Ý tưởng kinh doanh có thể được xem là một phạm trù mênh mông, vô vàn bởi mỗi người, mỗi ngày đều nảy ra những ý tưởng mới. Mặc dù trong vô vàn đó, chỉ có một số ít thực hiện thành công bởi sự thất bại là hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng hãy nhớ rằng các đế chế tỉ đô đều bắt nguồn từ những ý tưởng được cho là điên rồ phi hiện thực hóa. Vậy nên để xây dựng và phát triển một ý tưởng kinh doanh thành công thì cần phải phải xây dựng được một viễn cảnh, đánh giá các điểm mạnh của mình và xác định được nhu cầu thị trường.
Cùng Open End tìm hiểu phương pháp xây dựng và triển khai ý tưởng kinh doanh qua bài viết dưới đây.
Tìm ra lý do chính đang cho việc bắt đầu ý tưởng
Lý do để bắt đầu sẽ là chìa khóa cho thành công. Chính bản thân người đưa ra ý tưởng cần phải tìm cho mình lý do đúng đắn để có thể kiên định và quyết tâm thực hiện ý tưởng đó. Hơn nữa khi có lý do đúng đắn, đồng nghĩa bạn sẽ có cơ sở để thực hiện thuyết phục khách hàng sau này.
Tự nghĩ – tự hỏi – tự trả lời
Khi đã có được những lý do đúng đắn, hãy tiếp tục suy nghĩ về chúng đồng thời lần lượt đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi do chính mình đặt ra. Như là mình muốn gì, mình cần đạt được điều gì ở tương lai gần và tương lai xa, mình cần phải làm những gì và làm như thế nào. Cần thiết có thể Note lại những câu trả lời này vào sổ tay hoặc ghi chú để có thể sắp xếp một cách logic, liên kết với nhau.
Lựa chọn và tập trung
Ý tưởng chỉ có một nhưng chiến lược, hướng đi là vô vàn. Tuy nhiên không phải chiến lược nào cũng mang lại thành công mà thực tế chỉ có một con đường duy nhất. Vì vậy bạn cần phải thật sáng suốt và thực hiện chuẩn hai bước đầu tiên để có lựa chọn đúng đắn. Khi đã lựa chọn một chiến lược thì hãy tập trung cao độ để xây dựng kế hoạch triển khai từng bước.
Nghiên cứu thị trường
Đây là một bước rất cần thiết để bạn nắm được thị hiếu của người tiêu dùng. Cần nhanh chóng đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và lắng nghe trải nghiệm khách quan của họ. Có thể bắt đầu với bạn bè, những người thân. Chỉ có thị trường mới là nơi để kiểm chứng hiệu quả cho ý tưởng kinh doanh của bạn.
Sau khi được mọi người chia sẻ, góp ý khách quan, dù là không tốt cũng không được nản chí hay thất vọng mà phải dựa trên những góp ý đó để thay đổi, bởi không phải ai cũng thành công ngay từ bước đầu tiên. Cần phải nghiên cứu thị trường cho đến khi nhận được hiệu ứng tốt nhất. Việc này không quá tốn kém, nhất là khi bạn tiếp cận được đúng đối tượng là khách hàng mục tiêu và được lắng nghe nhu cầu của họ.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Bất kỳ mọi việc trong cuộc sống để thực hiện hiệu quả cần phải có kế hoạch cụ thể và trong kinh doanh, điều này càng quan trọng hơn nữa. Sau khi thực hiện xong 4 bước trên, bạn cần phải liệt kê tất cả những việc cần phải làm theo tuần tự chi tiết và chi phí dự kiến. Một kế hoạch chi tiết, cẩn thận và chính xác sẽ nhanh chóng giúp bạn đạt được mục đích hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.
Giải quyết vấn đề ngân sách, tài chính
Đây là một vấn đề lớn, quyết định đến thành công trong kinh doanh, nhất là với những ý tưởng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cần vốn lớn. Nếu bạn không đáp ứng đủ ngân sách, tài chính thì có thể thực hiện một trong những cách như vay mượn người thân, bạn bè. Đây là với những ý tưởng kinh doanh không cần vốn lớn.
Còn với những ý tưởng kinh doanh cần vốn lớn. Để đạt được điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tìm kiếm nguồn đầu tư tiềm năng và quan trọng là phải có khả năng thuyết phục. Nếu một ý tưởng tốt, và thực hiện các bước ở trên thật chuẩn xác thì việc thuyết phục đầu tư sẽ không quá khó khăn.
Tìm kiếm đồng đội
Bạn là một người tài giỏi khi đã nghĩ ra ý tưởng và thực hiện những bước quan trọng ban đầu. Thế nhưng để chiến đầu đường dài thì cần phải có một đồng đội hỗ trợ bởi sức lực con người có giới hạn. Hãy xây dựng đội ngũ nhân viên có cùng chí hướng, mục tiêu và tâm huyết để tạo nên những mắt xích quan trọng cho con đường đi tới thành công.
Sẵn sàng đối mặt với thất bại
Đây là điều không ai muốn nhưng gần như ai trước khi đi tới thành công đều gặp phải. Người thì thất bại ở mức độ nào đó, người lại thất bại hoàn toàn. Đây là lời khuyên rất quan trọng cho bạn trong hành trình thực hiện ý tưởng kinh doanh. Vấp ngã không có nghĩa là thất bại, vấp ngã sẽ là bàn đạp cho thành công sau này. Bạn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước thất bại để không quá bỡ ngỡ và sụp đổ. Phải biết chấp nhận và vực dậy sau cú ngã.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : đào tạo an toàn lao động
Cho em hỏi mô hình nào thích hợp cho dự án kinh doanh năng lượng điện mặt trời
Chào bạn.
Trước tiên bạn phải xác định hình thức triển khai là cá nhân (hộ kinh doanh) hay doanh nghiệp bởi vì mỗi hình thức khác nhau sẽ có nguồn lực và chính sách luật định khác nhau. Tiếp theo là bạn phải xác định kinh doanh năng lượng điện mặt trời ở đây là hình thức lắp pin năng lượng mặt trời sau đó bán cho hệ thống điện quốc gia hay kinh doanh các sản phẩm liên quan đến năng lượng điện mặt trời như: phân phối pin mặt trời; tư vấn, lắp đặt, thi công điện mặt trời,…
Bạn cần phải xác định hoạt động kinh doanh nào trong dự án kinh doanh năng lượng điện mặt trời thì mới tới bước tiếp theo là xác định, xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp.
Gửi thông tin đến bạn nhé!
cho em hỏi chiến lược triển khai ý tưởng cho cty len handmade hiện nay ạ
Chào bạn. Open End xin chia sẻ chiến lược triển khai ý tưởng cho dự án phát triển sản phẩm len handmade:
– ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THÌ SẼ CẦN:
1. Trang bị kiến thức về đồ handmade
Trước hết, cần hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa, và cách phối hợp màu sắc giữa các sản phẩm thủ công để có thể tư vấn và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho khách hàng.
2. Nắm bắt xu hướng mới
Hãy nắm bắt các xu hướng mới về sản phẩm thủ công một cách nhanh chóng để có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đứng đầu trong việc định hình xu hướng.
3. Nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ đồ handmade
Những người sử dụng đồ Handmade luôn chú ý đến chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm. Nếu sản phẩm tốt sẽ dễ dàng đạt được sự lan toả từ khách hàng.
– ĐỐI VỚI TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SAU KHI ĐÃ CÓ Ý TƯỞNG:
1. Nghiên cứu tổng quan thị trường
Thị trường mà bạn muốn tiếp cận có độ cạnh tranh cao không? Có những đối thủ mạnh trong ngành không? Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp
2. Xác định nguồn vốn
Sau khi nghiên cứu thị trường, bạn đã có thể xác định kinh doanh trực tuyến hay mở cửa hàng sẽ phù hợp hơn với nguồn vốn và thị trường bạn đã chọn. Nếu bạn quyết định mở cửa hàng, bạn cần phải chuẩn bị nguồn vốn cho các mục tiêu quan trọng như tiền thuê mặt bằng, tiền để mua nguyên liệu làm đồ thủ công, tiền cho việc trang trí cửa hàng, tiền để thuê nhân viên (nếu cần) và các chi phí liên quan đến tiếp thị và quản lý bán hàng.
3. Lập kế hoạch Marketing
Kinh doanh sản phẩm thủ công đòi hỏi một kế hoạch tiếp thị hoặc một loạt các hoạt động nhỏ để tạo sự nhận diện và quảng bá sản phẩm. Ví dụ như: việc lựa chọn kênh phân phối, xác định mức giá bán, áp dụng chương trình giảm giá, tổ chức các sự kiện khuyến mãi trong các ngày lễ, tạo chính sách mua sắm số lượng để nhận giảm giá, thẻ thành viên tích điểm để đổi quà, tặng sản phẩm kèm theo hoặc cho phép khách hàng thử nghiệm sản phẩm, tổ chức các trò chơi nhỏ và phát quà tặng trên trang fanpage, hoặc nắm bắt ý kiến từ các đối thủ hoặc tìm hiểu từ các nguồn hướng dẫn về kinh doanh sản phẩm thủ công.
4. Quản lý tài chính
Quản lý tài chính một cách nghiêm ngặt là điều hết sức quan trọng để có thể cắt giảm chi phí không cần thiết.
5. Lựa chọn kênh bán hàng
– Kinh doanh đồ handmade online
+ Mạng xã hội:
* Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và Twitter,….
+ Sàn thương mại điện tử:
* Các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… là những nơi bạn có thể lựa chọn để kinh doanh sản phẩm thủ công.
– Mở cửa hàng đồ handmade
6. Lập kế hoạch thực hiện
Để kế hoạch triển khai hiệu quả thì cần kiểm soát và đo lường việc thực hiện, cũng như dự phòng trước các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Em muốn kinh doanh mảng vé tham quan cho các điểm du lịch thì chiến lược như thế nào ạ
Cho e hỏi ý tưởng kinh doanh quán cà phê , mục tiêu kinh doanh quán