Doanh nghiệp là gì? Khái niệm các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cần lưu ý.
Doanh nghiệp là gì? Có các loại hình doanh nghiệp nào? Và đặc điểm ra sao? Doanh nghiệp là một trong những hình thức mà tổ chức phải đăng ký với nhà nước để cấp giấy phép hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần tư vấn doanh nghiệp & Phân biệt khái niệm doanh nghiệp và công ty 2024
Ngày nay xã hội càng phát triển, việc giao thương và kinh doanh cũng được mở rộng do đó việc thành lập doanh nghiệp cũng là 1 nhu cầu rất phổ biến. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những điều kiện cần và đủ để có thể thành lập được một doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất.
Khái niệm Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh hoạt động với mục đích tạo ra lợi nhuận thông qua việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường. Cụ thể, một doanh nghiệp thường bao gồm một nhóm người làm việc cùng nhau để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, sau đó bán chúng cho khách hàng hoặc doanh nghiệp khác để đạt được mục tiêu tài chính.
Đặc điểm của doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như:
Doanh nghiệp có tính hợp pháp: phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép đăng ký thành lập khi muốn thành lập công ty. Khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp được công nhận hoạt động kinh doanh, được pháp luật bảo hộ và chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý có liên quan.
Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường ví dụ như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
Doanh nghiệp có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Các loại hình doanh nghiệp
Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, được phân loại dựa trên các yếu tố như quy mô, mục tiêu, cơ cấu sở hữu, và ngành nghề hoạt động. Dưới đây là một số loại hình doanh nghiệp phổ biến:
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức kinh doanh do một cá nhân sở hữu và điều hành. Chủ sở hữu đồng thời chịu trách nhiệm tối đa về mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
Về tài sản, Doanh nghiệp tư nhân không có sự phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên là một doanh nghiệp được thành lập bởi ít nhất hai người hoặc tổ chức và không quá 50 thành viên. Mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp được thành lập bởi ít nhất ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng cổ đông. Mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số lượng cổ phần mà họ sở hữu.
Doanh nghiệp hợp danh
Doanh nghiệp hợp danh là một hình thức kinh doanh được thành lập bởi ít nhất hai người hoặc tổ chức cùng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, mỗi đối tác tham gia phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
Doanh nghiệp hợp danh sẽ được thành lập bởi các cá nhân có uy tín, chuyên môn và có thể hoạt động kinh doanh với danh nghĩa công ty.
Lưu ý: Để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu định hướng phát triển của doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp khi có dự định thành lập cần nắm vững các ưu điểm cũng như các nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.
Các bước thành lập doanh nghiệp?
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì trong quá trình chuẩn bị thủ tục cũng có sự khác nhau trong thành phần hồ sơ chuẩn bị. Tuy nhiên các bước thành lập Doanh nghiệp chung nhất, chúng tôi có thể giới thiệu đến Khách hàng như sau:
Bước 1: Lựa chọn một trong năm loại hình doanh nghiệp theo quy định để thành lập.
Bước 2: Khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp thì cá nhân, chủ sở hữu hay các thành viên nên đặt tên doanh nghiệp. Sau khi đặt tên thì nên kiểm tra xem tên có bị trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký hay không.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập này Khách hàng có thể tham khảo trong Luật Doanh nghiệp cùng nghị định hướng dẫn hoặc Khách hàng lên trang chủ của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh để xem hướng dẫn chi tiết.
Bước 4: Thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định.
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.
Bước 6: Nhận kết quả từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Phân biệt khái niệm doanh nghiệp và công ty
Khái niệm doanh nghiệp và công ty có nhiều điểm tương đồng, do vậy đôi khi nhiều người vẫn sử dụng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.
Thực tế, doanh nghiệp và công ty là hai loại hình tổ chức có những điểm khác nhau được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020.
Doanh nghiệp
Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định có tất cả 05 hình thức doanh nghiệp, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
- Hộ kinh doanh
Công ty
Khoản 6 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:
Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Luật công ty năm 1990 quy định:
Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vón của mình góp vào công ty.
Có thể thấy rằng, công ty là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó.
Công ty cũng được hiểu là một loại tổ chức. Theo nghĩa này, công ty ra đời là kết quả sự liên kết của nhiều người hoặc nhiều tổ chức thông qua một sự kiện pháp lý như hợp đồng thành lập công ty, quy chế hoạt động hay điều lệ hoạt động của công ty.
Công ty hoạt động vì một mục đích chung do các thành viên đề ra khi thành lập công ty. Căn cứ vào mục đích hoạt động, có thể phân loại thành công công ty kinh doanh, tức là công ty hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận và công ty không kinh doanh tức là công ty hoạt động vì các mục đích khác, ngoài lợi nhuận.
Như vậy, khái niệm doanh nghiệp và công ty không hoàn toàn giống nhau, doanh nghiệp là khái niệm rộng hơn của công ty, hay nói cách khác công ty chỉ là “tập con” của doanh nghiệp.
9 công việc cần làm sau khi thành lập công ty
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì? 9 công việc cần làm sau khi thành lập công ty như: khai thuế ban đầu, mua chữ ký số, thông báo phát hành hóa đơn điện tử, nộp tờ khai thuế môn bài… sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Khắc dấu tròn công ty
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện được 2 thông tin quan trọng là: tên doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp.
Lưu ý: Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu với Sở KH&ĐT. Nhưng từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã bãi bỏ quy định này.
Làm bảng hiệu công ty
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020: “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”. Do đó, sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.
Theo Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 30.000.000đ – 50.000.000đ nếu không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý: Bất cứ khi nào, cán bộ thuế cũng có thể đi kiểm tra xem doanh nghiệp có hoạt động và treo biển tại trụ sở chính hay không. Nếu không thấy doanh nghiệp treo biển hiệu, cơ quan thuế có thể khóa mã số thuế của doanh nghiệp. Khi đó ngoài việc bị phạt hành chính, doanh nghiệp phải làm thủ tục mở lại mã số thuế rất phức tạp.
Mua chữ ký số
Chữ ký số điện tử là công cụ bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp và có giá trị pháp lý tương đương với con dấu pháp nhân.
Với chữ ký số, doanh nghiệp có thể dễ dàng kê khai, nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đấu thầu điện tử… mà không cần phải đi lại, quả thật rất tiện lợi.
Mở tài khoản ngân hàng bên doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các công việc như thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, kiểm soát dòng tiền mà quan trọng hơn cả, là các khoản chi phí của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì mới được trừ khi tính thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (theo quy định tại Thông tư 173/2016/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP).
Doanh nghiệp có thể đăng ký mở tài khoản công ty tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào ở Việt Nam và có thể mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau tùy theo nhu cầu.
Lưu ý: Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử và thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Kê khai thuế ban đầu là việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Theo Khoản 2, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 – 25.000.000đ tùy theo mức độ vi phạm (theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm có:
- Lập quyết định bổ nhiệm giám đốc.
- Lập quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
- Đăng ký tài khoản kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử.
- Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Phiếu kê khai thông tin doanh nghiệp (tùy cơ quan quản lý thuế).
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khai thuế ban đầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc nộp thông qua website thuedientu.gdt.gov.vn.
Nộp tờ khai lệ phí (thuế) môn bài
Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài:
- Doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 1 năm sau năm thành lập (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
- Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp
- Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC
- Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).
Từ năm thứ 2 trở đi, mức phí môn bài doanh nghiệp phải đóng như sau:
Vốn điều lệ - Lệ phí môn bài phải đóng
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng
- 3.000.000 đồng/năm
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống
- 2.000.000 đồng/năm
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…
- 1.000.000 đồng/năm
Thời hạn nộp lệ phí môn bài:
Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm (theo Khoản 9, Điều 18, Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
Quá thời hạn quy định mà doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền lệ phí môn bài, thì theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ bị phạt do chậm nộp lệ phí môn bài như sau:
Ví dụ: Tiền lệ phí môn bài phải đóng là 3.000.000đ/năm, số ngày chậm nộp là 21 ngày, thì số tiền phạt = 3.000.000 x 0.03% x 21 = 18.900đ.
Mua và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Hiện nay, đối với doanh nghiệp sau khi thành lập nếu có nhu cầu xuất hóa đơn, thì bắt buộc phải mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế trước khi sử dụng 2 ngày.
Hồ sơ thông báo phát hành hoá đơn điện tử bao gồm:
- Quyết định sử dụng hóa đơn (do người đại diện pháp luật doanh nghiệp ký, đóng dấu).
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
- Mẫu hóa đơn điện tử.
Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
Trong 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Các đối tượng mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn/không thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.
Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động sẽ bị phạt tiền từ 18%-20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động thì có thể bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng (Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Hoàn thiện các điều khoản về giấy phép chứng chỉ, vốn
Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định doanh nghiệp có trách nhiệm phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty.
Bổ sung giấy phép con đối với những ngành nghề có điều kiện trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Ví dụ như: chứng chỉ hành nghề, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh bán lẻ…
7 Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp bạn cần phải biết
Điều kiện về chủ thể doanh nghiệp
Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
Được quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (đã nêu tại mục 2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp); người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm. Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh, xuất hóa đơn đối với những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi, bổ sung ngành nghề phải làm thủ tục thông báo với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh.
Còn nếu để mức vốn điều lệ cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.
Điều kiện về tên công ty
Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :
- Loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH), công ty cổ phần (Công ty CP), công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) (điều 38 trong luật doanh nghiệp).
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt, các chữ F, J, Z, W và các kí hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :
- Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mĩ tục của Việt Nam.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Điều kiện về địa chỉ, trụ sở chính công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
Ngoài ra, tùy thuộc từng ngành nghề đặc thù như sản xuất, chế biến, nuôi trồng,…thì pháp luật còn có những quy định khác bạn có thể liên hệ kế toán Openend để được hỗ trợ chi tiết.
Điều kiện riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp
Ngoài việc phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện chung ở trên, đối với từng loại hình doanh nghiệp còn phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:
Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bắt buộc chỉ có 1 cá nhân/ tổ chức là chủ sở hữu (người đứng ra thành lập công ty). Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều kiện để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Phải có từ 2 thành viên trở lên là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện để thành lập công ty cổ phần: Bắt buộc phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Điều kiện để thành lập công ty hợp danh
Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản về điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp mà Công ty tư vấn doanh nghiệp openend đã chia sẻ tới quý bạn đọc
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0938.603.496
Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại daklak, bình dương, hà nội, đà nẵng, cần thơ, bình dương, đồng nai, quận 1, quận thủ đức, quận 12
Tìm chúng tôi trên google: tư vấn doanh nghiệp Hà Nội, tư vấn doanh nghiệp TP.HCM, tư vấn doanh nghiệp Hải Phòng, tư vấn doanh nghiệp Cần Thơ, tư vấn doanh nghiệp Đà Nẵng, tư vấn doanh nghiệp Huyện Củ Chi.
tư vấn doanh nghiệp Biên Hòa, tư vấn doanh nghiệp Hải Dương, tư vấn doanh nghiệp Huế, tư vấn doanh nghiệp vũng tàu, tư vấn doanh nghiệp Long an, tư vấn doanh nghiệp Huyện Hóc Môn.
tư vấn doanh nghiệp Daklak, tư vấn doanh nghiệp Bình Dương, tư vấn doanh nghiệp Thành phố Thủ Đức, tư vấn doanh nghiệp Quận 1, tư vấn doanh nghiệp Quận 3, tư vấn doanh nghiệp Huyện Nhà Bè.
tư vấn doanh nghiệp Quận 4, tư vấn doanh nghiệp Quận 5, tư vấn doanh nghiệp Quận 6, tư vấn doanh nghiệp Quận 7, tư vấn doanh nghiệp Quận 8, tư vấn doanh nghiệp Quận 10.
tư vấn doanh nghiệp Quận 11, tư vấn doanh nghiệp Quận 12, tư vấn doanh nghiệp Quận Bình Tân, tư vấn doanh nghiệp Quận Bình Thạnh, tư vấn doanh nghiệp Quận Gò Vấp.
tư vấn doanh nghiệp Quận Phú Nhuận, tư vấn doanh nghiệp Quận Tân Bình, tư vấn doanh nghiệp Quận Tân Phú, tư vấn doanh nghiệp Huyện Bình Chánh, tư vấn doanh nghiệp Huyện Cần Giờ.
tư vấn doanh nghiệp Quận Ba Đình, tư vấn doanh nghiệp Quận Cầu Giấy, tư vấn doanh nghiệp Quận Hoàn Kiếm, tư vấn doanh nghiệp Quận Hai Bà Trưng, tư vấn doanh nghiệp Quận Hoàng Mai, tư vấn doanh nghiệp Quận Đống Đa.
tư vấn doanh nghiệp Quận Tây Hồ, tư vấn doanh nghiệp Quận Thanh Xuân, tư vấn doanh nghiệp Quận Bắc Từ Liêm, tư vấn doanh nghiệp Quận Hà Đông, tư vấn doanh nghiệp Quận Long Biên, tư vấn doanh nghiệp Quận Nam Từ Liêm.
tư vấn doanh nghiệp Huyện Ba Vì, tư vấn doanh nghiệp Huyện Chương Mỹ, tư vấn doanh nghiệp Huyện Đan Phượng, tư vấn doanh nghiệp Huyện Đông Anh, tư vấn doanh nghiệp Huyện Gia Lâm, tư vấn doanh nghiệp Huyện Hoài Đức.
tư vấn doanh nghiệp Huyện Mê Linh, tư vấn doanh nghiệp Huyện Mỹ Đức, tư vấn doanh nghiệp Huyện Phú Xuyên, tư vấn doanh nghiệp Huyện Phúc Thọ, tư vấn doanh nghiệp Huyện Quốc Oai, tư vấn doanh nghiệp Huyện Sóc Sơn, tư vấn doanh nghiệp Huyện Thạch Thất.
tư vấn doanh nghiệp Huyện Thanh Oai, tư vấn doanh nghiệp Huyện Thanh Trì, tư vấn doanh nghiệp Huyện Thường Tín, tư vấn doanh nghiệp Huyện Ứng Hòa, tư vấn doanh nghiệp Thị xã Sơn Tây, tư vấn doanh nghiệp Thành phố Thuận An.
tư vấn doanh nghiệp Thành phố Tân Uyên, tư vấn doanh nghiệp Thành phố Dĩ An, tư vấn doanh nghiệp Thị xã Bến Cát, tư vấn doanh nghiệp Thành phố Thủ Dầu Một, tư vấn doanh nghiệp Huyện Dầu Tiếng.
tư vấn doanh nghiệp Huyện Bàu Bàng, tư vấn doanh nghiệp Huyện Phú Giáo, tư vấn doanh nghiệp Huyện Bắc Tân Uyên.