Những chiến lược hậu mãi hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Ngày nay, để nâng cao mức độ cạnh tranh cũng như bán được nhiều hơn sản phẩm, dịch vụ thì ngoài việc đầu tư về chất lượng hay quan tâm đến giá thành thì các chính sách hậu mãi sau bán hàng cũng là điều vô cùng quan trọng.

Xây dựng các chiến lược hậu mãi thự sự sáng suốt và thông minh để vừa có thể tối ưu được các khoản chi phí cũng như các nguồn lực khác mà vẫn đạt được những giá trị tích cực cho hoạt động kinh doanh là công việc các doanh nghiệp ưu tiên thực hiện. Vậy chiến lược hậu mãi là gì, làm thế nào để áp dụng và xây dựng các chiến lược hậu mãi hiệu quả? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chiến lược hậu mãi

Hậu mãi là gì?

Hậu mãi là gì? Chính sách hậu mãi là gì? Dịch vụ hậu mãi là gì? Đây luôn là những câu hỏi rất quen thuộc mà chúng ta vẫn thường bắt gặp khi tìm hiểu về chủ đề này. Tuy là những cụm từ được sử dụng và nghe đến nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của chúng đầy đủ như thế nào.

Tất cả những cụm từ này đều được sử dụng để mô tả cho những hoạt động, dịch vụ được triển khai sau bán hàng. Có thể hiểu rằng, tất cả những dịch vụ nào khách hàng nhận được sau khi mua sắm chính là dịch vụ hậu mãi được cung cấp từ nhà bán lẻ, nhà sản xuất hoặc bất kỳ một bên thứ ba nào trong hệ thống của họ.

Ví dụ về dịch vụ sau bán hàng khách hàng có thể thường bắt gặp như dịch vụ bảo hành, sửa chữa miễn phí theo thời gian quy định hay các dịch vụ vận chuyển, lắp đặt miễn phí,… Các doanh nghiệp sẽ xây dựng một bộ phận hoặc thậm chí là cả một hệ thống chuyên đảm nhận về vấn đề này. Điều này sẽ đảm bảo mang đến những trải nghiệm tốt nhất ngay cả sau khi khách hàng đã kết thúc quá trình mua sắm của mình.

Tùy theo lĩnh vực hoạt động, loại hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách hậu mãi sau bán hàng khác nhau. Tuy nhiên, về tổng quan chung hậu mãi đòi hỏi sự “đầu tư” không ít về mọi nguồn lực và đặc biệt là tiền bạc và công sức. Thế nhưng, đây là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cả một tập thể khi sức cạnh tranh của thị trường ngày càng gia tăng.

Đặc điểm của dịch vụ hậu mãi

Dịch vụ hậu mãi có những đặc điểm riêng biệt mà không phải ai cũng biết đến. Đây đồng thời cũng là những điều giúp khách hàng có thể phân biệt nó với các dịch vụ khác mà mình nhận được trong suốt quá trình mua sắm.

Thứ nhất: Dịch vụ hậu mãi thường được coi là một “mảnh ghép” trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Nó trở thành một ưu thế giúp việc tiếp thị, quảng bá về sản phẩm hay thương hiệu trở nên nổi bật hơn. Thậm chí rất nhiều người tiêu dùng cho biết rằng họ vẫn thường tìm kiếm sản phẩm, quyết định mua sắm thông qua dịch vụ này.

Thứ hai: Dịch vụ hậu mãi chính là một sự đảm bảo về mặt quyền lợi của khách hàng sau khi mua sắm. Bởi có rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh sau khi mua sắm có thể gây trở ngại cho quá trình sử dụng của khách hàng. Vì vậy, điều này giúp đảm bảo những giá trị đầy đủ mà khách hàng sẽ nhận được như cam kết.

Thứ ba: Dịch vụ hậu mãi sẽ bao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ phụ vụ cho khách hàng. Nó được xây dựng đễ hỗ trợ khách hàng có thể sử dụng sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả. Đồng thời cũng để tạo mối quan hệ gắn bó giữa người bán và người mua.

Thứ tư: Hầu hết các dịch vụ hậu mãi sẽ liên quan đến bảo hành, nâng cấp và sửa chữa.

Thứ năm: Hệ thống dịch vụ hậu mãi tốt sẽ góp phần tạo nên hiệu ứng truyền miệng với những đánh giá tích cực cho hình ảnh, sản phẩm của đơn vị. Ngược lại, nếu kém sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đến sự uy tín, giá trị thương hiệu.

chiến lược hậu mãi

Vai trò của chính sách hậu mãi sau bán hàng

Chính sách hậu mãi sau bán hàng được coi là một trong những chiến lược được rất nhiều các doanh nghiệp tập trung phát triển. Bởi có một sự thật là, khách hàng ngày càng nắm vị thế chủ động hơn trong quá trình mua sắm và không phải cứ “chốt đơn” xong là mọi việc coi như kết thúc. Kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh từng chút một trên mọi mặt. Và việc chăm sóc khách hàng sau mua cũng dần trở thành một “vũ khí” để doanh nghiệp “qua mặt” các đối thủ của mình.

Nhìn nhận vào các đặc điểm của dịch vụ hậu mãi, chúng ta cũng đã có thể đánh giá được vai trò và đúng hơn là tầm quan trọng của nó. Một đơn vị của dịch vụ hậu mãi tốt bao giờ cũng sẽ được đánh giá cao, thậm chí là giảm bớt những phản ánh tiêu cực, phàn nàn của khách hàng gây mất điểm.

Không phủ nhận rằng, việc triển khai các hoạt động, dịch vụ hậu mãi sẽ khiến doanh nghiệp tiêu tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ những điều này cũng là tỷ lệ thuật. Không chỉ nâng cao giá trị của thương hiệu mà còn là cách để giữ chân khách hàng cũ rất hiệu quả.

Chi phí để thu hút một khách hàng mới thường cao gấp 6, 7 lần so với việc thu hút lại khách hàng cũ. Vì vậy, xây dựng dịch vụ hậu mãi tốt cũng chính cách để doanh nghiệp làm sao khiến khách hàng được cảm thấy hài lòng nhất, để họ tiếp tục ủng hộ và quay trở lại mua sắm. Từ đó, tác động vào lòng trung thành của họ với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lượng khách hàng trung thành cao sẽ tạo ra một ưu thế cạnh tranh tuyệt đối trước các đối thủ của mình.

Các chiến lược hậu mãi hiệu quả doanh nghiệp có thể áp dụng

Nếu chỉ triển khai những chính sách hậu mãi sau bán hàng đơn thuần thì doanh nghiệp vẫn chưa thể khai thác hết những lợi ích tốt nhất cho mình. Hơn thế, khi nguồn ngân sách của doanh nghiệp có hạn thì rất khó để “đánh lâu dài” như các doanh nghiệp khác. Lúc này doanh nghiệp cần phải có một sự thay đổi khác biệt, cũng đừng cho rằng hậu mãi chỉ là bảo hành, sửa chữa hay giải quyết các khiếu nại. Hãy nắm tư thế chủ động cho mình để có thể tạo nên những chuyển đổi đầy tích cực bằng các chiến lược hậu mãi sau đấy.

Chương trình khách hàng thân thiết

Tuy là một ý tưởng đã rất quen thuộc cho việc xây dựng chiến lược hậu mãi nhưng hiệu quả của nó thì chưa bao giờ bị giảm sút cả. Ngay cả những công ty, cửa hàng nhỏ hiện nay cũng đều hướng đến việc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết đem lại giá trị và lợi ích cho khách hàng.

Hơn thế, chiến lược này sẽ tạo ra một cầu nối để khách hàng tiếp tục quay trở lại mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cũng như tạo tương tác và mối quan hệ hai chiều. Doanh nghiệp có thể tạo nên những chiếc thẻ khách hàng thân thiết để họ tích điểm hay đơn giản là nhận ưu đãi đặc biệt cho lần mua sắm tiếp theo.

Tặng những món quà bất ngờ đặc biệt

Sự đặc biệt bao giờ cũng sẽ kích thích cảm giác vui vẻ, sảng khoái của con người. Đó chính là “vũ khí” để khiến khách hàng của doanh nghiệp quay trở lại tiếp tục mua sắm, ủng hộ cho sản phẩm, dịch vụ. Hãy tạo sự đặc biệt bằng những món quà bất ngờ như phiếu giảm giá cho sinh nhật của khách hàng, tặng quà vào các dịp đặc biệt trong năm,…

Giá trị của quà dù nhỏ cũng không quan trọng bằng cách doanh nghiệp thực hiện nó ra sao, có thực sự khéo léo hay không. Đôi khi một món quà nhỏ như một bông hoa nhưng lại được tặng một cách tinh tế, “đúng lúc” thì còn ý nghĩa hơn rất nhiều.

chiến lược hậu mãi

Ưu đãi khi giới thiệu bạn bè, người quen

Một trong những đặc điểm rất nổi bật của dịch vụ hậu mãi chính là có thể tạo nên hiệu ứng truyền miệng tích cực cho sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Hơn thế, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thì thường vẫn sẽ tin tưởng vào lời giới thiệu của bạn bè, người quen của mình nhiều hơn là những quảng cáo do doanh nghiệp đưa ra.

Hãy nắm bắt điều này và xây dựng một chiến lược hậu mãi có thể mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Bằng cách gửi tặng những ưu đãi cho khách hàng của doanh nghiệp sau khi đã mua sắm nếu họ giới thiệu bạn bè, người quen – những người có thể sẽ trở thành khách hàng mới.

Tổ chức chương trình, sự kiện dành riêng cho nhóm khách hàng

Các chính sách hậu mãi cũng là cách để doanh nghiệp thể hiện sự coi trọng đối với các khách hàng của mình. Với những khách hàng đã mua sản phẩm của doanh nghiệp đương nhiên họ vẫn muốn mình có sự “đặc biệt” nhất định nào đó với những người chưa mua.

Nhất là với những ai đã ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài. Không phải ngẫu nhiên mà họ lại dành sự trung thành cho doanh nghiệp và điều này cũng hoàn toàn có thể bị đứt bất kỳ lúc nào. Vì vậy, để củng cố nó hãy tổ chức chương trình, sự kiện dành riêng cho các nhóm khách hàng quan trọng này.

Giữ quan hệ với khách hàng thường xuyên

Rất nhiều đơn vị thực hiện dịch vụ hậu mãi rất “chăm chăm” nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Họ liên hệ để hỏi thăm, tư vấn về trải nghiệm của khách hàng sau khi mua. Nhưng nếu khách hàng không gặp bất kì một vấn đề gì là sẽ “mất tích” luôn ngay sau đó.

Tất nhiên, nếu khách hàng không gặp bất kỳ điều gì thì doanh nghiệp sẽ không phải giải quyết. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp coi như vậy là đã xong nhiệm vụ thì rất khó để xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng. Thay vào đó hãy giữa quan hệ với khách hàng thường xuyên đơn giản chỉ bằng những tin nhắn, email chúc mừng sinh nhật, lễ tết,…

Cách xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. Chỉ cần phải xử lý không khéo rất dễ khiến khách hàng cảm thấy rằng doanh nghiệp đang muốn “phủi tay” sua khi họ đã mua sản phẩm. Ngay cả khi trước đó họ có ấn tượng rất tốt, nhưng những điều này có thể phá hỏng đi tất cả. Nên khi tiến hành chăm sóc khách hàng sau mua doanh nghiệp cần xây dựng một kịch bản với sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Việc chăm sóc khách hàng này có thể được tiến hành một cách chủ động, tức là doanh nghiệp chủ động liên lạc với khách hàng sau khi họ mua sắm sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc khi khách hàng liên lạc đến để phản ánh về một điều gì đó liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù ở trong bất kỳ tình huống nào thì người nhân viên chăm sóc khách hàng đều phải thật bình tĩnh để xử lý. Sau đây sẽ là cách xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng rất đơn giản mà lại hiệu quả chỉ với 6 bước.

•    Bước 1: Xác định mục tiêu của kích bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
•    Bước 2: Tiến hành khảo sát tình trạng, phản hồi của khách hàng sau khi mua.
•    Bước 3: Giải quyết các khiếu nại mà khách hàng đưa ra (nếu có)
•    Bước 4: Thực hiện tương tác với khách hàng một cách thường xuyên và hợp lý.
•    Bước 5: Xây dựng tệp khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
•    Bước 6: Đánh giá hiệu quả của chương trình hậu mãi.

Có một lưu ý nhỏ đó là hiện nay các kịch bản chăm sóc khách hàng sau mua đều hướng đến tính cá nhân hóa rất cao. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tương tác, trò chuyện với khách hàng một cách dễ dàng hơn và từ đó khách hàng cũng sẽ cảm nhận được sự tôn trọng dành cho họ.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn xây dựng thương hiệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *