Thông thường, sau khi chính phủ tung ra các gói hỗ trợ, chỉ số chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc đều bật tăng mạnh mẽ. Báo cáo của Agriseco (AGR) đánh giá, nếu chương trình phục hồi kinh tế – xã hội của Việt Nam được thông qua, sẽ có 5 nhóm ngành kỳ vọng được hưởng lợi trực tiếp.
Báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô mới đây của Agriseco (AGR) nhận định, các chỉ báo dự báo sớm về tăng trưởng kinh tế tháng 10 như PMI, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đang có tín hiệu hồi phục tích cực. Điều này cho thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ khả quan trong Quý 4/2021.
Theo đó, các chuyên gia của ARG dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 4 có thể đạt 4 – 5%, giúp GDP cả năm tăng 2 -2,5%. Mặc dù lạm phát có thể có áp lực tăng nhưng vẫn được kiểm soát ở mức 2%. Nguyên nhân là do giá điện điều chỉnh giảm và giá thịt lợn giảm mạnh so với đầu năm.
“Điều này cho thấy sự ổn định về kinh tế vĩ mô sẽ tạo sự ổn định cho thị trường chứng khoán”, báo cáo nhấn mạnh.
Liên quan đến tác động của gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế, các chuyên gia phân tích cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa để triển khai các gói này.
Theo đó, tại chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để trình Quốc hội xem xét.
Cụ thể, chương trình sẽ được xây dựng phù hợp, quy mô đủ lớn, linh hoạt với các chính sách tiền tệ, tài khóa, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp. Đồng thời, chương trình sẽ đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nợ công được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Báo cáo cho biết, thông thường sau khi chính phủ tung ra các gói hỗ trợ, chỉ số chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc đều bật tăng mạnh mẽ. Các chuyên gia AGR đánh giá, nếu đề án trên được thông qua, một số nhóm ngành kỳ vọng được hưởng lợi trực tiếp bao gồm: Nhóm Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Hàng không Dịch vụ, Công nghệ thông tin (CNTT).
Cùng quan điểm, các chuyên gia của Mirae Asset đã có những phân tích sâu hơn về triển vọng của một số nhóm ngành cụ thể. Về triển vọng của ngành CNTT, báo cáo của Mirae Asset kỳ vọng ngành sẽ hồi phục với mảng phần mềm doanh nghiệp, thiết bị và dịch vụ CNTT dự phóng sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Cơ sở cho sự kỳ vọng là do các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc tối ưu hiệu quả hoạt động, tạo môi trường làm việc cải tiến và thoải mái. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng thay đổi cách thức làm việc và sự vận hành của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu số hóa doanh nghiệp nội địa vẫn đang rất mạnh mẽ, phù hợp với định hướng của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia.
Ngoài ra, xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang các nước duy trì đà tăng trưởng tốt với lợi thế về nguồn lực lao động và vị thế gia công phần mềm của Việt Nam trên thế giới ngày càng được củng cố.
Với nhóm ngành bất động sản, báo cáo đánh giá tình hình dịch bệnh sẽ làm giảm lợi nhuận 2021 của nhóm bất động sản khu công nghiệp so với kỳ vọng. Tuy nhiên phần chưa cho thuê được trong năm nay dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2022.
Đối với bất động sản dân cư, báo cáo cho biết, tình hình dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, và cũng sẽ dẫn đến lực cầu cho ngành bất động sản bị hạn chế. tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện không có dấu hiệu bong bóng. Do đó, các chuyên gia phân tích kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng giá các sản phẩm bất động sản sau Covid-19 vào năm 2022.
Theo: Nhịp sống kinh tế
Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : 5 nhóm ngành sẽ hưởng lợi trực tiếp từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về đào tạo an toàn lao động của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
☎️ : 0938.603.496
📩 : info@openend.vn
🌐 : OpenEnd.vn