Nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tại TP.HCM và Long An để chống Covid-19

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM và Long An được yêu cầu tạm ngưng hoạt động để chống Covid-19

Ngày 11/7, Tp. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị 29 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động để phòng, chống dịch. Cùng ngày, UBND tỉnh Long An cũng có yêu cầu các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm ngưng hoạt động kể từ 0 giờ ngày 12/7/2021…

doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động

Chiều 11/7, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Quận 7, đã có văn bản gửi đến Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Tp Hồ Chí Minh (Hepza) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

29 DOANH NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG

Theo đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Quận 7 đề nghị Hepza và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận thông báo đến 29 doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận có các trường hợp công nhân nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 tạm thời phong tỏa cách ly y tế để kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, xem xét đề nghị tạm ngưng hoạt động sản xuất đối với 29 doanh nghiệp này và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 7 – ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Trưởng Ban Chỉ huy cho hay, thống nhất việc đề nghị 29 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã được các cơ quan chức năng thẩm định, căn cứ vào những quy định và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên của Trung tâm Y tế Quận 7 cho kết quả dương tính và tình hình ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động Tp Hồ Chí Minh, đến thời điểm có hơn 1.800 trường hợp công đoàn viên, người lao động mắc Covid-19; gần 10.000 trường hợp F1 và gần 15.000 trường hợp F2. Đồng thời, có 6 nhà máy với tổng cộng hơn 36.000 công nhân đã tạm ngừng sản xuất do phát hiện ca mắc Covid-19

Theo ông Hoàng Minh Tuấn Anh, việc xem xét tạm ngừng hoạt động đối với các doanh nghiệp này nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 trong Khu chế xuất Tân Thuận và cả cộng đồng

Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức cũng đã có thông báo về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, phong tỏa đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Freetrend Industrial Việt Nam (chuyên ngành may mặc giày da) tại Khu chế xuất Linh Trung 1 do có nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2.

Khu vực phong tỏa, cách ly y tế của Công ty trách nhiệm hữu hạn Freetrend Industrial Việt Nam gồm hơn 20 lô trong Khu chế xuất và thời gian áp dụng bắt đầu từ lúc 18 giờ ngày 10/7 cho đến khi có thông báo mới.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường Linh Trung cũng yêu cầu toàn bộ công nhân người lao động không được ra khỏi khu vực áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly trừ các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh và các trường hợp đặc biệt khác. Trường hợp cá nhân không tuân thủ yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa, cách y tế thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 1,6 triệu công nhân và lao động, trong đó 17 Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao có tổng cộng hơn 320.000 công nhân lao động. Tính từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đến nay có khoảng 38 doanh nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp ở khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân), Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh), Tân Phú Trung (Củ Chi), Tân Thuận (quận 7)… phát hiện nhiều ca mắc Covid-19.

LONG AN YÊU CẦU DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN “3 TẠI CHỖ”

Chiều ngày 11/7, UBND tỉnh Long An yêu cầu các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm ngưng hoạt động kể từ 0 giờ ngày 12/7/2021.

doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động

UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động để xây dựng phương án bố trí nơi ăn, nơi nghỉ cho công nhân lao động ngay tại công ty theo phương châm “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ). Trường hợp sau khi các công ty, doanh nghiệp xây dựng xong phương án sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”, báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành chức năng liên quan tiến hành thẩm định trước khi hoạt động trở lại.

Long An đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc kể từ 0 giờ ngày 8/7; các địa phương còn lại thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Long An kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện và người qua lại giữa địa bàn tỉnh  và các tỉnh giáp ranh. Trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất….

UBND tỉnh Long An đề nghị UBND Tp Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp thông báo cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn (có sử dụng lao động đang sinh sống tại Long An), chủ động phương án bố trí nơi ăn, nơi nghỉ cho công nhân lao động ngay tại công ty theo phương châm “3 tại chỗ” nêu trên, nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Long An đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nhanh trong thời gian gần đây. Đặc biệt,  đã có nhiều ca bệnh lây nhiễm trong các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp… 

Theo: Cafef

Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM và Long An được yêu cầu tạm ngưng hoạt động để chống Covid-19 . Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐 : OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *