Huấn luyện an toàn lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP

Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể chủ động phòng ngừa những tai nạn lao động, đồng thời hiểu rõ được các tình huống nguy hiểm tiềm tàng tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc tai nạn lao động tại bất cứ lúc nào để giúp có sự chuẩn bị từ trước thông qua việc dự báo rủi ro để từ đó có những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quá trình sản xuất và vận hành các thiết bị.

Huấn luyện an toàn vệ sinh toàn lao động không những giúp cho người lao động làm việc tốt, làm đúng những yêu cầu theo quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là hoạt động giúp mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho toàn bộ doanh nghiệp.

hl an toan lao dong scaled

Nội dung bài viết

1. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

1.1 Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức về an toàn lao động trong môi trường làm việc hàng ngày. Đây chính là giải pháp phòng chống lại tác động của các yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động. Việc không trang bị tốt về kiến thức an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra tại các xí nghiệp, doanh nghiệp trên toàn quốc.

  • An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.
  • Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.

Người tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc để có thể đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động.

1.2 Mục đích của huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

  • Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động;
  • Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp;
  • Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động;
  • Thực hiện tốt việc an toàn lao động sẽ bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, giảm thiểu tối đa các trường hợp tai nạn lao động;
  • Bên cạnh đó, thực hiện an toàn lao động giúp người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp;
  • Không những vậy còn bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động;
  • Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giảm thiếu chi phí do TNLĐ, BNN gây ra cho người lao động.

1.3 Tại sao phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

  • Chấp hành theo quy định của pháp luật: Chính phủ ban hành các quy định về huấn luyện ATVSLĐ, điều này giúp người sử dụng lao động, người lao động nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Huấn luyện an toàn lao động sẽ giúp người lao động nắm bắt được những kiến thức và có thể chủ động phòng tránh được những tác hại không mong muốn tiềm ẩn trong quá trình lao động cũng như đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp;
  • Việc trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về thực hiện an toàn lao động sẽ giúp người lao động có thể làm việc tốt hơn, đúng những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thực hiện tốt các yêu cầu trong việc an toàn lao động sẽ giúp mang lại có hiệu quả thiết thực và lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các chi phí do sự cố máy móc và con người gây ra.

1.4 Quy định pháp lý về công tác an toàn lao động

An toàn lao động hiện đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội khi các vụ tai nạn lao động thường xuyên xảy ra tại các công trường, nhà máy, doanh nghiệp,… Việc đảm bảo an toàn tại nơi làm việc là hết sức cần thiết. Do đó, pháp luật quy định rõ tất cả các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực gì cũng đều phải tổ chức Huấn luyện An toàn lao động cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc,…

Cơ sở pháp lý:

  • Luật An toàn lao động ngày 25/06/2016;
  • Nghị định 37/2016/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
  • Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghị định 44/2016/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toan, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

loi ich cua hl an toan scaled

1.5 Huấn luyện an toàn lao động – Giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động

Trong quá trình lao động tiềm ẩn rất nhiều những sự cố rủi ro. Nếu người lao động không nhận biết được những nguy hiểm và rủi ro này tại nơi làm việc sẽ rất dễ gây ra tai nạn lao động. Sự cố lao động phổ biến người lao động thường mắc phải có thể kể tới như

  • Bị kẹp, bị cuốn.
  • Tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp.
  • Bị cắt, bị cứa, bị đâm vào, bị cọ sát.
  • Thính lực, thị lực tổn thương.
  • Bị vật thể đè, bị sụp lở, sụp đổ.
  • Bị té ngã, bị rơi xuống, bị lăn xuống, động tác không đúng.
  • Bị đè, bị đụng, bị va đập.
  • Tiếp xúc với các hóa chất.
  • Bị nổ.
  • Bị vật bay rơi xuống, bị giẫm đạp.
  • Tiếp xúc với các vật có hại.
  • Chất khí bốc hơi,…

Việc huấn luyện an toàn lao động cho công nhân chính là việc phòng tránh những hiểm họa về tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào. Hoạt động này mang ý nghĩa rất lơn góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giúp nâng cao hiệu quả công việc và phòng tránh những tai nạn không đáng có.

2. Lợi ích của việc huấn luyện an toàn lao động

Việc huấn luyện an toàn lao động trong bất cứ hoàn cảnh nào đều rất cần thiết. Điều này luôn có lợi từ 2 phía không chỉ là người lao động mà còn cả dưới góc độ của doanh nghiệp.

2.1 Với doanh nghiệp

Lợi ích huấn luyện an toàn lao động với doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp phòng tránh tai nạn lao động và nâng cao ý thức cũng như tinh thần tự giác của người lao động;
  • Tối ưu hiệu quả hoạt động và năng suất lao động của tổ chức, doanh nghiệp;
  • Người tham gia khóa huấn luyện An toàn lao động sẽ nắm rõ những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn:

– Các khái niệm về: sự an toàn, các yếu tố nguy hiểm, sự cố, mức độ rủi ro, tai nạn lao động,…

– Các nguyên nhân căn bản gây lên sự cố và tai nạn lao động

– Các bước xử lý cơ bản khi xảy ra sự cố hay tai nạn lao động,…

  • Đảm bảo sức khỏe, tài sản của mỗi nhân viên nói chung và của công ty nói riêng;
  • Góp phần xây dựng sự phát triển toàn diện, bền vững và lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp.

2.2 Với người lao động

Lợi ích huấn luyện an toàn lao động với người lao động
  • Nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động;
  • Đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng & giảm số lượng các trường hợp tai nạn lao động;
  • Duy trì sức khỏe, khả năng lao động tốt, phục vụ và đáp ứng hoàn thiện công việc được giao;
  • Doanh nghiệp giảm thiểu các trường hợp không mong muốn do tai nạn lao động, tiết kiệm được thời gian, chi phí liên quan;
  • Tính ổn định của doanh nghiệp được duy trì và phát triển bền vững.

3. Các đối tượng cần huấn luyện an toàn lao động

3.1 Đối tượng áp dụng quy định huấn luyện an toàn lao động

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
  • Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Người sử dụng lao động;
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

doi tuong tham gia huan luyen an toan scaled

3.2 Đối tượng bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động

Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 1: Những người làm công tác quản lý

  • Bao gồm những người từ phó giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp. Những người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng;
  • Thủ trường và cấp phó: Trường hợp trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,… hoặc các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

  • Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  • Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt

Bao gồm người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành:

  • Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;
  • Lắp ráp chế tạo vật tư, thiết bị cơ giới. Vận hành máy móc cơ giới. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ giới;
  • Tháo dỡ công trình;
  • Giám sát, kiểm tra, tháo dỡ, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc vận hành thiết bị công trình xây dựng; máy móc giao thông vận tải;…
  • Lắp ráp, sửa chữa, vận hành các loại máy móc công suất cao. Các loại máy công nghiệp;
  • Làm việc tại các nơi có vị trí nguy hiểm;
  • Làm việc trên, dưới mặt nước;
  • Chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra hoặc sửa chữa các thiết bị dưới mặt đất, mặt nước, trong hang, dưới hầm, thiết bị điện, hệ thống điện;…
  • Các công việc như hàn cắt kim loại, thi công xây dựng.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1,2,3 và 5

  • Người được đào tạo huấn luyện an toàn lao động thuộc nhóm 4 là những người lao động không thuộc các nhóm trên bao gồm cả người thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 5: Người làm công tác y tế

  • Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động, cho nhân viên y tế (người công tác ý tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.

Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 6: Người tham gia vệ sinh viên, an toàn

  • Là những người làm việc về an toàn, vệ sinh viên theo điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  • Theo quy định về an toàn lao động của Bộ LĐ – TBXH thì thời gian huấn luyện cho nhóm 6 ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung được giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động.

4. Thời gian huấn luyện an toàn lao động

4.1 Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu
  • Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra;
  • Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

thoi gian huan luyen an toan scaled

4.2 Thời gian huấn luyện an toàn lao động định kỳ

  • Đối với các nhóm 1, 2, 3, 5, 6 thì định kỳ 2 năm/ 1 lần;
  • Riêng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 4 là 1 năm/ 1 lần;
  • Thực hiện huấn luyện đủ thời gian quy định với những nội dung mới;
  • Thực hiện 50% thời gian huấn luyện đối với những nội dung cũ và đã được đào tạo trước đó.

5. Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Huấn luyện nhóm 1

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2. Huấn luyện nhóm 2

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nhóm 3

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

4. Huấn luyện nhóm 4

a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Huấn luyện nhóm 5:

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:

Yếu tố có hại tại nơi làm việc

Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại

Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống

Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp

Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu

Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc

An toàn thực phẩm

Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm

Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động

Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc

Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động

Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc

Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

6. Huấn luyện nhóm 6:

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Qúy doanh nghiệp cần hỗ trợ thông tin liên quan đến huấn luyện an toàn vệ sinh lao động vui lòng liên hệ Hotline: 0973.496.550 để được giải đáp và hỗ trợ 24/24 các nội dung liên quan.

Hãy đến với OPEN END JSC quý doanh nghiệp sẽ thực sự hài lòng với lựa chọn của mình.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

☎️ Hotline: 0973.496.550 

☎️ Hotline: 032.80.43.696

📩 Email: info@openend.vn

🌐 website:www.openend.vn

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toàn nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *