OKR và những điều cần biết

Xây dựng mục tiêu là điều không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu thì phải có phương pháp thực hiện và đo lường hiệu quả. Cùng Open End tìm hiểu công cụ quản trị mục tiêu hàng đầu hiện nay – đó chính là công cụ OKR. 

OKR và những điều cần biết

OKR là gì ?

OKR (Objectives and Key Results), dịch ra tiếng Việt là Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt, là một phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp gắn kết mục tiêu cụ thể với kết quả chung của một tổ chức, tập thể lớn. OKR giúp liên kết nội bộ tổ chức bằng việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu phòng ban cùng mục tiêu cá nhân tới các kết quả cụ thể.

Lợi ích của phương pháp này là giúp nhân viên trong công ty xác định đâu là ưu tiên cần thực hiện, từ đó tập trung sức lao động vào những mục tiêu có thể đo lường được, không sa đà vào những công việc không có giá trị, làm rào cản tăng hiệu suất lao động.

Mục tiêu trong OKR không xem xét giới hạn khả thi khi triển khai. Tỷ lệ thành công của 1 OKR không nhất thiết phải đạt tới 100% trong ngắn hạn. Việc đạt được phần lớn mục tiêu (khoảng 70 – 80%) đã được coi là thành công.

Ngoài ra, trường phái quản trị OKR còn giúp các thành viên trong công ty giao tiếp với nhau một cách hiệu quả hơn, làm dịch chuyển phương pháp tiếp cận từ chỉ quan tâm tới kết quả chung của công việc (tốt hay xấu, nhanh hay chậm) thành quan tâm tới sự hoàn thành mục tiêu của người nhân viên (hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu, nguyên nhân của sự không hoàn thành, cần cố gắng gì để hoàn thành toàn bộ mục tiêu…).

1. Objective – Mục tiêu là gì ?

Mục tiêu là một thuật ngữ để chỉ những điều mà chúng ta mong muốn đạt được trong tương lai. Mục tiêu dẫn lối chúng ta đi đúng con đường và cung cấp động lực để ta vươn tới điều mà mình mong muốn. Có thể coi mục tiêu là một điểm đến trên bản đồ.

2. Key Results – Kết quả then chốt là gì ?

Kết quả then chốt là những kết quả có thể đo lường được, dùng để đánh giá xem ta đã đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra hay chưa. Có thể coi kết quả then chốt là con đường dẫn ta tới điểm đến trên bản đồ.

3. Cách thức triển khai?

Nếu mục tiêu là điểm đến, kết quả then chốt là con đường, thì cách thức triển khai chính là phương tiện để ta có thể đi đến đích đến cuối cùng

Lợi ích của OKR với doanh nghiệp

OKR và những điều cần biết

1. Hiệu suất lao động

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nhóm nhân viên áp dụng OKR trong công việc đem về cho doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn, có hiệu suất lao động tốt hơn nhóm không áp dụng. Trên thực tế, nhiều nhân viên mong muốn doanh nghiệp mình sử dụng OKR trong tương lai.

2. Văn hóa doanh nghiệp

Lợi ích lớn nhất của OKR là sự tác động mạnh mẽ vào văn hóa của doanh nghiệp, làm dịch chuyển lối tư duy từ quản trị thông qua KPI thuần túy sang việc hoàn thành mục tiêu trong công việc. OKR giúp doanh nghiệp thúc đẩy tính chuyên môn, tạo sự minh bạch, là kim chỉ nam dẫn lối tất cả các thành viên cùng hướng về một đích đến trong tương lai.

3. Tính định hướng chiến lược

OKR giúp nhà quản trị định hướng mục tiêu trong tương lai của mình một cách chuẩn xác.

4. Tập trung vào điều quan trọng nhất

OKR không chỉ giúp bạn xác định đâu là ưu tiên hàng đầu mà còn loại bỏ những công việc không quan trọng, có thể làm xao nhãng sự tập trung của bạn.

5. Sự gắn kết

OKR giúp gắn kết người nhân viên với doanh nghiệp, khiến họ nhận ra mọi điều mình làm đều hàm chứa một ý nghĩa nhất định.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Tái cấu trúc doanh nghiệp
Website: OpenEnd.vn

2 thoughts on “OKR và những điều cần biết

    • admin says:

      Với mục tiêu được xây dựng theo tiêu chí SMART, nhân viên cần đáp ứng các tiêu chí như: Cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có tính liên quan và được giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Hạn chế của SMART là: “Mục tiêu có thể đạt được” thường khiến người nhân viên không dám vượt qua vùng an toàn của bản thân.

      OKR có thể giải quyết được vấn đề đó. Đây là điểm khác biệt giữa OKR và mục tiêu S.M.A.R.T

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *