Thương mại điện tử có giá trị hàng tỷ USD, nhà kinh doanh online đang sử dụng những nền tảng trực tuyến nào để tối đa lợi nhuận?

Theo báo Báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) về làn sóng thứ hai của thương mại điện tử (TMDT) đã chỉ ra rất nhiều cơ hội và nền tảng kinh doanh mới cho năm 2022.

Thương mại điện tử

Bất chấp sự suy giảm chung của nền kinh tế, thương mại điện tử tiếp tục duy trì phát triển nhanh và ổn định. Ước tính TMDT tại Việt Nam có sự tăng trưởng trong hai năm liên tiếp là 15% và 20% (Báo cáo EBI 2022). Đây là mức tăng rất lớn khi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP trong 2020, 2021 chỉ lần lượt là 2,9% và 2,6%. 

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain&Company đánh giá kinh tế Internet của Việt Nam năm 2021 tăng trưởng 31% so với năm 2020 và đạt quy mô 21 tỷ USD, trong đó lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tăng trưởng tới 53% và đạt quy mô 13 tỷ USD.

Trên thế giới, nhờ sự ảnh hưởng của cánh mạng 4.0, doanh số của mô hình này trên toàn thế giới cũng vô cùng ấn tượng, đạt 2,027 tỷ USD (2019), tăng 2,7% so với 2018. Đến 2020, tỷ lệ này đạt giá trị tăng trưởng 12% với doanh số 2,280 tỷ USD (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2019). Tại Đông Nam Á, dự báo quy mô TMDT cũng tăng gấp 34 lần chỉ sau 10 năm, từ 5 tỷ USD 2015 đến 172 tỷ USD 2025.

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử

Sau đại dịch, và nhất là ảnh hưởng từ làn sóng thứ hai, những giá trị mới đã xuất hiện thay đổi và xây nền tảng mới cho lĩnh vực TMDT. Làn sóng này xuất hiện vào khoảng tháng 3 đến tháng 9 năm 2021, khi Việt Nam trải qua đợt Covid thứ 4. Hoạt động chuyển đổi số xuất hiện ở cả phía người bán và người mua trở lên rầm rộ hơn.

Lúc này, về phía người dùng mạng nói chung, đã tăng lên đông đảo, người tiêu dùng thông minh thành thạo các kỹ năng mua bán trực tuyến, và ưu tiên loại hình này hơn mua bán truyền thống. Về phía thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số. Về phía người dùng, xu hướng tiêu dùng và mua sắm đa kênh đã trở thành chủ đạo.

Cuộc cách mạng mới mang tên Mua bán cộng đồng (Social Commerce) và kinh doanh đa kênh (Omnichannel)

Cộng đồng nhỏ như một nhóm zalo, cộng đồng lớn như các group mua bán hàng nghìn thành viên trên Facebook… Những cộng đồng này xây dựng dựa trên sở thích, mối quan tâm chung, tin tưởng, chia sẻ, kết nối bao gồm cả mua bán trao đổi hàng hoá. Mọi người mua sản phẩm và dịch vụ dựa trên các khuyến nghị và nguồn cảm hứng từ những người họ tin tưởng. Đó có thể là gia đình, bạn bè và cũng có thể là những người có ảnh hưởng mà họ theo dõi trên mạng xã hội.

Nghiên cứu của Accenture năm 2021 cho biết gần hai phần ba thành viên các mạng xã hội được khảo sát đã tiến hành mua bán trong cộng đồng. Mức doanh số toàn cầu của mô hình mua bán này năm 2021 khoảng 492 tỷ USD. Với mức tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 26%, doanh số năm 2025 có thể vượt 1.200 tỷ USD.

Nghiên cứu của Sapo cho thấy Facebook là kênh hỗ trợ bán hàng trực tuyến hiệu quả nhất. Trong khi đó báo cáo về Thị trường KOLs, Influencer Việt Nam đưa ra số liệu tỷ lệ phần trăm số người dùng mạng xã hội hàng tháng tại Việt Nam (2019) như sau: Youtube (89%), Facebook (90%), Zalo (74%), Instagram (46%), Tiktok (39%).

Điểm nổi bật của mua bán trong cộng đồng là sức mạnh lan toả của các thương hiệu nhỏ và người bán hàng cá nhân. Ở đây, nhà sáng tạo cá nhân được thoả sức xây dựng thương hiệu, tương tác, tạo kết nối chặt chẽ giữa những người mua và bán trong cộng đồng. 

Video là hình thức nội dung có tỷ lệ tương tác cao nhất so với hình ảnh hay chữ viết. Nhất là các loại video như livestream, video ngắn, video dạng dọc, video của Youtube mang lại hiệu ứng tốt và được cho sẽ tiếp tục là xu hướng thời gian tới. Trong đó, 41% giới trẻ từ 16-24 (GenZ) có thói quen thường xuyên dùng Tiktok. Thế hệ này chiếm 32% dân số thế giới và nắm giữ sức mua 44 tỷ USD.

Kinh doanh theo cộng đồng phổ biến giúp nhiều nền tảng hỗ trợ kinh doanh đa kênh phát triển theo như Hara Scocial và HaraFunnel chuyên để hỗ trợ Facebook. Nhiều nền tảng trực tuyến khác hỗ trợ các loại hình mua bán của cá nhân kinh doanh online được kể đến như: Dimuadi, Selly, Cuccu, Pinggo, DiMuaDi… Các nền tảng này cung cấp hầu hết dịch vụ liên quan, bao gồm bán hàng không cần bỏ vốn, quản lý lưu kho hay giao hàng đều được tích hợp hỗ trợ người dùng.

Tuy nhiên, chủ yếu các nhà bán hàng vẫn sử dụng các nền tảng xã hội nước ngoài làm kênh kinh doanh chủ đạo, những nền tảng này sẽ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước hiện nay cũng  có nhiều nền tảng xã hội phổ biến như Zalo, Mocha, Lotus…đang được đẩy mạnh xây dựng. Tuy nhiên những mạng xã hội vẫn tồn tại ưu thế thấp hơn về số lượng người dùng và khả năng tương tác so với các nền tảng nước ngoài. 

Theo: Cafef

Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Thương mại điện tử có giá trị hàng tỷ USD, nhà kinh doanh online đang sử dụng những nền tảng trực tuyến nào để tối đa lợi nhuận?. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về đào tạo an toàn lao động của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐 : OpenEnd.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *