo cho ban quản lý và các nhà cung ứng về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI.

– Thành lập một bộ phận trong cơ cầu tổ chức của công ty để phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI

– Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong Ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

– Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tạo các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty

Ý thức của người lao động

– Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể ngường lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải cho dịch toàn bộ Bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo dán ở những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.

– Đào tạo, huấn luyện người lao động thường xuyên về an toàn trong môi trường làm việc và về tác động của các hoạt động của họ đối với xã hội và môi trường.

Lưu giữ hồ sơ

– Lưu giữ hồ sơ về tên, tuổi, thời giờ làm việc và lương bổng chi trả cho toàn thể lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của BSCI khi họ yêu cầu.

– Lập hồ sơ và lưu giữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác.

– Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.

– Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan

tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI

Khiếu nại và hảnh động khắc phục

– Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề liên quan đến BSCI.

– Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung trong các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ ba gởi liên quan đến BSCI, và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết các vấn đề đó.

– Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triền khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết

– Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Các nhà cung ứng và các nhà thầu phụ

– Xem xét các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI như một điều kiện để ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng

– Yêu cầu các nhà cung ứng báo cáo thường xuyên về việc tiến hành triễn khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Kiểm tra, Giám sát

– Cung cấp cho thành viên của BSCI tất cả những thông tin liên quan đến các hoạt động và tất cả các địa điểm sản xuất của họ

– Cho phép các đợt kiểm tra tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa của họ và của tất cả cáp nhà thầu phụ vào bất cứ thời điểm nào dù có báo trước hay không có báo trước- được tiến hành bởi các tổ chức đại diện cho các thành viên của BSCI

Hậu quả của việc không tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Nếu một nhà cung ứng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Bộ quy tắc ứng xử BSCI, và nếu không thống nhất được giải pháp nào để triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý, thì thanh viên của BSCI có thể sẽ lựa chọn các hành động sau đây như tạm dừng đơn hàng đang sản xuất hiện tại, hủy bỏ các hợp đồng liên quan, đình chỉ các hợp đồng trong tương lai và/ hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh với nhà cung ứng đã không tuân thủ.

Nếu kết quả của một đợt kiểm tra cho thấy không có sự tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì nhà cung ứng phải triển khai thực hiện ngay các hành động khắc phục như đã hướng dẫn, không được trì hoãn. Nhà cung ứng sẽ phải thống nhất với nhân viên kiểm tra về khoảng thời gian để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục này, tuy nhiên không vượt quá 12 tháng.

Trong trường hợp, nếu có một nhà cung ứng đã bị gạt bỏ trong quá khứ do đã không tuân thủ nhưng sau đó thấy mình có thể tuân thủ đề đủ các qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì nguyên tắc quan hệ kinh doanh có thể được kết nối lại.

Đánh giá BSCI là gì?

Đánh giá BSCI hay còn gọi là “BSCI audit” là hoạt động đánh giá do tổ chức đánh giá BSCI được chỉ định bởi FTA (hiệp hội kinh doanh hàng đầu về thương mại quốc tế và châu Âu) có thẩm quyền thực hiện. Mục đích là đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Có ba loại hình đánh giá:

  • Đánh giá được thông báo trước, doanh nghiệp sẽ có thời gian để chuẩn bị
  • Đánh giá được báo trước một phần, có thể là khung thời gian nào đó trong tháng
  • Đánh giá đột xuất, không báo trước

Quy trình đánh giá BSCI như thế nào?

Nhận mã DBID & Tiến hành tự đánh giá

Trước tiên, khách hàng cần phải trở thành thành viên của BSCI và nhận mã DBID cho doanh nghiệp của mình. Sau đó, tiến hành tự đánh giá để làm quen với các yêu cầu của BSCI. Điều này giúp ích cho doanh nghiệp tự nhìn nhận, hoàn thiện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ đánh giá chính thức. 

Để trở thành thành viên của BSCI cần hoàn thành đơn đăng ký thành viên.

Mẫu đơn:

– Địa chỉ liên hệ chính của công ty, nhà máy,…

– Doanh thu hàng năm tổng hợp cuối cùng của công ty: điều này xác định phí thành viên hàng năm. Daoanh nghiệp sẽ cần cung cấp tài liệu chính thức xác nhận con số này – báo cáo tài chính chính thức hoặc thư nêu rõ doanh thu hàng năm.  

– Số VAT của doanh nghiệp: dành cho các công ty và hiệp hội có trụ sở tại Liên minh Châu Âu (EU). Các công ty và hiệp hội có trụ sở bên ngoài EU nên cung cấp số đăng ký kinh doanh của họ.

– Logo công ty: dưới dạng tệp JPEG hoặc PNG (nhỏ hơn 8MB). 

Chuẩn bị cho việc đánh giá

Tổ chức đánh giá BSCI sẽ gửi kế hoạch đánh giá cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phải ký hợp đồng liên quan đến những tiêu chuẩn khi đánh giá, bao gồm: địa điểm, thời gian làm việc, hệ thống quản lý, loại sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường…

Đánh giá tại nhà máy 

Tổ chức đánh giá BSCI sẽ tiến hành phỏng vấn từ quản lý đến nhân viên về quy trình làm việc, hệ thống quản lý, thời gian làm việc, quyền lợi của nhân viên, độ tuổi của lao động… và đối chiếu với điều kiện làm việc trên thực tế. 

Chụp ảnh về điều kiện cơ sở vật chất và các hoạt động làm việc trong kỳ đánh giá tại nhà máy và lưu lại kết quả đánh giá.

Thời gian đánh giá BSCI tại nhà máy thường mất từ một đến nhiều ngày và báo cáo sẽ được phát hành trong vòng 7 – 14 kể từ ngày đánh giá. 

Kết quả và báo cáo đánh giá

chung nhan danh gia bsci scaled

Đánh giá viên sẽ ghi nhận lại các điểm chưa đạt so với yêu cầu của bộ quy tắc BSCI. Tùy thuộc vào mức độ tuân thủ, kết quả đánh giá có thể được xếp loại từ A (Tuân thủ tốt) đến Không khoan nhượng bao gồm 4 hạng: Hạng A, hạng B, Hạng C, Hạng D, Hạng E và không khoan nhượng

Đánh giá theo dõi – nếu cần thiết

Nếu kết quả đánh giá BSCI xếp loại C, D hoặc E, cần thực hiện theo dõi để kiểm tra các hành động khắc phục đã được thực hiện hay chưa. Nếu chưa sẽ có giải pháp can thiệp kịp thời, yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc.

– Hạng A, Hạng B: Không cần kiểm tra theo dõi, kết quả có giá trị 2 năm. Sau 2 năm phải đánh giá full.

– Hạng C, Hạng D: Cần có đánh giá tiếp theo. Sau 1 năm sẽ đánh giá lại các lỗi lần 1.

– Hạng E: Kết quả đánh giá không được thông qua và cần đánh giá lại

– Không dung thứ: Chế độ không dung thứ nói đến nhà máy vi phạm nặng. (vd như sử dụng lao động trẻ em không đúng, làm việc mất an toàn gây nguy hiểm tính mạng, hối lộ chuyên viên đánh giá…). Khi bị chế độ này (bị cảnh báo trên trang amfori) phải gỡ nó ra thì mới được đánh giá tiếp.

Tái đánh giá

Đánh giá BSCI có hiệu lực trong vòng hai năm đối với hạng A và hạng B. Đối với hang C, D, E là 1 năm (Đánh giá lại lỗi lần 1). Sau khoảng thời gian này sẽ tiến hành tái đánh giá.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đánh giá BSCI

Thời gian

Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo về thời gian đánh giá BSCI để chuẩn bị, sắp xếp các công việc sao cho ổn thỏa, không ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, đánh giá.

Nhân sự

Tất cả nhân viên trong công ty, từ cấp lãnh đạo đến công nhân đều phải nắm được cuộc đánh giá để có mặt đầy đủ, sẵn sàng tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ đánh giá viên. 

Chuẩn bị thông tin, hồ sơ, tài liệu

Đánh giá viên của Tổ chức đánh giá BSCI sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công ty như: giấy phép kinh doanh, giấy phép sử dụng đất, nội quy lao động, hợp đồng lao động, bảng lương, chế độ bảo hiểm….

Chuẩn bị cơ sở vật chất

Doanh nghiệp cần rà soát lại cơ sở vật chất, bao gồm tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá BSCI chính thức.

Lựa chọn tổ chức đánh giá BSCI như thế nào?

Doanh nghiệp cần sáng suốt lựa chọn tổ chức đánh giá BSCI uy tín vì không phải đơn vị nào cũng có thẩm quyền đánh giá BSCI. Chỉ những tổ chức uy tín mới được phép thực hiện hoạt động và cấp báo cáo đánh giá BSCI hợp lệ, có giá trị hiệu lực toàn cầu.

Theo đó, tổ chức đánh giá BSCI uy tín phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có giấy phép hoạt động hợp pháp
  • Hoạt động độc lập, không có liên quan với đơn vị đăng ký đánh giá BSCI
  • Là thành viên được các hiệp hội, diễn đàn liên quan đến các chứng nhận

Quy trình triển khai dịch vụ Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI tại Open End

Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Trách nhiệm xã hội, Công ty Cổ phần Phát triển Open End mang tới dịch vụ tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI với cam kết cao nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quy trình thực hiện tư vấn:

Bước 1: Khảo sát nhu cầu thông tin khách hàng

Bước 2: Thành lập nhóm dự án triển khai

Bước 3: Khảo sát hiện trạng hoạt động

Bước 4: Đào tạo nhận thức về hệ thống BSCI

Bước 5: Hướng dẫn xây dựng hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu

Bước 6: Đào tạo đánh giá nội bộ nhà máy

Bước 7: Đánh giá nội bộ

Bước 8: Khắc phục sau đánh giá và hướng dẫn cải thiện nhà máy

Bước 9: Tiếp đánh giá chứng nhận BSCI

Thông tin dịch vụ Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội BSCI

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

☎️ Hotline: 0938.603.496

☎️ Hotline: 0973.496.550

📩 Email: info@openend.vn

🌐 website: www.openend.vn

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toàn nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *